Giá vàng hôm nay 2/4: tiếp tục vọt tăng, nhẫn vượt 71 triệu đồng - Vàng và Dầu - kinhtedothi.vn
Giá vàng thế giới vọt tăng. Ảnh minh họa.
Đầu phiên sáng nay, lúc 6 giờ 5 phút (giờ Hà Nội), giá vàng thế giới giao ngay ở quanh ngưỡng trên 2.255 USD/ounce, tăng hơn 18 USD/ounce so với giao dịch cùng thời điểm này sáng qua.
Chốt phiên đêm qua – rạng sáng nay (giờ Hà Nội), giá vàng thế giới giao ngay tại thị trường Mỹ đứng ở mức 2.253 USD/ounce, tăng mạnh 21 USD/ounce, so với chốt phiên trước đó.
Thị trường vàng trong nước đứng phiên hôm qua ngày 1/4 diễn biến trái chiều nhau, giá vàng miếng SJC tại TP Hồ Chí Minh, đứng quanh mức 78,6 – 81,1 triệu đồng/lượng (mua – bán).
Tại Hà Nội và Đà Nẵng, giá vàng SJC trong khoảng 78,6 – 81,12 triệu đồng/lượng (mua – bán), tăng mạnh 300.000 đồng/lượng chiều mua và chiều bán so với chốt phiên trước đó. Chênh lệch mua – bán ở mức 2,5 triệu đồng/lượng.
Giá vàng SJC tại Tập đoàn Doji trên thị trường Hà Nội, mua - bán quanh mức 78,3 – 80,8 triệu đồng/lượng, giảm mạnh 500.000 đồng/lượng chiều mua và giữ nguyên giá chiều bán so với chốt phiên trước đó. Chênh lệch mua – bán từ mức 2 triệu đồng tăng lên 2,5 triệu đồng/lượng.
Giá vàng SJC tại Công ty Bảo Tín Minh Châu đứng tại mức 78,5 – 80,7 triệu đồng/lượng, tăng 50.000 đồng/lượng chiều mua và chiều bán ra so với chốt phiên trước đó. Chênh lệch mua – bán là 2,2 triệu đồng/lượng.
Giá vàng nhẫn trong phiên hôm qua tiếp tục tăng khá tốt so với phiên trước đó. Cụ thể, giá vàng nhẫn tròn trơn vàng rồng Thăng long tại Công ty Bảo Tín Minh Châu, đứng ở mức 69,83 – 71,03 triệu đồng/lượng (mua – bán), tăng 150.000 đồng/lượng chiều mua và chiều bán so với chốt phiên trước đó. Chênh lệch mua - bán ở mức 1,2 triệu đồng/lượng.
Vàng nhẫn Doji 9999 của Tập đoàn Doji tại thị trường Hà Nội đứng ở mức 69,75 – 71,15 triệu đồng/lượng, tăng mạnh 200.000 đồng/lượng chiều mua và tăng 400.000 đồng/lượng chiều bán so với chốt phiên trước đó. Chênh lệch mua – bán kéo giãn từ mức 1,25 triệu đồng lên 1,4 triệu đồng/lượng.
Thị trường tài chính thế giới đêm qua đón thêm thông tin kinh tế từ Mỹ kém tích cực. Cụ thể, chỉ số quản lý thu mua (PMI) sản xuất tháng 3 giảm từ mức 52,2 điểm tháng 2 xuống còn 51,9 điểm, thấp hơn mức kỳ vọng 52,5 điểm.
Mặc dù, PMI thu mua sản xuất vẫn ở trên mức mở rộng 50, nhưng giảm so với tháng trước và dự báo điều này cho thấy mức độ thu mua hàng hóa ở lĩnh vực sản xuất của Mỹ đang bị thu hẹp. Khi mức độ mua hàng giảm sẽ khiến cho các nhà máy sản xuất chậm lại.
Cùng với đó, chi tiêu xây dựng tháng 2 tại Mỹ cùng giảm từ mức âm 0,2% trước đó xuống âm 0,3%, thấp hơn nhiều mức dự báo tăng 0,7%. Chỉ số việc làm của Viện quản lý nguồn cung (ISM) tháng 3 ở mức 47,4 điểm, tuy cao hơn mức đạt được tháng trước là 45,9 điểm, nhưng thấp hơn mức dự báo 47,5 điểm.
