Đánh giá chung về sự nghiệp văn chương của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sách Ngữ văn 12 có đoạn viết:
Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những nhà văn chuyên về bút kí. Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí...Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa[4].
Trong một cuốn sách gần đây của anh, viết và in ngay giữa những ngày anh đang vật lộn với cơn bệnh nặng-chứng tỏ ở anh một đức tính dũng cảm và một nghị lực phi thường của một người lao động nghệ thuật-anh tự coi mình là "người ham chơi". Quả thật, anh là một người ham sống đến mê mải, sống và đi, đi để được sống, với đất nước, với nhân dân, với con người, đi say mê và say mê viết về họ...[6]
Hoàng Phủ Ngọc Tường có một phong cách viết bút ký văn học của riêng mình. Thế mạnh của ông là tri thức văn học, triết học, lịch sử, địa lý sâu và rộng, gần như đụng đến vấn đề gì, ở thời điểm nào và ở đâu thì ông vẫn có thể tung hoành thoải mái ngòi bút được...[7]
Nhà thơ Ngô Minh:
Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong số rất ít nhà văn viết bút ký nổi tiếng ở nước ta vài chục năm nay. Bút ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường hấp dẫn người đọc ở tấm lòng nhân văn sâu sắc, trí tuệ uyên bác và chất Huế thơ huyền hoặc, quyến rũ. Đó là những trang viết tài hoa, tài tử, tài tình...Thực ra, bút ký Hoàng Phủ Ngọc Tường chính là những áng thơ văn xuôi cuốn hút người đọc...thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường là vẻ đẹp của nỗi buồn hoài niệm, những day dứt triết học, từ sâu thẳm thời gian, sâu thẳm đất đai vọng lên trong tâm khảm người đọc. Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo cho rằng thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường thấm đẫm "triết học về cái chết...thơ anh buồn mỗi nỗi buồn đứt ruột...Đấy là thơ của cõi âm"... Đó là một nhận xét xác đáng[8].
Trên Website vnexpress:
Dường như trong suốt cuộc đời mình, Hoàng Phủ Ngọc Tường bị ám ảnh bởi hoa. Điều đó, dù cuộc đời lận đận những ngày tù cộng với những năm tháng bôn ba khắc nghiệt của chiến tranh vẫn không tước đoạt nổi của ông...Ông viết rất nhiều về hoa và đặc biệt, ông bị ám ảnh bởi sắc diện phù dung.[9].
...Tôi có đi thăm mộ cụ Hoàng Diệu ở giữa cánh đồng Xuân Đài. Mộ không bề thế như tôi tưởng, còn quá nhỏ so với lăng mộ của những viên quan lớn vô tích sự trên triều đình Huế mà tôi vẫn thường thấy. Mộ là một nắm vôi khô nằm vùi giữa đồng cỏ voi, xa khu dân cư nên trong chiến tranh thoát khỏi bị xe Mỹ càn ủi.
Đúng một trăm năm sau ngày Hoàng Diệu tuẫn tiết, xã đã trùng tu lại nơi yên nghỉ của cụ, quy cách khiêm tốn như nó vốn thế. Tường lăng sơn trắng phơn phớt hồng nỗi lên màu lá xanh, bát ngát và trong sáng, đúng là giấc ngủ của người anh hùng.
Người sinh ra ở gò Nổi để chết dưới chân thành Hà Nội, xương thịt trở về với đất làng mà chính khí vang động sử sách,"trời cao bể rộng đất dày-núi Nùngsông Nhị chốn này làm ghi".
Trước mặt người ta đọc thấy cặp câu đối viếng của Tôn Thất Thuyết: "Nhất tử thành danh, tự cổ anh hùng phi sở nguyện/ Bình sinh trung nghĩa, đương niên đại cuộc khả vô tâm" (Lấy cái chết để thành tên tuổi, xưa nay người anh hùng đâu muốn thế/ Một thời trung nghĩa lòng không thể hổ thẹn khi nhìn đai cuộc ngày nay)...
