Thơ

Anh vọng nghe tiếng em hát bên hồ  - Phạm Ngọc Thái  - Thơ

17/08/2015 07:45
Lượt xem 19157

Anh vọng nghe tiếng hát bỗng bàng hoàng
Đôi mắt mùa thu ru êm ả
Ôi, hồ xưa! Những đêm trăng lộng gió
Những đêm không chiếu, không màn

Tiếng hát ấy vẳng xa đã vào bụi cát
Em mãi còn kỉ niệm trong anh
Như hạnh phúc đời anh: cái thực là hư cả
Cái đã hư xưa mới chính thực là mình

Cuộc đời như bóng mây qua vũ trụ
Chiếu ở rất xa,
                        qua hồn ta,
                                           trong mộng ủ
Ôi! Hư vô, sao quặn xiết lòng ta?
Hỡi đêm tàn!
Có nghe tiếng em vẫn hát tận hồ xa...

PHẠM NGỌC THÁI
Trích tập "Rung động trái tim", Nxb Thanh niên 2009

LỜI BÌNH:  Nhà thơ Phạm Ngọc Thái có nhiều thơ hay, đặc biệt là thơ tình. Bài "Anh vọng nghe tiếng em hát bên hồ" này, cứ gieo vào tôi một nỗi cảm hoài da diết:
                              Anh vọng nghe tiếng hát bỗng bàng hoàng
                              Đôi mắt mùa thu ru êm ả
                              Ôi, hồ xưa! Những đêm trăng lộng gió
                              Những đêm không chiếu, không màn

      Tiếng hát mà ngày ấy thiếu nữ vẫn thường hát cho anh nghe trong những đêm trăng bên hồ. Người thiếu nữ có đôi mắt mùa thu dịu dàng, êm ái. Đây là mùa thu đất trời hay mùa thu trong em? Bởi hình ảnh mùa thu đây cũng chỉ còn được gợi lại trong kí ức cùng với tiếng hát của em vọng về, nó càng trở nên sâu lắng, khắc khoải.
     Hình tượng: Những đêm không chiếu, không màn /-  Nói về kỉ niệm những tháng năm của tình yêu tuổi trẻ, mơ mộng và thiêng liêng. "... không chiếu, không màn" cũng có nghĩa là màn trời, chiếu đất.  Nhưng màn trời, chiếu đất của những kiếp lang thang là cảnh cát bụi, gió mưa - Còn màn trời, chiếu đất để diễn tả về tình yêu gái trai lại là hình tượng có tính mĩ học của thiên nhiên. Những đêm không chiếu, không màn ấy... họ đã tha thiết yêu nhau. Và chính trong cái không gian mộng mơ đó, người con gái đã cất tiếng hát. Tiếng em nhỏ nhẹ chỉ đủ cho anh nghe, lẫn vào gió thổi cùng trăng sao.
     Đấy, cái khúc thơ đầu nhà thơ đã diễn tả về khung cảnh thiên nhiên và tình yêu bằng cảm xúc trào lên trái tim anh, để bật ra những lời thơ say đắm, thân thương. Kỉ niệm ngọt ngào quá !... Đáng yêu quá !... Giọng thơ khá du dương:
                             Ôi, hồ xưa! Những đêm trăng lộng gió...

     Sang khúc thứ hai, tác giả trở về với thực tại. Những năm tháng tươi đẹp, mộng mơ đã qua đi. Em cũng không còn bên anh. Nhà thơ thầm than:
                            Tiếng hát ấy vẳng xa đã vào bụi cát
                            Em mãi còn kỉ niệm trong anh

     Tất cả chìm lẫn trong cát bụi. Thơ đi vào triết lý về tháng năm và cuộc đời.  Khát vọng và thực tế. Tình yêu và sự chia ly. Đó là những mâu thuẫn của cuộc sống. Nhà thơ phát biểu về hạnh phúc của đời anh thế nào?
                            Như hạnh phúc đời anh: cái thực là hư cả
                            Cái đã hư xưa mới chính thực là mình

     Ở hai câu trên của khúc thứ hai như vừa phân tích, là tác giả nói về sự bất diệt của tình yêu! Mặc dù tình đã qua, tất cả vào cát bụi... nhưng em mãi mãi là một kỉ niệm không phai mờ  trong anh. Mang màu sắc hoài niệm.
     Còn hai câu dưới thì triết lí: Cuộc sống của anh hôm nay, cái vẫn đang tồn tại lại chính là... hư ảo? Còn cái đã vào hư ảo, mới thực là hạnh phúc của cuộc đời. Xin phân tích ít nét về sự triết lý của hai câu thơ này, hay thế nào?

