Kiến thức thị trường Vàng và Forex

Đồ thị Ichimoku Kinko Hyo - phần 1

02/05/2013 14:38

Tổng quan về đồ thị ICHIMOKU KINKO HYO (Phần I)Ichimoku Kinko Hyo là một kỹ thuật đồ thị được tạo ra trước thế chiến thứ 2 bởi 1 phóng viên người Nhật là Goichi Hosoda, đã nhanh chóng trở thành công cụ khá phổ thông cho các nhà đầu tư Nhật, không chỉ riêng cho thị trường cổ phiếu mà nó còn được sử dụng cho currency, bond, futures, commodity và options markets cũng rất tốt. Đây là 1 kỹ thuật được công bố cách đây 30 năm nhưng trong những năm gần đấy mới thật sự gây được chú ý bởi lợi ích mà nó đem lại

I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Giới thiệu

- Ichimoku Kinko Hyo là một kỹ thuật đồ thị được tạo ra trước thế chiến thứ 2 bởi 1 phóng viên người Nhật là Goichi Hosoda, đã nhanh chóng trở thành công cụ khá phổ thông cho các nhà đầu tư Nhật, không chỉ riêng cho thị trường cổ phiếu mà nó còn được sử dụng cho currency, bond, futures, commodity và options markets cũng rất tốt. Đây là 1 kỹ thuật được công bố cách đây 30 năm nhưng trong những năm gần đấy mới thật sự gây được chú ý bởi lợi ích mà nó đem lại.

- Ichimoku Kinko Hyo có nghĩa là “Cái nhìn thóang qua về sự cân bằng của đồ thị giữa giá và thời gian”, phác hoạ lại diễn biến của giá trên biểu đồ một cách trực quan giúp các Trader có một cái nhìn sâu sắc hơn, toàn diện hơn vào hành động giá để nhanh chóng xác định xu thế sắp tới và thời điểm thích hợp để ra/vào thị trường. Đây là chỉ báo độc lập không cần sự giúp đỡ của các kỹ thuật phân tích nào khác.

2. Cấu tạo

Đồ thị Ichimoku gồm có 5 đường. trong đó có đến 4 đường được tính đơn giản bằng cách lấy trung bình giá cao nhất và giá thấp nhất.
1. Tenkan-Sen = Conversion Line = (Highest High + Lowest Low) / 2, sử dụng cho 9 phiên
2. Kijun-Sen = Base Line = (Highest High + Lowest Low) / 2, sử dụng cho 26 phiên
3. Chikou Span = Lagging Span = Giá đóng cửa hôm nay, được vẽ cho 26 phiên sau
4. Senkou Span A = Leading Span A = (Tenkan-Sen + Kijun-Sen) / 2, được vẽ cho 26 phiên đầu
5. Senkou Span B = Leading Span B = (Highest High + Lowest Low) / 2, sử dụng cho 52 phiên, được vẽ cho 26 phiên đầu.

Ngoài ra, khoảng cách giữa hai đường Leading Span A và B được gọi là “Kumo” hay “Cloud”.

Ichimoku sử dụng 3 phiên chủ yếu theo chuẩn: 9, 26 và 52. Khi xưa Ichimoku được tạo ra (vào năm 1930) lúc đó 1 tuần giao dịch 6 ngày và chuẩn được chọn tương ứng là: 1tuần rưỡi, 1 tháng và 2 tháng. Nhưng bây giờ 1 tuần hiện chỉ giao dịch có 5 ngày thì chuẩn được chọn thay đổi tương ứng là: 7, 22 và 44 phiên.

II. CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN
     A. Công cụ Ichimoku Kinko
     1. Tenkan Sen : đường tín hiệu

Tenkan-Sen = Conversion Line = (Highest High + Lowest Low) / 2, sử dụng cho 9 phiên
Trong khi nhiều người xem Tekan Sen như một đường trung bình đơn giản SMA9 của giá đóng cửa, thì thực ra nó lại được tính toán dựa trên tỷ lệ trung bình của giá cao nhất và thấp nhất cho 9 phiên.

