Thơ

Bùi Giáng (1926-1998) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn  - Thơ

06/01/2015 20:30
Lượt xem 24963

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Bùi Giáng (1926-1998), là nhà thơ, dịch giả và là nhà nghiên cứu văn học của Việt Nam. Các bút danh khác của ông là: Trung niên thi sĩ, Thi sĩ, Bùi Bàn Dúi, Bùi Văn Bốn, Vân Mồng...Ông nổi tiếng từ năm 1962 với tập thơ Mưa nguồn.

Tiểu sử

Bùi Giáng sinh ngày 17 tháng 12 năm 1926 tại làng Thanh Châu thuộc xã Vĩnh Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.

Cha ông là Bùi Thuyên, thuộc đời thứ 16 của dòng họ Bùi ở Quảng Nam. Do người vợ cả qua đời sớm nên ông lấy người vợ kế là bà Huỳnh Thị Kiền. Bùi Giáng là con đầu của Bùi Thuyên với Huỳnh Thị Kiền, nhưng là con thứ 5 nếu tính tất cả các anh em. Khi vào Sài Gòn, ông được gọi theo cách gọi miền Nam là Sáu Giáng.

Năm 1933, ông bắt đầu đi học tại trường làng Thanh Châu.

Năm 1936, ông học trường Bảo An (Điện Bàn) với thầy Lê Trí Viễn.

Năm 1939, ông ra Huế học tư tại Trường trung học Thuận Hóa. Trong số thầy dạy ông có Cao Xuân Huy, Hoài Thanh, Đào Duy Anh.

Tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, nhưng sau đó ông cũng kịp đậu bằng Thành chung.

Năm 1949, ông tham gia kháng chiến chống Pháp, làm bộ đội Công binh.

Năm 1950, ông thi đỗ tú tài đặc biệt do Liên khu V tổ chức, được cử tới Hà Tĩnh để tiếp tục học. Từ Quảng Nam phải đi bộ theo đường núi hơn một tháng rưỡi, nhưng khi đến nơi, thì ông quyết định bỏ học để quay ngược trở về quê, để đi chăn bò trên vùng rừng núi Trung Phước.

Năm 1952, ông trở ra Huế thi tú tài 2 ban Văn chương. Thi đỗ, ông vào Sài Gòn ghi danh học Đại học Văn khoa. Tuy nhiên, theo T. Khuê thì sau khi nhìn danh sách các giáo sư giảng dạy lại, ông quyết định chấm dứt việc học và bắt đầu viết khảo luận, sáng tác, dịch thuật và đi dạy học tại các trường tư thục [1].

Năm 1965, nhà ông bị cháy làm mất nhiều bản thảo của ông.

Năm 1969, ông "bắt đầu điên rực rỡ" (chữ của Bùi Giáng). Sau đó, ông "lang thang du hành Lục tỉnh" (chữ của Bùi Giáng), trong đó có Long Xuyên, Châu Đốc...

Năm 1971, ông trở lại sống ở Sài Gòn. Thi sĩ Bùi Giáng mất lúc 2 giờ chiều ngày 7 tháng 10 năm 1998, sau một cơn tai biến mạch máu tại bệnh viện Chợ Rẫy (Thành phố Hồ Chí Minh, tức Sài Gòn cũ) sau những năm tháng sống "điên rồ lừng lẫy chết đi sống lại vẻ vang" (chữ của Bùi Giáng). Ông được chôn cất tại nghĩa trang Gò Dưa, quận Thủ Đức.