Hồi nhỏ nhà nghèo, mẹ chăn tằm dệt lụa nuôi con ăn học. Hoàng Diệu lớn lên bằng tuổi trẻ gian khổ ở làng quê, buổi sáng sớm đi học chỉ súc miệng và nhịn đói, trưa về ăn một chén bắp nấu đậu, đến tối cả nhà chia mỗi người một bát cơm. Ngày nghe tin chồng tuẫn tiết, bà Hoàng Diệu đang cuốc cỏ lá de, ngất xỉu ngay trên bờ ruộng.
Làm quan Tổng đốc mà nhà còn nghèo đến thế, huống là nhà dân!...[11]
Nhiều người cho rằng Hoàng Phủ Ngọc Tường, cùng em trai là Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn Đắc Xuân tham gia vào vụ tàn sát chôn sống nhiều người dân Huế dịp Tết Mậu Thân năm 1968. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân khẳng định là trong suốt thời gian chiến dịch, Hoàng Phủ Ngọc Tường ở chiến khu tại địa đạo Khe Trái trong vùng núi phía tây huyện Hương Trà để làm công việc của Mặt trận Giải phóng, cho nên chuyện Hoàng Phủ Ngọc Tường tham gia tàn sát là điều bịa đặt. Theo Nguyễn Đắc Xuân, nguyên nhân của những thông tin này là do nhóm Tường - Phan - Xuân xuất thân là những sinh viên theo đạo Phật tham gia chống chính quyền Ngô Đình Diệm và các chính quyền thân Mỹ của Việt Nam Cộng hòa, sau đó thoát ly tham gia cuộc chiến chống Mỹ trong Mặt trận Giải phóng, chính điều này đã khiến các nhóm tôn giáo thân Diệm, các nhóm chính trị chống Cộng cực đoan và những người có quyền lợi bị ảnh hưởng thù ghét họ và dựng nên những thông tin nhằm bôi xấu bộ ba Tường - Phan - Xuân. Còn Hoàng Phủ Ngọc Tường kể rằng vào ngày diễn ra chiến dịch Mậu Thân, ông đã có mặt ở sở chỉ huy tiền phương để chờ nhiệm vụ nhưng sau đó cấp trên yêu cầu trì hoãn việc vào Huế vì tình hình phức tạp và cuối cùng ông Tường cũng không thể có mặt ở thành phố Huế.[13].
Tuy nhiên trong 1 video nói về thảm sát Mậu Thân Huế, Hoàng Phủ Ngọc Tường lại xác nhận với báo chí nước ngoài là có ở Huế. Các bạn có thể xem link.
Không hiểu sao đến giờ vẫn có những kẻ xấu miệng cứ tìm cách buộc chặt tôi vào "vụ" Mậu Thân Huế. Đúng Mậu Thân đã trở thành một bi kịch đời tôi! Tôi đành xem họ như những kẻ vu khống bẩn thỉu, thế thôi ! — Hoàng Phủ Ngọc Tường, [13]
Cao Thoại Châu tên thật là Cao Ðình Vưu, sinh năm 1939 tại Giao Thuỷ, Nam Ðịnh, di cư vào Nam năm 1954. Bút hiệu của ông được ghép từ chữ Thoại là chữ lót trong tên của người bạn gái gốc Hoa và chữ Châu trong tên tỉnh Châu Đốc mà thành. Ông còn có các bút danh khác là Tiểu Nhã, Hư Trúc.
Hiện nay nhà thơ đã nghỉ hưu, ông tiếp tục sống và sáng tác tại Long An.
Nguyễn Trãi (阮廌), hiệu là Ức Trai (抑齋) sinh năm 1380 mất năm 1442, tại làng Chi Ngại, huyện Chí Linh (nay là thị xã, Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Cha Nguyễn Trãi là Nguyễn Ứng Long, tức Nguyễn Phi Khanh, người làng Chi Ngại, một nho sĩ hay chữ nhưng nghèo và mẹ là Trần Thị Thái, con gái thứ ba[2] của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán[3].
Ngày 19 tháng 9 năm 1442 (tức ngày 16 tháng 8 năm Nhâm Tuất), Nguyễn Trãi cùng Nguyễn Thị Lộ và gia quyến đều bị tru di tam tộc. Vị khai quốc công thần đã kết thúc cuộc đời ở tuổi 63 trong một hoàn cảnh bi phẫn và oan khuất.