Xem xét biểu đồ dưới đây:
 

Hình 1 – Tenkan Sen vs. 9 Period SMA
 

Như có thể thấy trên biểu đồ, Tekan Sen thường “Flat” hơn so với SMA9. Thực tế này là bởi vì Tekan Sen được tính theo trung bình của giá cao nhất và thấp nhất chứ không phải trung bình của giá đóng cửa.

Ngoài ra, Tekan Sen cũng cho nhiều mức hỗ trợ vững chắc hơn so với SMA9 : tại vùng đánh dấu (màu vàng), giá không vượt qua được Tekan Sen trong khi nó đã phá vỡ và xuyên qua SMA9.

Trong một xu hướng giảm giá, Tekan Sen sẽ đóng vai trò như một mức kháng cự.

Các góc của Tekan Sen (so với giá) cũng có thể cho chúng ta một ý tưởng :  Một Tekan Sen dốc góc cạnh sẽ cho biết giá tăng gần như thẳng đứng trong một thời gian ngắn hoặc động lực mạnh mẽ, trong khi một Tekan Sen phẳng (Flat Tekan Sen) sẽ cho biết động lực thấp hoặc không có động lực khoảng thời gian tương tự.

Tekan Sen đo lường biến động giá trong một xu hướng ngắn hạn, và cho tín hiệu sớm nhất nên cũng vì vậy mà nó kém tin cậy nhất trong 5 đường của hệ thống Ichimoku. Tuy nhiên, khi giá vi phạm Tekan Sen có thể cho một dấu hiệu ban đầu của một sự thay đổi xu hướng, dù vậy, giống như tất cả các tín hiệu khác, điều này cần phải được xác nhận bởi các thành phần khác trước khi đưa ra quyết định kinh doanh.

Một trong những ứng dụng chính của Tekan Sen chính là sự giao cắt của nó qua Kijun Sen.

Nếu Tekan Sen cắt Kijun Sen từ dưới lên, thì đó là một tín hiệu tăng giá. Tương tự, nếu Tekan Sen cắt Kijun Sen từ trên xuống, đó là một tín hiệu giảm giá.

2. Kijun Sen : đường xu hướng

Kijun-Sen = Base Line = (Highest High + Lowest Low) / 2, sử dụng cho 26 phiên
Kijun Sen là một chỉ báo rất quan trọng trong hệ thống Ichimoku và nó có rất nhiều ứng dụng. Giống như Tekan Sen, Kijun Sen được tính dựa trên trung bình của giá cao nhất và thấp nhất, nhưng cho 26 phiên (khung thời gian dài hơn). Do vậy, Kijun Sen cũng mang tất cả các tính chất của Tekan Sen.

Ngoài ra, do được tính trên một khoảng thời gian dài hơn, nên tín hiệu được cho bởi Kijun Sen trở nên vững chắc và đáng tin cậy hơn so với Tekan Sen .

Một khi giá vượt quá một trong hai điểm cao nhất hoặc thấp nhất (trong 26 phiên), Kijun Sen sẽ phản ánh bằng cách câu lên hoặc xuống tương ứng. Như vậy, xu hướng ngắn hạn có thể được xác định bởi hướng của Kijun Sen. Ngoài ra, các góc độ tương đối của Kijun Sen (so với đường giá) sẽ cho biết sức mạnh hay động lực của xu hướng này.

Sự cân bằng về giá được thể hiện bởi Kijun Sen trên biểu đồ cũng chính xác hơn so với Tekan Sen. Do đó, các mức hỗ trợ và kháng cự được cho bởi Kijun Sen cũng đáng tin cậy hơn (xem những vùng được đánh dấu trong hình II dưới đây).


Hình 2 – Kijun Sen Support

Khi giá di chuyển quá xa và quá nhanh trong một thời gian ngắn (mất cân bằng) , nó có khuynh hướng quay trở lại Kijun Sen. Do đó, Kijun Sen được ví như “ trung tâm của lực hấp dẫn “ – thu hút giá về chính nó và đưa giá trở lại trạng thái cân bằng.