Tác phẩm

Theo thống kê chưa đầy đủ, tác phẩm của Bùi Giáng có (tạm phân theo thể loại):

Tập thơ

  • Mưa nguồn (1962)
  • Lá hoa cồn (1963)
  • Màu hoa trên ngàn (1963)
  • Ngàn thu rớt hột (1963)
  • Bài ca quần đảo (1963)
  • Sa mạc trường ca (1963)
  • Sa mạc phát tiết (1969)
  • Mùi Hương Xuân Sắc (1987)
  • Rong rêu (1995)
  • Đêm ngắm trăng (1997)
  • Thơ Bùi Giáng (Montréal, 1994)
  • Thơ Bùi Giáng (California, 1994)…
  • Mười hai con mắt (2001)
  • Thơ vô tận vui (2005)
  • Mùa màng tháng tư (2007)

Nhận định

Tất cả đều được xuất bản năm 1957.

Giảng luận

Tất cả đều được xuất bản năm 1957-1959.

Triết học

  • Tư tưởng hiện đại (1962)
  • Martin Heidgger và tư tưởng hiện đại I và II (1963)
  • Sao gọi là không có triết học Heidgger? (1963)
  • Dialoque (viết chung, 1965)

Tạp văn

Các sách xuất bản năm 1969, có:.

  • Đi vào cõi thơ
  • Thi ca tư tưởng
  • Sa mạc phát tiết
  • Sương bình nguyên
  • Trăng châu thổ
  • Mùa xuân trong thi ca.
  • Thúy Vân

Các sách xuất bản năm 1970, có:

  • Biển Đông xe cát
  • Mùa thu trong thi ca.

Các sách xuất bản năm 1971, có:

  • Ngày tháng ngao du
  • Đường đi trong rừng
  • Lời cố quận
  • Lễ hội tháng Ba
  • Con đường ngã ba-Bước đi của tư tưởng…

Sách dịch

Các sách xuất bản năm 1966, có:

  • Trăng Tỳ hải
  • Cõi người ta
  • Khung cửa hẹp
  • Hoa ngõ hạnh
  • Othello

Các sách xuất bản năm 1967, có:

  • Bạo chúa Caligula
  • Ngộ nhận
  • Kim kiếm điêu linh

Các sách xuất bản năm 1968, có:

  • Con đường phản kháng
  • Mùa hè sa mạc
  • Kẻ vô luân

Các sách xuất bản năm 1969, có:

  • Nhà sư vướng luỵ
  • Ophélia Hamlet
  • Hòa âm điền dã

Các sách xuất bản năm 1973 và 1974, có:

Hiện nay, nhiều tác phẩm của ông đã và đang được tái bản và xuất bản trong và ngoài nước.

Đánh giá

Trước và sau năm 1975, đã có nhiều bài viết về ông và sự nghiệp văn chương của ông. Ở đây chỉ trích giới thiệu thêm ý kiến của nhà nghiên cứu T. Khuê được in trong Từ điển văn học (bộ mới):

Bùi Giáng viết rất nhiều, nhưng những gì còn lại chính là thơ. Thơ ông, ngay từ thuở đầu đã rong chơi, lãng mạn, tinh nghịch, nhẹ nhàng, hóm hỉnh, luôn là những lời vấn đáp lẩn thẩn về ý nghĩa cuộc đời, về lẽ sinh tồn, về những chuyện phù du, dâu bể, ẩn khuất khía cạnh dục tình khép mở của Hồ Xuân Hương...Từ Nguyễn Du, ông tạo nên một môtip bạc mệnh hiện đại, có màu sắc siêu thực qua tính cách tạo hình, có chất hoang mang của con người bất khả tri về mình, về người khác trong cuộc sinh tồn hiện hữu...
Bùi Giáng đã tái dựng lục bát trong bối cảnh mới của thời đại hiện sinh. Nguồn thơ của ông phát tiết trong khoảng thời gian ngắn, chỉ hai năm 1962-1963 đã có tới 6 tập thơ…Chuyện hạ bút thành thơ của ông được xác định như là một hiện tượng độc đáo…Tuy nhiên bi kịch của Bùi Giáng là ông lập lại chính mình, ngay cả trong thơ, cho nên những hình ảnh đẹp, những tư tưởng tân kỳ, nhiều khi được dùng lại nhiều lần trở thành sáo và vô nghĩa...
Nhưng dù sao chăng nữa, ông cũng đã tạo được một mẫu ngông thời đại, sáng tạo một kiểu say sưa, chán đời của thế kỷ 20, khác với Nguyễn Khuyến trong thế kỷ 19 hoặc Tản Đà ở đầu thế kỷ 20[2].