     Vì sao cái "thực" lại là "hư"? Câu thơ có ý ẩn, cảm xúc phát ra từ tâm linh. Nghĩa là về "thần" chứ không phải về "chất". Tính triết lí nó nằm trong linh hồn con người hơn là bản thể. Tức là, dù tháng năm cát bụi, nhưng tình em mãi mãi còn trong cuộc sống cũng như trái tim anh. Cho nên, chính cái tình yêu "hư ảo" ấy đã trở thành ý nghĩa tồn tại, giá trị đời sống tinh thần của nhà thơ.
    Ta lại thấy, nếu mặt phải của tình yêu là nguồn hạnh phúc vô biên - Thì mặt trái của nó khi bị tan vỡ, bên những khổ đau dày vò và thương tiếc... cũng là nguồn hạnh phúc cuộc đời. Chính tính triết lý hai mặt này, về phương diện thi ca đã đẩy nỗi thơ đi đến sự tột cùng. Để nói về giá trị lớn lao, bất hủ của tình yêu! Vậy là, từ cái kí ức nhớ về tiếng hát của người thiếu nữ xưa vọng trong tâm trí, nhà thơ đã dệt nên cả một bản tình xô-nát bên hồ.

     Sang khúc thứ ba, khúc thơ cuối cùng:    

                            Cuộc đời như bóng mây qua vũ trụ
                            Chiếu ở rất xa,
                                                      qua hồn ta,
                              
