Thơ

Bắc hành tạp lục - Bài 21  - Nguyễn Du  - Thơ

22/08/2013 13:49
Lượt xem 14020

Thái Bình mại ca giả

Thái Bình cổ sư thô bố y
Tiểu nhi khiên vãn hành giang mi
Vân thị thành ngoại lão khất tử
Mại ca khất tiền cung thần xuy
Lân chu thời hữu hiếu âm giả
Khiên thủ dẫn thướng thuyền song hạ
Thử thời thuyền trung ám vô đăng
Khí phạn bát thủy thù lang tạ
Mô sách dẫn thân hướng tọa ngung
Tái tam cử thủ xưng đa tạ
Thủ vãn huyền sách khẩu tác thanh
Thả đàn thả ca vô tạm đình
Thanh âm thù dị bất đắc biện
Ðãn giác liêu lượng thù khả thinh
Chu tử tả tự vị dư đạo
Thử khúc Thế Dân dữ Kiến Thành
Quan giả thập số tịnh vô ngữ
Ðãn kiến giang phong tiêu tiêu giang nguyệt minh
Khẩu phún bạch mạt, thủ toan súc
Khước tọa, liễm huyền, cáo chung khúc
Ðàn tận tâm lực cơ nhất canh
Sở đắc đồng tiền cận ngũ lục
Tiểu nhi dẫn đắc há thuyền lai
Do thả hồi cố đảo đa phúc
Ngã sạ kiến chi, bi thả tân
Phàm nhân nguyện tử bất nguyện bần
Chỉ đạo Trung Hoa tẫn ôn bão
Trung Hoa diệc hữu như thử nhân
Quân bất kiến sứ thuyền triêu lai cung đốn lệ
Nhất thuyền, nhất thuyền doanh nhục mễ
Hành nhân bão thực tiện khí dư
Tàn hào lãnh phạn trầm giang để.

Nguyễn Du

Dịch Nghĩa
Người hát rong ở thành Thái Bình

Ở phủ Thái Bình có người mù mặc áo vải thô
Có đứa trẻ dẫn đi bờ sông
Nói rằng ông già ăn xin ở ngoài thành
Hát mướn xin tiền nấu ăn
Thuyền bên có người ưa nghe hát
Cầm tay dẫn xuống thuyền dưới cửa sổ
Lúc này trong thuyền tối không đèn
Cơm thừa canh cặn đổ bừa bãi
Ông già lần mò ngồi vào một góc
Hai ba lần giơ tay xin cám ơn
Tay nắn dây đàn, miệng cất tiếng hát
Vừa đàn vừa ca không nghỉ
Tiếng nghe lạ hoắc không hiểu được
Nhà thuyền viết chữ bảo ta rằng :
Khúc hát này nói về Thế Dân và Kiến Thành
Người nghe khoảng chục người đều im lặng
Chỉ thấy gió sông vi vu dưới trăng sáng
Miệng sùi nước bọt, tay mỏi rã rời
Ngồi xuống, xếp đàn, nói rằng hát đã xong
Hết lòng hết sức đàn gần một trống canh
Văy mà chỉ đuợc năm sáu đòng
Ðứa em dẫn ra khỏi thuyền
Còn quay đầu lại chúc lành
Chợt thấy ta bồi hồi thương xót
Phàm nguuời ta thà chết hơn sống nghèo
Nghe nói ở Trung Hoa mọi người đều được ấm no
Ở Trung Hoa cũng có người nghèo như thế sao
Anh không thấy lệ cung phụng thuyền đi sứ mỗi ngày
Từng thuyền từng thuyền thịt gạo đày
Người đi thuyền ăn no, thừa vứt bỏ
Cơm nguội, thức ăn đổ chìm xuống đáy sông