Nguyễn Bỉnh Khiêm (chữ Hán: 阮秉謙; 1491–1585), tên huý là Nguyễn Văn Đạt[1], tên tự là Hanh Phủ (亨甫), hiệu là Bạch Vân cư sĩ[2], được các môn sinh tôn là Tuyết Giang phu tử, là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 16. Ông được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Nam-Bắc triều (Lê-Mạc phân tranh) cũng như tài tiên tri các tiến triển của lịch sử Việt Nam.
Đoàn Thị Điểm[1] (段氏點, 1705-1748), hiệu: Hồng Hà Nữ Sĩ(紅霞女士), là nữ sĩ Việt Nam thời Lê trung hưng. Bà là tác giả tập truyện Truyền kỳ tân phả, và là dịch giả bản Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn.
Bà là người được đánh giá là bậc nhất về sắc đẹp lẫn tài văn trong những nữ sĩ danh tiếng nhất, bên cạnh là Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan và Sương Nguyệt Anh.
Bà Huyện Thanh Quan (chữ Hán: 婆縣清觀, 1805-1848), tên thật là Nguyễn Thị Hinh; là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam[1].
Nguyễn Thị Hinh người phường Nghi Tàm, huyện Vĩnh Thuận, gần Hồ Tây, Hà Nội[2]. Thân phụ là Nguyễn Lý (1755-1837), đỗ thủ khoa năm 1783, đời vua Lê Hiển Tông.
Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; Sinh năm Ất Dậu 1765– mất năm Canh Thìn 1820) tên chữ Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồng Sơn lạp hộ (鴻山獵戶), là một nhà thơ nổi tiếng thời Lê mạt, Nguyễn sơ ở Việt Nam. Ông là một nhà thơ lớn của Việt Nam, được người Việt kính trọng gọi ông là "Đại thi hào dân tộc". Năm 1965, Nguyễn Du được Hội đồng hòa bình thế giới công nhận là danh nhân văn hóa thế giới và ra quyết định kỷ niệm trọng thể nhân dịp 200 năm ngày sinh của ông [1][2].
Hồ Xuân Hương (chữ Hán: 胡春香) là nhà thơ Nôm nổi tiếng cuối thế kỷ 18, đầu thể kỷ 19 (1772-1822). Bà đã để lại nhiều bài thơ độc đáo với phong cách thơ vừa thanh vừa tục và được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Hồ Xuân Hương được coi là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam.
Lê Ngọc Hân (chữ Hán: 黎玉忻, 1770-1799) còn gọi Ngọc Hân công chúa hay Bắc Cung Hoàng hậu (北宮皇后) là công chúa nhà Hậu Lê và hoàng hậu nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam, vợ của vua Quang Trung (Nguyễn Huệ). Dân gian còn lưu truyền tên gọi bà là Bà Chúa Tiên khi bà ở Phú Xuân vì dinh phủ lập ở chùa Kim Tiên.[1]
Lê Ngọc Hân sinh ngày 27 tháng 4 năm Canh Dần (1770) tại kinh thành Thăng Long [2]. Bà là con gái thứ 9 [3] của vua Lê Hiển Tông. Mẹ bà là Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền, là người xã Phù Ninh, tổng Hạ Dương, phủ Từ Sơn - Bắc Ninh (nay là xã Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội), và là con gái trưởng của ông Nguyễn Đình Giai.
Bà gượng sống đến ngày mồng 8 tháng 11 năm Kỷ Mùi (4 tháng 12 năm 1799) thì mất, lúc đó mới 29 tuổi.
Cao Bá Quát (chữ Hán: 高伯适; 1809 – 1855) là quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương[1], và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam.
Ông là người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh; nay thuộc quận Long Biên Hà Nội.
Nguyễn Đình Chiểu (chữ Hán: 阮廷沼; 1822-1888), tục gọi là Đồ Chiểu (khi dạy học), tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai (sau khi bị mù); là nhà thơ lớn nhất của miền Nam Việt Nam trong nửa cuối thế kỷ 19 [1].
Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày 13 tháng 5 năm Nhâm Ngọ (1 tháng 7 năm 1822), tại quê mẹ là làng Tân Thới [2], phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (thuộc phường Cầu Kho, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).
