Thơ

Bài hành Phương Nam  - Nguyễn Bính  - Thơ

18/12/2014 14:55
Lượt xem 15403

Hai ta lưu lạc phương Nam này
Đã mấy mùa qua én nhạn bay
Xuân đến khắp trời hoa rượu nở
Riêng ta với ngươi buồn vậy thay !
Lòng đắng xá chi muôn hớp rượu
Mà không uống cạn mà không say !
Lời thề buổi ấy cầu Tư Mã
Mà áo khinh cừu chưa ai may !
Ngươi giam chi khí vòng cơm áo
Ta trói thân vào lụy nước mây
Ai biết thương nhau từ buổi trước
Bây giờ gặp nhau trong phút giây
Nợ thế, trả chưa tròn một món
Sòng đời, thua đến trắng hai tay
Quê nhà xa lắc xa lơ đó
Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay

Tâm giao mấy kẻ thì phương Bắc
Ly tán vì cơn gió bụi này
Người ơi ! Buồn lắm mà không khóc
Mà vẫn cười qua chén rượu đầy
Vẫn dám ăn tiêu cho đến hết
Ngày mai ra sao rồi sẽ hay
Ngày mai, có nghĩa gì đâu nhỉ?
Cốt nhất cười vui trọn tối nay
Rẫy ruồng châu ngọc, thù son phấn
Mắt đỏ lên rồi, cứ chết ngay .

Hỡi ơi ! Nhiếp Chính mà băm mặt
Giữa chợ ai người khóc nhận thây ?
Kinh Kha quán lạnh sầu nghiêng chén
Ai kẻ dâng vàng, ai biếu tay ?
Mơ gì ấp Tiết thiêu văn tự
Giày cỏ, gươm cùn, ta đi đây

Ta đi nhưng biết về đâu chứ?
Đã dấy phong yên khắp bốn trời
Thà cứ ở đây ngồi giữa chợ
Uống say mà gọi thế nhân ơi !

Thế nhân mắt trắng như ngân nhũ
Ta với nhà ngươi cả tiếng cười
Dằn chén hất cao đầu cỏ dại
Hát rằng phương Nam ta với ngươi
Ngươi ơi ! Ngươi ơi ! Hề ngươi ơi !
Ngươi sang bên ấy sao mà lạnh
Nhịp trúc ta về lạnh mấy mươi !

Đa Kao 1943
Gửi Văn Viễn

oOo

Tư Mã Tương Như đời Hán, đàn giỏi, gảy khúc Tư Mã phượng cầu, Trác Văn Quân là người đẹp, nghe đàn, sau hai người lấy nhau .
Kinh Kha qua sông vào đất giặc. Bài thơ viết về Kinh Kha có câu:
Tráng sĩ một đi không trở về.
Phùng Hoan, thực khách của Mạnh Thường Quân lãnh nhiệm vụ đi đòi nợ, khi đến ấp Tiết gọi các con nợ lại và tuyên bố đốt hết văn tự nợ. Sau
về nói với Mạnh Thường Quân là tiền nợ ấy đã lấy mua "Đức" hết rồi.
Sau Mạnh Thường Quân bị vua Tề phế, khi qua ấp Tiết thì toàn dân ra đón linh đình, nhờ thế vua Tề thu dụng lại.

Các tác phẩm khác

Sự sống chẳng bao giờ chán nản  - Xuân Diệu - Thơ

17/12/2014 14:20
Lượt xem 11531
Trong cuộc đấu tranh giữa ta với địch sống chết thua hơn
Có lúc, có nơi đứa thắng lâm thời lại là cái chết;
Cái chết rên môi có đôi râu mép
Sắc lẻm như đeo kính râm lấy điệu và trán cũng cao;

Phan Hành Sơn  - Xuân Diệu - Thơ

17/12/2014 14:19
Lượt xem 15317
Phan Hành Sơn! Miền Nam là gió trở
Đất chôn thù, hoa nở Phan Hành Sơn!
Hăm mốt tuổi căm hờn
Diệt địch gấp hai mươi lần số tuổi

Những đêm hành quân  - Xuân Diệu - Thơ

17/12/2014 14:18
Lượt xem 11646
Tôi cùng xương thịt với nhân dân của tôi
Cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu;
Tôi sống với cuộc đời chiến đấu
Của triệu người yêu dấu gian lao

Ngọn quốc kỳ  - Xuân Diệu - Thơ

17/12/2014 14:17
Lượt xem 19896
(Trích Trang ca)
...
Ai từng nghe nói quân du kích?
Nhắc đến lòng son tràn cảm kích,
Ôi những chiến sĩ, những anh hùng,
Những kẻ hồn xanh như ngọc bích;

Bác đi xa cháu, nhớ ghê  - Xuân Diệu - Thơ

17/12/2014 14:16
Lượt xem 12512
Bác đi xa cháu, nhớ ghê
Thằng cu Vũ, bác chưa về được thăm.
Bây giờ cháu đã lên năm,
Từ khi nhỏ xíu cháu nằm trên tay,

Yêu  - Xuân Diệu - Thơ

17/12/2014 14:15
Lượt xem 23388
Yêu là chết ở trong lòng một ít
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu.
Cho rất nhiều song nhận chẳng bao nhiêu;
Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết ...

Ý thu  - Xuân Diệu - Thơ

17/12/2014 14:14
Lượt xem 20440
Tặng Nguyễn Lương Ngọc

Những chút hồ buồn trong lá rụng
Bị nhàu ai tưởng dưới trăm chân.
Bông hoa rứt cánh, rơi không tiếng;
Chẳng hái mà hoa cũng hết dần.

Vì sao  - Xuân Diệu - Thơ

17/12/2014 14:13
Lượt xem 23705
Bữa trước, riêng hai dưới nắng đào,
Nhìn tôi cô muốn hỏi "vì sao?"
Khi tôi đến kiếm trên môi đẹp
Một thoáng cười yêu thỏa khát khao

Trăng  - Xuân Diệu - Thơ

17/12/2014 14:11
Lượt xem 28747
Trong vườn đêm ấy nhiều trăng quá;
Ánh sáng tuôn đầy các lối đi,
Tôi với người yêu qua nhẹ nhẹ ...
Im lìm, không dám nói năng chi .

Trách em  - Xuân Diệu - Thơ

17/12/2014 14:09
Lượt xem 18538
Em không có gì đáng trách
Nhưng anh muốn trách em
Trách bởi sao yêu mến
Rồi lại đến yêu thêm.

Hiển thị 391 - 400 tin trong 1195 kết quả