Kiến thức thị trường Vàng và Forex

Đồ thị Ichimoku Kinko Hyo - phần 1

02/05/2013 14:38

Tổng quan về đồ thị ICHIMOKU KINKO HYO (Phần I)Ichimoku Kinko Hyo là một kỹ thuật đồ thị được tạo ra trước thế chiến thứ 2 bởi 1 phóng viên người Nhật là Goichi Hosoda, đã nhanh chóng trở thành công cụ khá phổ thông cho các nhà đầu tư Nhật, không chỉ riêng cho thị trường cổ phiếu mà nó còn được sử dụng cho currency, bond, futures, commodity và options markets cũng rất tốt. Đây là 1 kỹ thuật được công bố cách đây 30 năm nhưng trong những năm gần đấy mới thật sự gây được chú ý bởi lợi ích mà nó đem lại

I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Giới thiệu

- Ichimoku Kinko Hyo là một kỹ thuật đồ thị được tạo ra trước thế chiến thứ 2 bởi 1 phóng viên người Nhật là Goichi Hosoda, đã nhanh chóng trở thành công cụ khá phổ thông cho các nhà đầu tư Nhật, không chỉ riêng cho thị trường cổ phiếu mà nó còn được sử dụng cho currency, bond, futures, commodity và options markets cũng rất tốt. Đây là 1 kỹ thuật được công bố cách đây 30 năm nhưng trong những năm gần đấy mới thật sự gây được chú ý bởi lợi ích mà nó đem lại.

- Ichimoku Kinko Hyo có nghĩa là “Cái nhìn thóang qua về sự cân bằng của đồ thị giữa giá và thời gian”, phác hoạ lại diễn biến của giá trên biểu đồ một cách trực quan giúp các Trader có một cái nhìn sâu sắc hơn, toàn diện hơn vào hành động giá để nhanh chóng xác định xu thế sắp tới và thời điểm thích hợp để ra/vào thị trường. Đây là chỉ báo độc lập không cần sự giúp đỡ của các kỹ thuật phân tích nào khác.

2. Cấu tạo

Đồ thị Ichimoku gồm có 5 đường. trong đó có đến 4 đường được tính đơn giản bằng cách lấy trung bình giá cao nhất và giá thấp nhất.
1. Tenkan-Sen = Conversion Line = (Highest High + Lowest Low) / 2, sử dụng cho 9 phiên
2. Kijun-Sen = Base Line = (Highest High + Lowest Low) / 2, sử dụng cho 26 phiên
3. Chikou Span = Lagging Span = Giá đóng cửa hôm nay, được vẽ cho 26 phiên sau
4. Senkou Span A = Leading Span A = (Tenkan-Sen + Kijun-Sen) / 2, được vẽ cho 26 phiên đầu
5. Senkou Span B = Leading Span B = (Highest High + Lowest Low) / 2, sử dụng cho 52 phiên, được vẽ cho 26 phiên đầu.

Ngoài ra, khoảng cách giữa hai đường Leading Span A và B được gọi là “Kumo” hay “Cloud”.

Ichimoku sử dụng 3 phiên chủ yếu theo chuẩn: 9, 26 và 52. Khi xưa Ichimoku được tạo ra (vào năm 1930) lúc đó 1 tuần giao dịch 6 ngày và chuẩn được chọn tương ứng là: 1tuần rưỡi, 1 tháng và 2 tháng. Nhưng bây giờ 1 tuần hiện chỉ giao dịch có 5 ngày thì chuẩn được chọn thay đổi tương ứng là: 7, 22 và 44 phiên.

II. CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN
     A. Công cụ Ichimoku Kinko
     1. Tenkan Sen : đường tín hiệu

Tenkan-Sen = Conversion Line = (Highest High + Lowest Low) / 2, sử dụng cho 9 phiên
Trong khi nhiều người xem Tekan Sen như một đường trung bình đơn giản SMA9 của giá đóng cửa, thì thực ra nó lại được tính toán dựa trên tỷ lệ trung bình của giá cao nhất và thấp nhất cho 9 phiên.