                                             trong mộng ủ
                            Ôi! Hư vô, sao quặn xiết lòng ta?
      Có khi người ta nói: cuộc đời dài lê thê. Đấy là trong cuộc sống bất hạnh, nhiều khổ đau. Dân gian cũng thường hay ví như một câu ngạn ngữ: đằng đẵng cả một kiếp người? Còn khi hạnh phúc, niềm vui nhiều hơn nỗi buồn - Người ta lại thường nói: thoáng cái đã trôi qua một đời người. Hoặc, cuộc đời vụt trôi như một cánh chim bay, như một giấc mơ, v.v...
    Ở đây tác giả viết: Cuộc đời như bóng mây qua vũ trụ /-  Nói là "cuộc đời", nhưng thực ra ý của nhà thơ muốn nói về những tháng năm hạnh phúc bên em đã vèo trôi qua mất rồi. Tình yêu chỉ còn là hoài vọng với nỗi nhớ cồn cào, da diết. Như ngay trong câu đầu tiên của bài:
                            Anh vọng nghe tiếng hát bỗng bàng hoàng
                            Đôi mắt mùa thu ru êm ả...
     Đến thân hình, ánh mắt, giọng nói... của em yêu ngày nào, cũng chỉ còn lại với anh bằng ảo ảnh mà thôi. Hay như câu thơ ở khúc thứ hai vừa phân tích:
                            Như hạnh phúc đời anh: cái thực là hư cả
     Nghĩa là sự tồn tại của anh hôm nay chỉ là xác thể. Còn linh hồn, trái tim anh đã theo tình yêu của em bay xa rồi - Thơ vẫn là thơ mà... Cho nên, cái năm tháng ngắn ngủi với em chính là hạnh phúc, ý nghĩa cuộc sống của đời anh. Nó đã vụt trôi qua như một bóng mây trong cả vũ trụ hoang vắng này.
     Khúc thứ ba cũng là sự triết lí để nói về tình yêu và cuộc sống, nhưng nó được sử dụng bằng hình ảnh của thiên nhiên, trời đất. Vũ trụ đã ập vào làm thành hình tượng thi ca của Phạm Ngọc Thái. Tình yêu với em trôi qua như một áng mây trên cả bầu trời mênh mông. Đó phải là một áng mây rạng rỡ, đẹp nhất của tháng năm, tận khoảng xa xăm nào đó chiếu vọng về: Chiếu ở rất xa... /
qua hồn ta.../ trong mộng ủ...
     Kí ức tình yêu xưa hiển hiện,  trở về làm xao động trái tim. Nó chiếu ánh lên trong tâm hồn hay chập chờn trong những giấc mơ. Hư vô đấy, thế mà: Ôi! Hư vô, sao quặn xiết lòng ta? /-  Lời thơ thiết tha và xa xót. Đến câu kết, tác giả điệp lại âm vang tiếng hát của câu thơ đầu:
                            Hỡi đêm tàn!
                            Có nghe tiếng em vẫn hát tận hồ xa...
     Hình ảnh "đêm tàn" gợi cho ta về những đêm dài thao thức, nhà thơ đắm chìm trong nỗi nhớ người yêu.  Hình ảnh rất chân thực nhưng đầy mộng. Bài thơ chỉ xoay quanh tiếng hát của người con gái bên hồ, đã được khai thác triệt để bằng cảm xúc của trái tim, tâm hồn tác giả, rồi sử dụng cảnh trời đất, vũ trụ để minh họa và triết lí. Nhờ có tính triết lí mà thơ không bị rơi vào sự uỷ mị. Tất cả quyện vào nhau, khúc triết.
     Một bài thơ tự do ba khúc, mười hai câu. Độ ngắn dài của mỗi câu tuỳ thuộc vào cảm xúc của nhà thơ. Có lúc kéo dài ra như ở câu đầu:
                            Anh vọng nghe tiếng hát bỗng bàng hoàng
     Tiếp theo là một câu ngắn, để cho hình ảnh tích đọng vào ánh mắt của người yêu:
                          Đôi mắt mùa thu ru êm ả
     Sau đó thơ lại kéo dài ra tả về cảnh xưa êm đềm:
                          Ôi, hồ xưa! Những đêm trăng lộng gió
Nhưng có đoạn được gieo như thể thơ bậc thang. Thí dụ ở khúc thứ ba như đã nói trên:
                          Cuộc đời như bóng mây qua vũ trụ
                          Chiếu ở rất xa /
                                                      qua hồn ta /
                              
                                             trong mộng ủ /
      Đến cuối cùng giọng thơ đổ xuống, xàng xê như một bài ca vọng cổ vậy:
                          Hỡi đêm tàn!
                          Có nghe tiếng em vẫn hát tận hồ xa...

     Thơ tự do hiện đại Phạm Ngọc Thái thực sự là rất mới. Thơ viết phóng khoáng, chuyển đổi tứ tự nhiên, hình ảnh, ngôn ngữ sinh động trong nhịp điệu thi ca... mà không rơi vào sự mượt mà nhàm chán. Có thể nói - Tác giả thuộc các nhà thơ tự do, gieo thơ hiện đại đã vào hàng bậc tinh luyện, nhẹ nhàng.

Các tác phẩm khác

Hữu Loan (1916 -2010) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

07/01/2015 17:38
Lượt xem 23066
Hữu Loan (2 tháng 4 năm 1916 - 18 tháng 3 năm 2010) là một nhà thơ Việt Nam, đồng niên với nhà thơ Xuân Diệu. Quê ông tại xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Hữu Loan tên thật là Nguyễn Hữu Loan; Bút danh: Hữu Loan [2]; sinh ngày 2 tháng 4 năm 1916 (theo lý lịch, còn có thông tin ông sinh năm 1914)[3] tại quê ở làng Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Ông từ trần vào lúc 19h00 ngày 18 tháng 3 năm 2010 tại quê nhà, hưởng thọ 95 tuổi (tuổi mụ hay còn gọi là tuổi âm).