Dịch Thơ
Người hát dạo ở Thái Bình

Ở phủ Thái Bình có ông lão
Hai mắt mù mặc áo vải thô
Nắm tay trẻ dắt ngoại ô
Ven sông hát dạo lần mò kiếm ăn
Thuyền bên có kẻ ham nghe hát
Dẫn ông già xuống sát cửa thuyền
Lúc này thuyền tối không đèn
Cơm thừa canh cặn đổ tràn tứ tung
Lò dò vô trong cùng, một góc
Hai ba lần lóc ngóc cám ơn
Miệng ca, tay nắn dây đàn
Một hơi đàn hát chẳng lần nghỉ ngơi
Thanh âm lạ, lẽ lời không hiểu
Lắng nghe ra thì điệu cũng hay
Nhà thuyền viết chữ : "khúc này"
"Thế Dân tranh đoạt quyền oai Kiến Thành"
Chục người xem mà đành phăng phắc
Gió ru trăng vằng vặc trên sông
Miệng sùi, tay mỏi lão ông
Cất đàn, ngồi lại, thưa rằng đã xong
Gần một canh, hết lòng hết sức
Năm sáu đồng kiếm được thế thôi
Ðứa em dẫn khỏi thuyền rồi
Còn quay đầu lại gửi lời chúc may
Chợt nhìn thấy cảnh này đau xót
Phàm người ta chết tốt hơn nghèo
Trung Hoa no ấm, nghe nhiều
Trung Hoa cũng có người nghèo thế ư
Kìa không thấy sứ từ xa lại
Gạo thịt đầy thuyền cái thuyền con
Người ăn no ứ vẫn còn
Ðáy sông cơm ngọt món ngon đổ chìm.

Bản dịch: Quách Tấn

Các tác phẩm khác

Thấy dễ mà khó  - Tăng Minh Luân - Thơ

18/08/2013 15:39
Lượt xem 9187
Lớp 12 lớp càng cao
Khuyên nhau gắng học cớ sao hay lười.
Học rồi giúp ích cho đời
Đừng như Chiêu Thống cỗng người hại dân.

Nắng phai  - Luân Tâm - Thơ

18/08/2013 15:36
Lượt xem 10776
Biết có còn chăng chút nắng phai
Gió mưa xóa hết nợ lưu đày
Ngày đêm mong ngủ ôm gối mẹ
Chẳng nợ ai cũng chẳng phiền ai!

Nhớ Tú Xương  - Trần Hậu - Thơ

18/08/2013 15:34
Lượt xem 15331
Nghĩ lại thương ông đến bất bình
Số phận lung trung điểu bách thanh
Ông Nghè ông Cống kinh chữ nghĩa
Quan Pháp quan Nam sợ thanh danh

Thơ tặng vợ  - Cao Thoại Châu - Thơ

18/08/2013 15:32
Lượt xem 12833
Không phải vợ ông Trần Tế Xương
nhà thơ có hai bàn tay trắng
có bãi xa thân cò cánh mỏng
tiếng eo sèo như sóng dậy trên sông

Tự cười mình - Ii  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

18/08/2013 15:25
Lượt xem 10037
Lúc túng toan lên bán cả trời
Trời cười: thằng bé nó hay chơi...
Cho hay công nợ là như thế
Mà vẫn phong lưu suốt cả đời.

Tự cười mình - I  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

18/08/2013 15:24
Lượt xem 12555
Ở phố Hàng Nâu có phỗng sành
Mặt thời lơ láo, mắt thời xanh
Vuốt râu nịnh bợ, con bu nó
Quắc mắt khinh đời, cái bộ anh

Ta chẳng ra chi  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

18/08/2013 15:22
Lượt xem 13992
Nếu có khôn ngoan đã vợ nhờ,
Dại mà nhờ vợ, vợ làm ngơ.
Sáng nem, bữa tối đòi ăn chả,
Nay kiệu, ngày mai lại giở cờ.

Ông Cử thứ năm  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

18/08/2013 15:21
Lượt xem 10208
Ông cử thứ năm, con cái ai ? (1)
Học trò quan đốc Tả Thanh Oai.
Nghe tin, cụ cố cười ha hả
Vứt cả dao cầu xuống ruộng khoai !

Phố hàng Song  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

18/08/2013 15:19
Lượt xem 11518
Ở phố Hàng Song thật lắm quan, (1)
Thành thì đen kịt, đốc thì lang (2)
Chồng chung vợ chạ, kìa cô Bố
Đậu lạy quan xin, nọ chú Hàn.

Trần Tế Xương (Tú Xương)  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

18/08/2013 15:17
Lượt xem 7744
Tiểu sử
Trần Tế Xương lúc nhỏ bố mẹ đạt tên là Trần Duy Uyên. Sinh ngày 10 - 8 năm Canh Ngọ (5 - 9 - 1870 Dương lịch) ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Ðịnh (nay thuộc phố hàng nâu Nam Ðịnh). Lớn lên tự là Mặc Trái, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh. Ông đậu Tú Tài năm Giáp Ngọ (1894) nên người đời thường gọi ông là Tú Xương.

Hiển thị 371 - 380 tin trong 525 kết quả