Xem xét biểu đồ dưới đây:
 

Hình 1 – Tenkan Sen vs. 9 Period SMA
 

Như có thể thấy trên biểu đồ, Tekan Sen thường “Flat” hơn so với SMA9. Thực tế này là bởi vì Tekan Sen được tính theo trung bình của giá cao nhất và thấp nhất chứ không phải trung bình của giá đóng cửa.

Ngoài ra, Tekan Sen cũng cho nhiều mức hỗ trợ vững chắc hơn so với SMA9 : tại vùng đánh dấu (màu vàng), giá không vượt qua được Tekan Sen trong khi nó đã phá vỡ và xuyên qua SMA9.

Trong một xu hướng giảm giá, Tekan Sen sẽ đóng vai trò như một mức kháng cự.

Các góc của Tekan Sen (so với giá) cũng có thể cho chúng ta một ý tưởng :  Một Tekan Sen dốc góc cạnh sẽ cho biết giá tăng gần như thẳng đứng trong một thời gian ngắn hoặc động lực mạnh mẽ, trong khi một Tekan Sen phẳng (Flat Tekan Sen) sẽ cho biết động lực thấp hoặc không có động lực khoảng thời gian tương tự.

Tekan Sen đo lường biến động giá trong một xu hướng ngắn hạn, và cho tín hiệu sớm nhất nên cũng vì vậy mà nó kém tin cậy nhất trong 5 đường của hệ thống Ichimoku. Tuy nhiên, khi giá vi phạm Tekan Sen có thể cho một dấu hiệu ban đầu của một sự thay đổi xu hướng, dù vậy, giống như tất cả các tín hiệu khác, điều này cần phải được xác nhận bởi các thành phần khác trước khi đưa ra quyết định kinh doanh.

Một trong những ứng dụng chính của Tekan Sen chính là sự giao cắt của nó qua Kijun Sen.

Nếu Tekan Sen cắt Kijun Sen từ dưới lên, thì đó là một tín hiệu tăng giá. Tương tự, nếu Tekan Sen cắt Kijun Sen từ trên xuống, đó là một tín hiệu giảm giá.

2. Kijun Sen : đường xu hướng

Kijun-Sen = Base Line = (Highest High + Lowest Low) / 2, sử dụng cho 26 phiên
Kijun Sen là một chỉ báo rất quan trọng trong hệ thống Ichimoku và nó có rất nhiều ứng dụng. Giống như Tekan Sen, Kijun Sen được tính dựa trên trung bình của giá cao nhất và thấp nhất, nhưng cho 26 phiên (khung thời gian dài hơn). Do vậy, Kijun Sen cũng mang tất cả các tính chất của Tekan Sen.

Ngoài ra, do được tính trên một khoảng thời gian dài hơn, nên tín hiệu được cho bởi Kijun Sen trở nên vững chắc và đáng tin cậy hơn so với Tekan Sen .

Một khi giá vượt quá một trong hai điểm cao nhất hoặc thấp nhất (trong 26 phiên), Kijun Sen sẽ phản ánh bằng cách câu lên hoặc xuống tương ứng. Như vậy, xu hướng ngắn hạn có thể được xác định bởi hướng của Kijun Sen. Ngoài ra, các góc độ tương đối của Kijun Sen (so với đường giá) sẽ cho biết sức mạnh hay động lực của xu hướng này.

Sự cân bằng về giá được thể hiện bởi Kijun Sen trên biểu đồ cũng chính xác hơn so với Tekan Sen. Do đó, các mức hỗ trợ và kháng cự được cho bởi Kijun Sen cũng đáng tin cậy hơn (xem những vùng được đánh dấu trong hình II dưới đây).


