Tỷ giá liệu có được bình yên? - Ngân hàng và Tiền tệ - ndh.vn
Fed có thể chỉ tăng lãi suất một lần trong năm 2016 hoặc không tăng lần nào, Brexit tác động đột ngột tới tâm lý thị trường rồi lại “đâu vào đấy”, nguồn cung USD từ FDI, xuất siêu, kiều hối…liên tục gia tăng là những lý do khiến các Doanh nghiệp, người dân và cả các chuyên gia kinh tế đều lạc quan về sự ổn định của tỷ giá những tháng cuối năm.
USD thế giới giảm mạnh nhất trong vòng 2 tháng
Đồng USD vừa trải qua đợt giảm giá mạnh nhất trong vòng 2 tháng khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) không tăng lãi suất trong cuộc họp ngày 26-27/9 và phát tín hiệu có thể chỉ tăng lãi suất một lần trong năm 2016. Ngoài ra, số liệu từ Bộ Lao động Mỹ cho thấy GDP quý 2/2016 của Mỹ chỉ tăng 1,2%- thấp hơn nhiều mức dự báo 2,6% của các chuyên gia kinh tế và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) quyết định giữ nguyên lãi suất và không tăng thêm gói kích thích kinh tế cũng khiến đồng USD giảm sâu hơn. Tính riêng tuần 25-31/7/2016, chỉ số USD Index (đo sức mạnh đồng USD với 6 đồng tiền chủ chốt trên thế giới) giảm 1,8% và đạt mức 95,4 điểm – mức thấp nhất trong vòng 2 tháng qua.
Nguồn: NHNN, Bloomberg, tác giả thu thập.
Diễn biến thị trường trong nước
Tại thị trường trong nước, tỷ giá USD/VND tuần qua cũng tiếp tục xu hướng ổn định. Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần thứ 6 ngày 29/7/2016, tỷ giá tự do đạt 22.300 VND/USD, giảm 5 đồng so với tuần trước; tỷ giá LNH xoay quanh 22.298 VND/USD, giảm 5 đồng so với cuối tuần trước.
Tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá mua – bán USD/VND không có nhiều thay đổi. Chốt phiên giao dịch cuối tuần ngày 29/7/2016, tỷ giá mua – bán giao động quanh mức 22.260 – 22.330 VND/USD, không thay đổi so với cuối tuần trước. Chênh lệch giá mua – bán USD duy trì ở mức 70 – 90 đồng.
Chốt phiên giao dịch cuối tuần ngày 29/7/2016, tỷ giá trung tâm đạt 21.862 VND/USD, giảm -19 đồng so với cuối tuần trước. Do đó, biên độ tỷ giá trần/sàn là 22.518/21.206 đồng/USD.
USD thế giới giảm góp phần giúp tỷ giá USD/VND giảm trong tuần. Nhưng, quan trọng hơn, nguồn cung USD trong nước vẫn tiếp tục gia tăng từ FDI, FII, thặng dư thương mại…cùng cơ chế quản lý theo tỷ giá trung tâm giúp tỷ giá tránh được các cú sốc từ thị trường thế giới và duy trì sự ổn định.
Tỷ giá đang ở giai đoạn đáy trước 1 chu kỳ tăng giá mới
Tác giả cho rằng tỷ giá một vài tuần tới sẽ tiếp tục ổn định nhờ nguồn cung USD dồi dào, cầu USD thấp. Tuy nhiên, áp lực tăng tỷ giá từ nay tới cuối năm đến từ 3 yếu tố: (i) xu hướng giảm giá của GBP, EUR và CNY khiến NHNN có thể phải tính toán tỷ giá trung tâm theo hướng hạ giá VND nhằm duy trì tính cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu; (ii) Fed vẫn duy trì chính sách thắt chặt tiền tệ và có thể tăng lãi suất vào tháng 12/2016; (iii) cán cân thương mại khó có thể duy trì tình trạng xuất siêu vì cuối năm thường là mùa cao điểm kinh doanh và nhu cầu nhập khẩu của doanh nghiệp tăng mạnh.
Brexit có ý nghĩa như thế nào với các ngân hàng ở London? - Ngân hàng và Tiền tệ - Cafef.vn
Thị trường chuyển biến bất ngờ: Bảng tăng, vàng giảm, sắc xanh bao phủ thị trường - Ngân hàng và Tiền tệ - Cafef.vn
Đồng bảng Anh ở gần mức thấp nhất trong vòng 30 năm qua - Ngân hàng và Tiền tệ - ndh.vn
Bảng Anh tiếp tục lao dốc, ngược chiều giá vàng và đồng yên - Ngân hàng và Tiền tệ - Cafef.vn
Hậu Brexit, có khả năng Fed sẽ hạ lãi suất từ tháng 7 cho đến năm sau - Ngân hàng và Tiền tệ - Cafef.vn
Cử tri Anh hối tiếc vì đã bỏ phiếu cho Brexit, nhiều người không biết EU là gì - Ngân hàng và Tiền tệ - Cafef.vn
Lãnh đạo thế giới nói gì khi dân Anh chọn rời EU? - Ngân hàng và Tiền tệ - Cafef.vn
Anh chọn rời EU: Kẻ cười, người khóc - Ngân hàng và Tiền tệ - Cafef.vn
Sụt mạnh vì Brexit, Nikkei tạm ngừng giao dịch - Ngân hàng và Tiền tệ - Cafef.vn
Đây mới là đất nước buồn nhất khi Anh rời EU - Ngân hàng và Tiền tệ - Cafef.vn
Hiển thị 61 - 70 tin trong 2659 kết quả