Hiện tượng này đặc biệt rõ ràng khi Kijun Sen là phẳng (Flat) hoặc trendless, như có thể thấy trong hình III dưới đây:

    

3. Chikou Span: đường trễ

Chikou Span = Lagging Span = Giá đóng cửa hôm nay, được vẽ cho 26 phiên sau
Chikou Span đại diện cho một trong những tính năng độc đáo nhất của hệ thống Ichimoku, biểu thị giá đóng cửa hiện tại là thời gian chuyển dịch ngược về 26 phiên đã qua – cho chúng ta một cái nhìn toàn diện hơn về hành động giá, có thể giúp xác định xu hướng sắp tới.

Nếu giá đóng cửa hiện tại (được mô tả bởi Chikou Span) thấp hơn so với giá của 26 phiên trước đây, nhiều khả năng giá sẽ giảm.

Ngược lại, nếu giá đóng cửa hiện tại cao hơn mức giá của 26 phiên trước đây, nhiều khả năng giá sẽ tăng.

Xem xét các biểu đồ trong hình IV và V dưới đây:

Hình 4 : Chikou Span trong một xu hướng tăng giá
 


Hình 5 : Chikou Span trong một xu hướng giảm giá
 
Ngoài việc cho chúng ta xác định các khả năng tăng/giảm của giá, Chikou Span cũng cung cấp các mức độ hỗ trợ và kháng cự (có thể vẽ đường nằm ngang qua điểm được tạo ra bởi Chikou Span để xem các cấp chính và sử dụng chúng trong phân tích)

Xem hình VI dưới đây:

Hình 6 : Các mức hỗ trợ và kháng cự được cho bởi Chikou Span

4. Senkou Span A

Senkou Span A = Leading Span A = (Tenkan-Sen + Kijun-Sen) / 2, được vẽ cho 26 phiên đầu
Senkou Span A là thành phần nổi bật nhất, cùng với Senkou Span B tạo thành mây “Kumo“ hay còn gọi là “Ichimoku Cloud“ – nền tảng của hệ thống Ichimoku.

Senkou Span A được tính toán dựa trên tỉ lệ trung bình của Tekan Sen và Kijun Sen ( trong 26 phiên ) và được thể hiện trên biểu đồ bằng cách chuyển dịch về phía trước 26 phiên.
 

Giá cả có xu hướng tôn trọng các mức hỗ trợ và kháng cự, như vậy, việc biểu diễn (vẽ) Senkou Span A bằng cách chuyển dịch về phía trước 26 phiên sẽ giúp chúng ta nhanh chóng nhìn thấy các mức hỗ trợ và kháng cự từ 26 phiên trước (1 tháng cách đây trên một biểu đồ hàng ngày) so với giá hiện tại.

5. Senkou Span B
Senkou Span B = Leading Span B = (Highest High + Lowest Low) / 2, sử dụng cho 52 phiên, được vẽ cho 26 phiên đầu.

Senkou Span B cũng là thành phần nổi bật nhất, cùng với Senkou Span A tạo thành mây “Kumo“ hay còn gọi là “Ichimoku Cloud“ – nền tảng của hệ thống Ichimoku.

Senkou Span B đại diện cho một cái nhìn dài hạn nhất về trạng thái cân bằng của giá trong hệ thống Ichimoku. Thay vì chỉ xem xét 26 phiên cuối (1 tháng cuối) dựa trên trung bình của Tekan Sen và Kijun Sen (Senkou Span A), Senkou Span B được tính toán dựa trên trung bình của giá cao nhất và thấp nhất của 52 phiên (2 tháng cuối), được biểu diễn (vẽ) trên biểu đồ bằng cách chuyển dịch về phía trước 26 phiên, như Senkou Span A. Điều này sẽ giúp các nhà đầu tư có được một cái nhìn toàn diện hơn về sự cân bằng của giá, giúp họ xác định các chiến lược kinh doanh tương lai.