Trần Tuấn Khải (1895 –1983) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

07/01/2015 17:31
Lượt xem 22188
Trần Tuấn Khải (4 tháng 11 năm 1895 – 7 tháng 3 năm 1983) là một nhà thơ Việt Nam, nổi danh từ thời tiền chiến. Các bút danh của ông là: Á Nam (thường dùng), Đông Minh, Đông Á Thị, Tiểu Hoa Nhân, Lâm Tuyền Khách, Giang Hồ Khách, Lôi Hoàng Cư Sĩ.
Trần Tuấn Khải người làng Quan Xán, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông giữ chức cố vấn Hội Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh từ 1975 cho đến khi mất vì bệnh già tại cư xá Trần Quốc Toản (cư xá Liautey của Pháp), hưởng thọ 88 tuổi (1983).

Tô Thức tên gọi Tô Đông Pha (1037-1101) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

07/01/2015 17:25
Lượt xem 23123
Tô Thức (Chữ Hán: 苏轼, 8/1/1037–24/8/1101), tự Tử Chiêm, một tự khác là Hòa Trọng, hiệu Đông Pha cư sĩ nên còn gọi là Tô Đông Pha, là nhà văn, nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc thời Tống. Ông được mệnh danh là một trong Bát đại gia Đường Tống.
Ông sinh ra tại Mi Sơn, Mi Châu, nay là địa cấp thị Mi Sơn, tỉnh Tứ Xuyên. Ông nội Đông Pha tên là Tô Tự, cha ông là Tô Tuân (蘇洵, tự là Minh Doãn, 1009-1066), mẹ ông họ Trình (?-1057) và em trai là Tô Triệt (蘇轍, tự là Tử Do, 1039-1112). Ba cha con ông đều là những nhà thơ có tiếng.

Thanh Tùng (1935 - ...) - Tiểu sử và sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

07/01/2015 17:14
Lượt xem 23916
Thanh Tùng (sinh ngày 7 tháng 11 năm 1935-), tên thật là Doãn Tùng (con cụ Doãn An), sinh tại Mỹ Lộc, Nam Định, nhưng trưởng thành tại thành phố Hải Phòng. Các bài thơ nổi tiếng của ông đều viết về thành phố Hoa phượng đỏ.
Là nhà thơ Việt Nam, tác giả của bài thơ Thời hoa đỏ đã được nhạc sĩ Nguyễn Đình Bảng phổ nhạc thành bài hát nổi tiếng cùng tên.

Tạ Tỵ (1921-2004) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

07/01/2015 17:08
Lượt xem 23743
Tạ Tỵ (1921 - 2004), tên thật là Tạ Văn Tỵ; là một họa sĩ và còn là một nhà thơ, nhà văn Việt Nam.
Ông sinh ngày 3 tháng 5 năm 1921 (tức ngày 26 tháng 3 năm Tân Dậu) tại Hà Nội. Nhưng trong giấy khai sinh của ông lại ghi là ngày 24 tháng 9 năm 1922, vì khai muộn mất một năm.
Vào 10 giờ sáng 24 tháng 8 năm 2004 (mùng 9 tháng 7 năm Giáp Thân), Tạ Tỵ đã từ trần tại nhà riêng số 18/8 đường Phan Văn Trị, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, sau một cơn bệnh kéo dài do tuổi già, hưởng thọ 83 tuổi.

Quách Tấn (1910-1992) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

07/01/2015 17:00
Lượt xem 24163
Quách Tấn (1910-1992), tự là Đăng Đạo, hiệu Trường Xuyên, các tiểu hiệu là Định Phong, Cổ Bàn Nhân, Thi Nại Thị, Lão giữ vườn; là một nhà thơ Việt Nam. Ông cùng với Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Chế Lan Viên được người đương thời ở Bình Định gọi là Bàn thành tứ hữu, nghĩa là Bốn người bạn ở thành Đồ Bàn.
Ông sinh ngày 23 tháng 11 năm Kỷ Dậu (tức ngày 4 tháng 1 năm 1910, nhưng giấy khai sinh thì ghi là ngày 1 tháng 1 năm 1910) tại thôn Trường Định, huyện Bình Khê (nay là xã Bình Hòa, huyện Tây Sơn) tỉnh Bình Định.
1987, ông lâm cảnh mù lòa rồi mất ngày 21 tháng 12 năm 1992 tại Nha Trang, hưởng thọ 82 tuổi.

