Thơ

Bằng Việt (1941 - ...) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn  - Thơ

06/01/2015 20:23
Lượt xem 23670

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Bằng Việt (sinh ngày 15 tháng 6 năm 1941), nguyên quán xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Thành phố Hà Nội, là một nhà thơ Việt Nam. Ông đã từng là Chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam và đang là Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội.

Tiểu sử

Bằng Việt tên thật là Nguyễn Việt Bằng, nguyên quán xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Thành phố Hà Nội, nhưng ông sinh tại thành phố Huế và học trung học tại Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp khoa Pháp lý, Đại học Tổng hợp Kiev (Liên Xô) vào năm 1965, Bằng Việt về Việt Nam, công tác tại Viện Luật học thuộc Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam. Đến năm 1969, ông chuyển sang công tác ở Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1970, ông tham gia công tác ở chiến trường Bình Trị Thiên, với tư cách là một phóng viên chiến trường và làm tại Bảo tàng truyền thống cho đoàn Trường Sơn. Năm 1975, ông công tác ở Nhà xuất bản Tác phẩm mới.

Sau khi về Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội (gọi tắt là Hội Văn nghệ Hà Nội) năm 1983, ông được bầu làm Tổng thư ký Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội (1983-1989) và là một trong những người sáng lập tờ báo văn nghệ Người Hà Nội (xuất bản từ 1985).

Sau đó được bầu làm Uỷ viên Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, làm tổng biên tập tờ tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam (1989-1991).

Năm 2001, ông được bầu làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội và được bầu lại làm Chủ tịch Hội nhiệm kỳ 2006 - 2010.

Tại Đại hội lần thứ VII Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam (tháng 9 năm 2005), Bằng Việt được bầu làm một trong 5 Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam.

Ông cũng từng làm Thư ký thường trực, rồi Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội (1991-2000).

Sau Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ VII, Bằng Việt đã đệ đơn lên Ban Chấp hành xin từ chức sau khi đã giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng Thơ suốt hai nhiệm kỳ với lý do công việc.

Sự nghiệp

Bằng Việt làm thơ từ năm 13 tuổi nhưng bài thơ đầu tiên được công bố là bài Qua Trường Sa viết năm 1961. Ông đã thể nghiệm nhiều loại thơ không vần, xuống thang rồi bắc thang, tất cả những hình thức đã có trong thơ Việt Nam và thơ thế giới. Tập thơ đầu tay Hương cây - Bếp lửa của ông và Lưu Quang Vũ xuất bản lần đầu năm 1968 và mới được tái bản sau 37 năm.

Ông còn dịch thơ của các nhà thơ Yannis Ritsos (Hy Lạp), Pablo Neruda (Chile); các nhà thơ Nga cổ điển và hiện đại: A. Pushkin, M. Lermontov, S. Esenin, E. Evtushenko, O. Berggoltz, M. Aliger, A. Tvardovsky, M. Dudin, A. Akhmatova, R. Gamzatov...; các nhà thơ Pháp: G. Apollinaire, P. Eluard, J. Prévert và tham gia biên soạn một số từ điển văn học.

Ông cũng từng theo nghề luật cho đến khi thôi nhiệm kỳ cuối cùng ở Hội đồng Nhân dân thành phố (năm 2000).

Tác phẩm

Sáng tác

  • Hương cây - Bếp lửa, (Tập thơ; 1968, 2005), đồng tác giả với Lưu Quang Vũ
    Trong tập này có bài Bếp lửa (Household warm) sau này được in trong sách giáo khoa phổ thông ở Việt Nam.
    Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ,
    Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm,
    Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,
    Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi,
    Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui,
    Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ.
    Ôi kỳ lạ và thiêng liêng - bếp lửa!
    Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
    Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
    Nhưng vẫn chẳng khi nào quên nhắc nhở
    Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa ?
  • Những gương mặt - Những khoảng trời (Some faces and pieces of sky; 1973)
  • Đất sau mưa (1977)
  • Khoảng cách giữa lời (1984)
  • Cát sáng (1985), in chung với Vũ Quần Phương
  • Bếp lửa - Khoảng trời (Tập thơ) (1986)
  • Phía nửa mặt trăng chìm (1995)
  • Ném câu thơ vào gió (Tập thơ; Flying a verse with the wind; 2001)
  • Thơ trữ tình (2002)
  • Thơ Bằng Việt (Tập thơ), (2003)

Dịch thuật

  • Hãy nói bằng ngôn ngữ của tình yêu (1978), thơ Yannis Ritsos (Hy Lạp), dịch chung với Tế Hanh, Phạm Hổ, Đào Xuân Quý
  • Lọ lem (1982), thơ E. Evtushenko (Nga)
  • TASS được quyền tuyên bố, tiểu thuyết Liên Xô
  • Thơ trữ tình thế giới thế kỷ XX (hợp tuyển thơ dịch; 2005), NXB Văn Học và Công ty Văn hóa Việt

Biên soạn

  • Mozart, truyện danh nhân
  • Từ điển Văn học, 2 tập, NXB Khoa học xã hội, 1983-1984, đồng tác giả
  • Từ điển Văn học (bộ mới), NXB Thế Giới, 2004, đồng tác giả
  • Từ điển tác gia văn học nước ngoài, đồng tác giả, Hữu Ngọc chủ biên