chú thích

Các tác phẩm khác

Vẫn chờ một mùa xuân  - Lưu Vĩnh Hạ - Thơ

17/12/2014 22:52
Lượt xem 20608
Bao năm qua anh đi chưa trở lại
Nơi quê nghèo em khắc khoải chờ mong
Nghe cô đơn len lén chiếm vào hồn
Lòng chợt nhớ xuân nào ta ly biệt

Tình mộng đêm xuân  - Lưu Vĩnh Hạ - Thơ

17/12/2014 22:52
Lượt xem 16640
Mùa xuân đến anh nhớ em nhiều lắm
Nhớ môi cười và ánh mắt long lanh
Nhớ một chiều em nói chuyện xa xăm
Anh không hiểu ne6n cứ hoài ngớ ngẩn

Đôi đũa lệch  - Lưu Vĩnh Hạ - Thơ

17/12/2014 22:50
Lượt xem 16434
Anh cũng biết
Mình như đôi đũa lệch
Một chiếc dài
Một chiếc ngắn thành đôi
Tạo hóa trêu hay duyên nợ do trời
Mà chiếc kia lại dựa vào chiếc nọ

Bóng dừa quê hương  - Lưu Vĩnh Hạ - Thơ

17/12/2014 22:49
Lượt xem 21408
Ngày xưa cắp sách đến trường
Quê hương là những con đường tuổi thơ
Con chuồng chuồng trái mù u
Hàng dừa nghiêng bóng đôi bờ sông quê

Chỉ là dĩ vãng  - Lưu Vĩnh Hạ - Thơ

17/12/2014 22:49
Lượt xem 20456
Mưa làm cho đất phôi pha
Hai ta hóa đá cũng là rong rêu
Mây hồng tuổi độ bao nhiêu
Có che được hết buổi chiều hoàng hôn

Chỉ là kỷ niệm  - Lưu Vĩnh Hạ - Thơ

17/12/2014 22:48
Lượt xem 10489
Còn đâu đôi mắt xưa buồn
Những đêm thao thức chờ trông một người
Bây giờ chỉ mỗi tôi thôi
Nghe ray rứt nỗi ngậm ngùi quanh đây

Bóng nước  - Lưu Vĩnh Hạ - Thơ

17/12/2014 22:37
Lượt xem 22157
Bập bồng
Bong bóng trời mưa
Chút chua xót của
Ngày xưa có còn
Cây mơ lá rũ
Chiều đông
Hồn tôi nhàu nát mênh mông nỗi buồn

Bên hàng dâm bụt  - Lưu Vĩnh Hạ - Thơ

17/12/2014 22:36
Lượt xem 12256
Tôi về thăm lại chốn xưa
Qua cây cầu nhỏ nắng trưa mùa hè
Con đường vẫn bóng hàng tre
Hàng dâm bụt nở loe hoe bên rào

Vọng tiếng quê hương  - Lưu Vĩnh Hạ - Thơ

17/12/2014 22:35
Lượt xem 22675
Những cuộc đời là biển trôi sóng nổi
Chấm hỏi nào cũng là kẻ tha hương
Đừng hỏi tôi đâu là những cánh đồng
Quê hương xưa có còn chùm khế ngọt

Mưa chiều miền Trung  - Lưu Vĩnh Hạ - Thơ

17/12/2014 22:34
Lượt xem 26483
Răng mà da diết người ơi
Chiều trên phố Huế mưa rơi nhạt nhòa
Hồi chuông Thiên Mụ trôi xa
Vãn câu chuyện cổ nghe ra mà buồn

Hiển thị 1161 - 1170 tin trong 2206 kết quả