Tuy nhiên, vẫn còn những thông tin tích cực. Cụ thể, chỉ số PMI sản xuất của ISM tháng 3 tăng mạnh từ mức 47,8 điểm tháng 2 lên mức 50,3 điểm, trên mức mở rộng 50 điểm.
Chỉ số đơn đặt hàng mới tháng 3 tăng từ mức 49,2 của tháng 2 lên 51,4 điểm, cao hơn mức dự báo 49,8 điểm. Chỉ số giá sản xuất của ISM tăng mạnh từ 52,5 điểm tháng 2 lên 55,8 điểm tháng 3, cao hơn nhiều mức dự báo 53,3 điểm.
Như vậy, số liệu từ nền kinh tế Mỹ có những diễn biến trái chiều nhau. Điều này cho thấy nền kinh tế số 1 thế giới vẫn còn những khó khăn, khi lĩnh vực xây dựng và hoạt động thu mua hàng sản xuất đang kém đi.
Tuy nhiên, đơn đặt hàng mới lại tăng trở lại. Đặc biệt, giá bán của các nhà sản xuất tăng mạnh hơn dự báo. Điều này, dự báo sẽ tác động lên chỉ số lạm phát, khiến CPI có thể tăng trở lại.
Chuyên gia nhận định, nhìn vào số liệu kể trên vẫn cho thấy sự tích cực của nền kinh tế Mỹ. Đặc biệt lĩnh vực sản xuất của Mỹ lần đầu tiên chuyển sang giai đoạn mở rộng kể từ tháng 9 năm 2022. Tuy nhiên, giá hàng hóa sản xuất tiếp tục tăng sẽ cho thấy chi phí sản xuất không ổn định.
Đây chính là yếu tố khiến thị trường lo ngại Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) mắc kẹt trong quản trị lãi suất. Giới đầu tư vẫn đánh giá nền kinh tế có những dấu hiệu kém tích cực đan xen với tích cực, nhất là chỉ số việc làm kém đi, sẽ giúp cho Fed sớm quyết định hạ lãi suất để ổn định sản xuất, bảo đảm việc làm cho người lao động. Do đó, họ đã đẩy mạnh mua vàng nhằm bảo toàn vốn và tìm kiếm cơ hội kiếm lời từ kim loại quý.
Giá vàng hôm nay 16/3: Thế giới sụt giảm sâu, SJC vẫn tăng mạnh - Vàng và Dầu - kinhtedothi.vn
Giá xăng dầu hôm nay 15/3: Tăng gần 2% do nhu cầu cao - Vàng và Dầu - kinhtedothi.vn
Giá vàng hôm nay 15/3: Đảo chiều lao dốc sau hàng loạt dữ liệu kinh tế - Vàng và Dầu - kinhtedothi.vn
Giá xăng giảm, giá dầu tăng từ chiều 14/3 - Vàng và Dầu - kinhtedothi.vn
Giá xăng dầu hôm nay 14/3: Tác động bởi tồn kho của Mỹ giảm - Vàng và Dầu - kinhtedothi.vn
Giá vàng hôm nay 14/3: Thế giới bật tăng mạnh mẽ, SJC mất hơn 2 triệu - Vàng và Dầu - kinhtedothi.vn
Vàng nhẫn 9999, vàng miếng SJC “rơi” chóng mặt, điều gì đang xảy ra? - Vàng và Dầu - kinhtedothi.vn
Hôm nay 13/3/2024 giá vàng SJC giảm sốc xuống 80 triệu đồng/lượng - Vàng và Dầu - kinhtedothi.vn
Giá xăng dầu tăng giảm thế nào vào ngày mai (14/3)? - Vàng và Dầu - kinhtedothi.vn
Giá xăng dầu hôm nay 13/3: Đà giảm hạn chế bởi căng thẳng chính trị - Vàng và Dầu - kinhtedothi.vn
Hiển thị 21 - 30 tin trong 205 kết quả