Kiến thức forex

Các tin khác

Tỷ lệ đòn bẩy FxPro : Vàng, Bạc, Dầu, EUR, GBP, AUD, JPY, CAD, CHF

14/09/2015 15:58
Lượt xem 12749
Vàng: 0-50 lot đòn bẩy 1/200 -- >50 lot đòn bẩy 1/100

Những thủ thuật đơn giản giúp bạn bảo toàn vốn, đầu tư hiệu quả

19/03/2014 09:13
Lượt xem 12689
Những nhà đầu tư cá nhân thường không có thời gian cũng như kỹ năng để theo rõi các bước ngoặt lớn về tài chính; về thị trường chứng khoán; hiểu rõ những chỉ số tài chính; các chính sách về tiền tệ của chính phủ cũng như các động thái của những nhà đầu tư chuyên nghiệp....

Wall Street Journal đưa ra những thủ thuật đơn giản giúp bạn bảo toàn vốn và đầu tư hiệu quả như sau:

Biết rõ thị trường ngoại hối để không bị thiệt hại lớn.

29/04/2013 19:58
Lượt xem 12644
Thời gian gần đây, các công ty giao dịch về ngoại hối xuất hiện khá nhiều tại Việt Nam. Họ quảng cáo về thị trường ngoại hối xem như là kênh đầu tư hấp dẫn nhất. Tuy nhiên nếu không có kiến thức về thị trường này mà lao vào đầu tư thì độ hiểm nguy không thể đo lường được.

Những báo cáo chủ đạo trong phân tích cơ bản

03/05/2013 07:23
Lượt xem 12630
Ngoài những tin tức được coi là chủ đạo..., chúng còn có thể theo dõi những chỉ số sau (đặc biệt cần với các bạn xác định làm một news trader)

6 Trading Rules

12/05/2013 19:10
Lượt xem 12607
*Zero - Sum Game *Plan Your Trades - Lập kế hoạch trade *TREND - xu hướng *Kỷ Luật & Tự Kỷ *Stop Loss - Cắt lỗ *Buy High & Sell Low - Mua giá cao, bán giá thấp

Bốn rủi ro khi giao dịch Forex

12/05/2013 19:06
Lượt xem 12569
Thứ 1: Rủi ro về broker giao dịch.
Thứ 2: rủi ro về quản lý giao dịch.
Thứ 3: rủi ro về tinh thần giao dịch.
Thứ 4: rủi ro về trình độ phân tích thị trường.

4 chiến thuật “né” thua lỗ trong bão vàng

12/05/2013 19:03
Lượt xem 12416
Andrew Feldman, Chủ tịch hãng tài chính AJ Feldman ở Chicago (Mỹ) cho biết, ông đã nhận được rất nhiều cuộc gọi từ các khách hàng ở mọi lứa tuổi về việc liệu có nên mua hay bán vàng trong lúc này hay không, bởi thua lỗ và lời lãi chỉ cách nhau có gang tấc.

Toàn cảnh nợ công Mỹ

16/10/2013 07:51
Lượt xem 12366
Trần nợ công là giới hạn được Quốc hội Mỹ đặt ra về số tiền tối đa Chính phủ có thể đi vay, CNN cho biết. Chúng được dùng để trả các phúc lợi xã hội, lương cho quân nhân, lãi suất các khoản nợ công, hoàn thuế và các khoản thanh toán khác.

Dow Theory – Lý thuyết Dow

03/05/2013 08:47
Lượt xem 12316
Lý thuyết Dow thường dùng trong chứng khoán và thường được coi là nguyên lí cơ bản của phân tích kĩ thuật.

10 Quy tắc của Jonh Murphy

12/05/2013 19:31
Lượt xem 12288
*1. Định xu hướng *2. Phát hiện xu hướng và đi theo nó *3. Tìm điểm cao và thấp *4. Nhận biết khả năng điều chỉnh đến bao nhiêu *5. Vẽ đường thẳng:Vẽ đường xu hướng (trendline) *6. Theo dõi các chỉ số trung bình *7. Học các điểm đảo chiều *8. Nhận biết các tín hiệu cảnh báo *9. Xác định có phải xu hướng hay không *10. Nhận biết các dấu hiệu xác nhận

Hiển thị 51 - 60 tin trong 67 kết quả