Năm 1886, vợ ông là bà Lê Thị Điền mất lúc 51 tuổi. Buồn rầu vì vợ mất, vì cảnh nước mất nhà tan đã bấy lâu, vì bệnh tật ngày càng trầm trọng [14], hai năm sau, ngày 24 tháng 5 năm Mậu Tý (3 tháng 7 năm 1888), Nguyễn Đình Chiểu cũng qua đời tại Ba Tri, thọ 66 tuổi. Ngày đưa tiễn nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu về cõi vĩnh hằng, cánh đồng An Đức rợp trắng khăn tang của những người mến mộ ông [15].
Ban Quản trị không chịu trách nhiệm về tất cả tin post của các bạn và có quyền xử lý các tin post không phù hợp với đường hướng và quy định của web goldonline.vn
thao tác :
- nhấp đúp vào icon kết nối mạng -> nhấp đúp Properties -> nhấp vào mục Internet Protocol (TCP/IP) => nhấp đúp vào Properties -> - nhập các thông số vào (xem hình minh họa) => nhấp ok
Các thông số :
cách 1 : DNS1 : 8.8.8.8 và DNS2: 208.67.222.222
cách 2 : DNS1 : 208.67.220.220 và DNS2: 208.67.222.222
Được sự ủy thác của một số ân nhân, sáng nay Mod đã đi Ba Tri trở lại Trường Tiểu học An Phú Trung để trao quà cho em Tường Vi (khối 3) và một số em học sinh khuyết tật còn lại...
Chung tay gây Quỹ Học bổng hưởng ứng theo dự án của anh Chim Cúc Cu, danh sách các bạn 3 miền đất nước và hải ngoại: chị chimcútcon, chị Julia, chị binboons, chị Huỳnh Uyên, chị xauvân, chị khonggian, chị Hảo thư, chị ThanhHuyền, chị thuphuong, chị H.Nhung, chị muathuroi, anh Đại bàng, anh Gấu tèo, anh Lộc Phát, anh Chim Cúc Cu, anh bovang, anh rongreu, anh NgocAnh (editor), anh chilinhsjc (editor) và chị Mod (Quản trị viên trang web) và một số bạn xin được ẩn danh…
Vàng đương nhiên là quý rồi nhưng vàng cũng có nhiều loại khác nhau, từ 24K, 18K … cho tới 10K. Vậy những con số này có ý nghĩa gì đối với chất lượng vàng?
* Mùa Hè (từ tháng 4 đến tháng 11): - Phiên Á bắt đầu từ 5h sáng - Phiên Âu bắt đầu từ 14h20 đến 22h20 - Phiên Mỹ bắt đầu từ 19h20 đến 4h sáng hôm sau
* Mùa Đông (từ tháng 11 đến tháng 4) : - Phiên Á bắt đầu từ 6h sáng - Phiên Âu bắt đầu từ 15h20 đến 23h20 - Phiên Mỹ bắt đầu từ 20h20 đến 5h sáng hôm sau
Để người tiêu dùng có thêm thông tin về nguyên liêu chế tác trang sức, vàng, bạc và các kim loại quý. Chúng tôi cung cấp tới quý vị một số hiểu biết cơ bản về nguyên liệu phụ, phụ liệu dùng trong gia công chế tác kim hoàn
Ngành nào cũng có các thuật ngữ riêng cho ngành đó. Trong giao dịch vàng cũng có các thuật ngữ riêng. bảng dưới đây liệt kê một số thuật ngữ hay được sử dung trong giao dịch vàng.
Khi bạn được thừa hưởng một trang sức đá quý mà bạn không biết cách nào để nhận biết giá trị hay bạn muốn trờ thành một người sành sỏi về trang sức hơn, chúng tôi xin chia sẻ một vài thông tin có thể sẽ hữu ích cho bạn trong việc nhận biết đá quý.
Trailing stop là một công cụ hiệu quả trong MT4 giúp trader tối đa hoá lợi nhuận và hạn chế tối đa rủi ro. Công cụ này cực kì hữu ích khi nó tự động di chuyển mức stop loss cùng chiều với xu hướng giá mà trader kì vọng