Phùng Khắc Khoan (1528-1613) - Tiểu sử và sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

07/01/2015 16:54
Lượt xem 28615
Phùng Khắc Khoan (chữ Hán: 馮克寬;1528-1613), tự: Hoằng Phu, hiệu: Nghị Trai, Mai Nham Tử, tục gọi là Trạng Bùng (mặc dù chỉ đỗ Nhị giáp tiến sĩ, tức Hoàng giáp); là quan nhà Lê trung hưng và là nhà thơ Việt Nam.
Phùng Khắc Khoan sinh năm 1528 tại làng Bùng, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, tinh Hà Tây (nay thuộc thành phố Hà Nội). Tương truyền, ông là em cùng mẹ khác cha với Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm [1].
Phùng Khắc Khoan mất năm Quý Sửu (1613), thọ 85 tuổi, được truy tặng chức Thái phó.

Phan Khôi (1887-1959) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

07/01/2015 16:47
Lượt xem 19723
Phan Khôi (潘魁, 1887-1959) là một học giả tên tuổi, một nhà thơ, nhà văn, về sau đứng trong trong nhóm Nhân Văn - Giai Phẩm, cháu ngoại của Tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu, đỗ Tú tài chữ Hán năm 19 tuổi nhưng lại mở đầu và cổ vũ cho phong trào Thơ mới.
Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887 tại làng Bảo An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, là con của Phó bảng Phan Trân (tri phủ Điện Khánh) và bà Hoàng Thị Lệ (con gái Tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu).
Cuối năm 1954 hòa bình lập lại, Phan Khôi về Hà Nội cùng với các văn nghệ sĩ khác. Trong thời gian 1956-1957, là một trong những người thành lập tờ Nhân Văn và có các bài phê phán giới lãnh đạo văn nghệ lúc bấy giờ, ông bị cấm sáng tác cho đến khi qua đời năm 1959 tại Hà Nội.

Phan Châu Trinh (1872–1926) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

07/01/2015 16:39
Lượt xem 23812
Phan Châu Trinh (chữ Hán: 潘周楨; còn được gọi Phan Chu Trinh; 1872–1926), hiệu là Tây Hồ, Hy Mã, tự là Tử Cán. Ông là nhà thơ, nhà văn, và là chí sĩ thời cận đại trong lịch sử Việt Nam.
Phan Châu Trinh sinh ngày 9 tháng 9 năm 1872[1], người làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ (nay thuộc xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh), tỉnh Quảng Nam, hiệu là Tây Hồ Hy Mã, tự là Tử Cán.
Đang lúc Phan Châu Trinh nằm trên giường bệnh, thì hay tin ông Ninh vừa bị mật thám Pháp đến vây bắt tại nhà vào lúc 11 giờ 30 trưa ngày 24 tháng 3 năm 1926. Ngay đêm hôm đó, lúc 21 giờ 30, ông qua đời tại khách sạn Chiêu Nam Lầu và được đem quàn tại Bá Huê lầu, số 54 đường Pellerin, Sài Gòn[12].

Phan Bội Châu (1867–1940) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

07/01/2015 15:01
Lượt xem 26487
Phan Bội Châu (1867–1940) là một danh sĩ và là nhà cách mạng Việt Nam, hoạt động trong thời kỳ Pháp thuộc.
Phan Bội Châu vốn tên là Phan Văn San.[1] Vì San trùng với tên húy vua Duy Tân (Vĩnh San) nên phải đổi thành Phan Bội Châu.[2]Ông có hiệu là Hải Thụ, về sau đổi là Sào Nam.
Phan Bội Châu sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867 tại làng Đan Nhiễm, xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Phan Bội Châu mất ngày 29 tháng 12 năm 1940 tại Huế.

Hiển thị 451 - 460 tin trong 2678 kết quả