Giải thưởng

  • Giải nhất về thơ của Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội (1968)
  • Giải thưởng dịch thuật văn học quốc tế và giao lưu văn hóa quốc tế do Quỹ Hòa bình Liên Xô trao tặng năm 1982
  • Giải thưởng Nhà nước về văn học (do Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trao tặng, 2001)
  • Giải thưởng thơ của Hội nhà văn Việt Nam (2002)
  • Giải thưởng văn học ASEAN 2003 cho tập thơ "Ném câu thơ vào gió"
  • "Giải thành tựu trọn đời" của Hội Nhà văn Hà Nội (2005) cho Thơ trữ tình thế giới thế kỷ XX, với nhận xét: "Nhiều bài đã trở nên quen thuộc với các thế hệ người yêu thơ trong bốn thập kỷ qua, mang dấu ấn tâm hồn và nét sang trọng, tinh tế của người chuyển ngữ. Giải trao cho nhà thơ Bằng Việt để ghi nhận thành tựu trọn đời của một dịch giả tài hoa có nhiều đóng góp trong hoạt động giới thiệu văn chương nước ngoài".

chú thích

Các tác phẩm khác

Truyện Kiều 801-850 (tác phẩm có 3254 hàng)  - Nguyễn Du - Thơ

22/08/2013 11:06
Lượt xem 15906
801 Phòng khi nước đã đến chân,
802 Dao này thì liệu với thân sau này,
803 Đêm thu một khắc một chầy,
804 Bâng khuâng như tỉnh như say một mình.

Truyện Kiều 851-900 (tác phẩm có 3254 hàng)  - Nguyễn Du - Thơ

22/08/2013 11:05
Lượt xem 17865
851 Giọt riêng tầm tã tuôn mưa,
852 Phần căm nỗi khách, phần dơ nỗi mình.
853 Tuồng chi là giống hôi tanh,
854 Thân nghìn vàng để ô danh má hồng.

Truyện Kiều 901-950 (tác phẩm có 3254 hàng)  - Nguyễn Du - Thơ

22/08/2013 10:31
Lượt xem 12283
901 “Nghìn tầm nhờ bóng tùng quân,
902 “Tuyết sương che chở cho thân cát đằng.”
903 Cạn lời, khách mới thưa rằng;
904 “Buộc chân, thôi cũng xích thằng nhiệm trao.

Truyện Kiều 951-1000 (tác phẩm có 3254 hàng)  - Nguyễn Du - Thơ

22/08/2013 10:29
Lượt xem 16032
951 Dạy rằng: “Con lạy mẹ đây,
952 “Lạy rồi sang lạy cậu mày bên kia”
953 Nàng rằng: “Phải bước lưu ly,
954 “Phận hèn, vâng đã cam bề tiểu tinh.

Truyện Kiều 1001-1050 (tác phẩm có 3254 hàng)  - Nguyễn Du - Thơ

22/08/2013 10:28
Lượt xem 14859
1001 Thuốc thang suốt một ngày thâu,
1002 Giấc mơ nghe đã dầu dầu vừa tan.
1003 Tú bà chực sẵn bên màn,
1004 Lựa lời khuyên giải mơn man gỡ dần:

Truyện Kiều 1051-1100 (tác phẩm có 3254 hàng)  - Nguyễn Du - Thơ

22/08/2013 10:27
Lượt xem 25802
1051 Buồn trông nội cỏ dầu dầu,
1052 Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
1053 Buồn trông gió cuốn mặt ghềnh,
1054 ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Truyện Kiều 1101-1150 (tác phẩm có 3254 hàng)  - Nguyễn Du - Thơ

22/08/2013 10:26
Lượt xem 16793
1101 Lặng ngồi lẩm nhẩm gật đầu:
1102 “Ta đây nào phải ai đâu mà rằng!
1103 “Nàng đà biết đến ta chăng,
1104 “Bể trầm luân, lấp cho bằng mới thôi!”

Truyện Kiều 1151-1200 (tác phẩm có 3254 hàng)  - Nguyễn Du - Thơ

22/08/2013 10:25
Lượt xem 13838
1151 Bày vai có ả Mã Kiều,
1152 Xót nàng, ra mới đánh liều chịu đoan.
1153 Mụ càng kể nhặt, kể khoan,
1154 Gạn gùng đến mực nồng nàn mới tha,

Truyện Kiều 1201-1250 (tác phẩm có 3254 hàng)  - Nguyễn Du - Thơ

22/08/2013 10:25
Lượt xem 11537
1201 “Nghề chơi cũng lắm công phu,
1202 “Làng chơi ta phải biết cho đủ điều.”
1203 Nàng rằng: “Mưa gió dập dìu,
1204 “Liều thân thì cũng phải liều thế thôi!”

Truyện Kiều 1251-1300 (tác phẩm có 3254 hàng)  - Nguyễn Du - Thơ

22/08/2013 10:11
Lượt xem 17699
1251 Nỗi lòng đòi đoạn xa gần,
1252 Chẳng vò mà rối, chẳng dần mà đau!
1253 Nhớ ơn chín chữ cao sâu,
1254 Một ngày một ngả bóng dâu tà tà.

Hiển thị 1701 - 1710 tin trong 2205 kết quả