Hình 2 – Kijun Sen Support

Khi giá di chuyển quá xa và quá nhanh trong một thời gian ngắn (mất cân bằng) , nó có khuynh hướng quay trở lại Kijun Sen. Do đó, Kijun Sen được ví như “ trung tâm của lực hấp dẫn “ – thu hút giá về chính nó và đưa giá trở lại trạng thái cân bằng.

Hiện tượng này đặc biệt rõ ràng khi Kijun Sen là phẳng (Flat) hoặc trendless, như có thể thấy trong hình III dưới đây:

    

3. Chikou Span: đường trễ

Chikou Span = Lagging Span = Giá đóng cửa hôm nay, được vẽ cho 26 phiên sau
Chikou Span đại diện cho một trong những tính năng độc đáo nhất của hệ thống Ichimoku, biểu thị giá đóng cửa hiện tại là thời gian chuyển dịch ngược về 26 phiên đã qua – cho chúng ta một cái nhìn toàn diện hơn về hành động giá, có thể giúp xác định xu hướng sắp tới.

Nếu giá đóng cửa hiện tại (được mô tả bởi Chikou Span) thấp hơn so với giá của 26 phiên trước đây, nhiều khả năng giá sẽ giảm.

Ngược lại, nếu giá đóng cửa hiện tại cao hơn mức giá của 26 phiên trước đây, nhiều khả năng giá sẽ tăng.

Xem xét các biểu đồ trong hình IV và V dưới đây:

Hình 4 : Chikou Span trong một xu hướng tăng giá
 


Hình 5 : Chikou Span trong một xu hướng giảm giá
 
Ngoài việc cho chúng ta xác định các khả năng tăng/giảm của giá, Chikou Span cũng cung cấp các mức độ hỗ trợ và kháng cự (có thể vẽ đường nằm ngang qua điểm được tạo ra bởi Chikou Span để xem các cấp chính và sử dụng chúng trong phân tích)

Xem hình VI dưới đây:

Hình 6 : Các mức hỗ trợ và kháng cự được cho bởi Chikou Span

4. Senkou Span A

Senkou Span A = Leading Span A = (Tenkan-Sen + Kijun-Sen) / 2, được vẽ cho 26 phiên đầu
Senkou Span A là thành phần nổi bật nhất, cùng với Senkou Span B tạo thành mây “Kumo“ hay còn gọi là “Ichimoku Cloud“ – nền tảng của hệ thống Ichimoku.

Senkou Span A được tính toán dựa trên tỉ lệ trung bình của Tekan Sen và Kijun Sen ( trong 26 phiên ) và được thể hiện trên biểu đồ bằng cách chuyển dịch về phía trước 26 phiên.
 

Giá cả có xu hướng tôn trọng các mức hỗ trợ và kháng cự, như vậy, việc biểu diễn (vẽ) Senkou Span A bằng cách chuyển dịch về phía trước 26 phiên sẽ giúp chúng ta nhanh chóng nhìn thấy các mức hỗ trợ và kháng cự từ 26 phiên trước (1 tháng cách đây trên một biểu đồ hàng ngày) so với giá hiện tại.

5. Senkou Span B
Senkou Span B = Leading Span B = (Highest High + Lowest Low) / 2, sử dụng cho 52 phiên, được vẽ cho 26 phiên đầu.

Senkou Span B cũng là thành phần nổi bật nhất, cùng với Senkou Span A tạo thành mây “Kumo“ hay còn gọi là “Ichimoku Cloud“ – nền tảng của hệ thống Ichimoku.

Senkou Span B đại diện cho một cái nhìn dài hạn nhất về trạng thái cân bằng của giá trong hệ thống Ichimoku. Thay vì chỉ xem xét 26 phiên cuối (1 tháng cuối) dựa trên trung bình của Tekan Sen và Kijun Sen (Senkou Span A), Senkou Span B được tính toán dựa trên trung bình của giá cao nhất và thấp nhất của 52 phiên (2 tháng cuối), được biểu diễn (vẽ) trên biểu đồ bằng cách chuyển dịch về phía trước 26 phiên, như Senkou Span A. Điều này sẽ giúp các nhà đầu tư có được một cái nhìn toàn diện hơn về sự cân bằng của giá, giúp họ xác định các chiến lược kinh doanh tương lai.

Kiến thức forex

Các tin khác

Lịch sử và tên gọi thị trường Giao sau (Futures Market)

26/03/2015 22:16
Lượt xem 17258
Sự toàn cầu hóa mang lại nhiều thuận lợi đồng thời cũng mang đến nhiều khó khăn. Đó chính là các rủi ro có thể nhận thấy hoặc các rủi ro tiềm ẩn. Các rủi ro này tồn tại một cách ngẫu nhiên trong tất cả quá trình sản xuất, kinh doanh, quản lý. Chúng có thể làm cho nhà đầu tư mất sạch tiền, công ty phá sản và nền kinh tế của một quốc gia suy sụp. Trước những nguy cơ đó, các phái sinh tài chính như hợp đồng giao sau (Futures), hợp đồng quyền chọn (Option), hợp đồng hoán chuyển lãi suất (Swap)… ngày càng được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới như là những công cụ phòng chống và ngăn chặn rủi ro.

Đồ thị Ichimoku Kinko Hyo - phần 2

02/05/2013 14:41
Lượt xem 16419
Ichimoku Kinko Hyo là một kỹ thuật đồ thị được tạo ra trước thế chiến thứ 2 bởi 1 phóng viên người Nhật là Goichi Hosoda...

Cài đặt dịch thuật tự động cho trình duyệt Firefox

19/06/2013 09:09
Lượt xem 15068
Phần mềm dịch thuật tự động các ngoại ngữ cho trình duyệt Firefox

Forex là gì?

29/04/2013 19:44
Lượt xem 14626
Forex = Foreign Exchange : trao đổi ngoại tệ / ngoại hối, thường được viết là FOREX hay FX hay spot FX, và đây là thị trường tài chính lớn nhất thế giới, với số lượng tiền giao dịch mỗi ngày đã lên dến 1.95 nghìn tỉ USD (2006).

Sóng Elliot - Cơ Bản - Nâng Cao

03/10/2013 07:44
Lượt xem 14422
Tâm lý thị trường theo các bước sóng Elliott

Đạo luật Dodd-Frank

11/07/2013 18:22
Lượt xem 13996
Những hệ lụy và câu hỏi còn bỏ ngỏ

Bài học cơ bản dành cho traders

12/05/2013 20:03
Lượt xem 13694
Việc thành công của bạn sẻ dần dần đến với bạn nếu bạn luôn có kỹ luật và việc đặt stoploss hợp lý.

Ý nghĩa các loại đá

25/05/2013 07:54
Lượt xem 13669
Thông thường chúng ta mua những món nữ trang có cẩn những viên đá như saphia, ruby, ngọc lục bảo… là do chúng mang lại cho chúng ta nét lộng lẫy kiêu sa vốn có của chúng, nhưng chúng ta chưa biết rằng chúng còn tượng trưng cho 12 tháng trong một năm

12 kinh nghiệm của trader khi vào thị trường

12/05/2013 19:37
Lượt xem 13333
Sau đây là những đúc rút của một trader trong quá trình trading, hy vọng sẽ là bài học để các trader khác cùng nghiền ngẫm và cùng thành công

Tổ nghề kim hoàn

25/05/2013 07:45
Lượt xem 13204
mỗi khi cầm trang sức của mình lên ngắm nghía, có bao giờ bạn tự hỏi rằng, người Việt chúng ta đã biết tới vàng bạc từ lúc nào hay không?

Hiển thị 41 - 50 tin trong 67 kết quả