Thơ

Chế Lan Viên (1920-1989) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn  - Thơ

22/12/2014 10:37
Lượt xem 30309

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Chế Lan Viên (1920-1989) là một nhà thơ, nhà văn hiện đại nổi tiếng ở Việt Nam

Cuộc đời văn nghiệp

Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1920 tại xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.

Ông lớn lên và đi học ở Quy Nhơn, đỗ bằng Thành chung (THCS hay cấp II hiện nay) thì thôi học, đi dạy tư kiếm sống. Có thể xem Quy Nhơn, Bình Định là quê hương thứ hai của Chế Lan Viên, nơi đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn của nhà thơ.

Ông bắt đầu làm thơ từ năm 12, 13 tuổi. Năm 17 tuổi, với bút danh Chế Lan Viên, ông xuất bản tập thơ đầu tay nhan đề Điêu tàn, có lời tựa đồng thời là lời tuyên ngôn nghệ thuật của "Trường Thơ Loạn". Từ đây, cái tên Chế Lan Viên trở nên nổi tiếng trên thi đàn Việt Nam. Ông cùng với Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Quách Tấn được người đương thời gọi là "Bàn thành tứ hữu" của Bình Định.

Năm 1939, ông ra học tại Hà Nội. Sau đó Chế Lan Viên vào Sài Gòn làm báo rồi ra Thanh Hóa dạy học. Năm 1942, ông cho ra đời tập văn Vàng sao, tập thơ triết luận về đời với màu sắc siêu hình, huyền bí.

Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông tham gia phong trào Việt Minh tại Quy Nhơn, rồi ra Huế tham gia Đoàn xây dựng cùng với Hoài Thanh, Lưu Trọng Lư, Đào Duy Anh. Thời kỳ này, Chế Lan Viên viết bài và làm biên tập cho các báo Quyết thắng, Cứu quốc, Kháng chiến. Phong cách thơ của ông giai đoạn này cũng chuyển dần về trường phái hiện thực. Tháng 7 năm 1949, trong chiến dịch Tà Cơn-đường 9 (Quảng Trị), Chế Lan Viên gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương[1].

Năm 1954, Chế Lan Viên tập kết ra Bắc làm biên tập viên báo Văn học. Từ năm 1956 đến năm 1958, ông công tác ở phòng văn nghệ, Ban tuyên huấn trung ương và đến cuối năm 1958 trở lại làm biên tập tuần báo Văn học (sau là báo Văn nghệ). Từ năm 1963 ông là ủy viên thường vụ Hội nhà văn Việt Nam, ủy viên ban thư kí Hội nhà văn Việt Nam. Ông cũng là đại biểu Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa các khóa IV, V và VI, ủy viên Ban văn hóa - giáo dục của quốc hội.

Sau 1975, ông vào sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ông mất ngày 19 tháng 6 năm 1989 (tức ngày 16 tháng 5 năm Kỷ Tỵ) tại Bệnh viện Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh, thọ 69 tuổi.

Ông được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996).

Con gái ông, bà Phan Thị Vàng Anh, cũng là một nhà văn nổi tiếng.

Quan điểm và phong cách sáng tác

Con đường thơ của Chế Lan Viên "trải qua nhiều biến động, nhiều bước ngoặt với những trăn trở, tìm tòi không ngừng của nhà thơ"[2], thậm chí có một thời gian dài im lặng (1945-1958).

Trước Cách mạng tháng Tám, thơ Chế Lan Viên là một thế giới đúng nghĩa "trường thơ loạn": "kinh dị, thần bí, bế tắc của thời Điêu tàn [3] với xương, máu, sọ người, với những cảnh đổ nát, với tháp Chàm". Những tháp Chàm "điêu tàn" là một nguồn cảm hứng lớn đáng chú ý của Chế Lan Viên. Qua những phế tích đổ nát và không kém phần kinh dị trong thơ Chế Lan Viên, ta thấy ẩn hiện hình bóng của một vương quốc hùng mạnh thời vàng son, cùng với nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ.

Sau Cách mạng tháng Tám, thơ ông đã "đến với cuộc sống nhân dân và đất nước, thấm nhuần ánh sáng của cách mạng"[4], và có những thay đổi rõ rệt. Trong thời kì 1960-1975, thơ Chế Lan Viên vươn tới khuynh hướng sử thi hào hùng, chất chính luận, đậm tính thời sự. Sau năm 1975, "thơ Chế Lan Viên dần trở về đời sống thế sự và những trăn trở của cái "tôi" trong sự phức tạp, đa diện và vĩnh hằng của đời sống"[5].

Phong cách thơ Chế Lan Viên rất rõ nét và độc đáo. Thơ ông là sức mạnh trí tuệ được biểu hiện trong khuynh hướng suy tưởng - triết lí. "chất suy tưởng triết lí mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của hình ảnh thơ được sáng tạo bởi một ngòi bút thông minh, tài hoa"[6] Khai thác triệt để các tương quan đối lập. Và nổi bật nhất là năng lực sáng tạo hình ảnh phong phú, độc đáo nhiều ý nghĩa biểu tượng.

Các bút danh

Ngoài bút danh Chế Lan Viên (được hiểu là tác giả tự nhận mình là bông hoa lan trong khu vườn nhà họ Chế- dòng họ vua chúa của dân tộc Chàm ở nước Chiêm Thành xưa) nổi tiếng, trong bài giới thiệu tập tiểu luận Những bước đường tư tưởng của tôi của Xuân Diệu, đăng trên báo Văn học tháng 9 năm 1958, ông ký bút danh Thạch Hãn (tên một con sông tỉnh Quảng Trị quê ông). Nhiều bài báo in trên báo Thống Nhất, xuất bản ở Hà Nội trước tháng 5 năm 1975, ông cũng ký bằng bút danh này.

Từ năm 1959 đến năm 1963, trong thời gian làm biên tập báo Văn học, phụ trách chuyên mục Nói chuyện văn thơ, trả lời bạn đọc, ông ký bút danh Chàng Văn. Năm 1961, Nhà xuất bản Văn học đã cho xuất bản hai tập Vào nghềNói chuyện văn thơ của tác giả Chàng Văn.

Trong mục Nụ cười xuân trên báo Văn học, Chế Lan Viên có hai bài viết ngắn là Ngô bói KiềuLý luận Đờ Gôn ký tên Oah (tức Hoan).

Tác phẩm chính

Thơ

  • Điêu tàn (1937)
  • Gửi các anh (1954)
  • Ánh sáng và phù sa (1960)
  • Hoa ngày thường (1967)
  • Chim báo bão (1967)
  • Những bài thơ đánh giặc (1972)
  • Đối thoại mới (1973)
  • Ngày vĩ đại (1976)
  • Hoa trước lăng Người (1976)
  • Dải đất vùng trời (1976)
  • Hái theo mùa (1977)
  • Hoa trên đá (1984)
  • Tuyển tập thơ Chế Lan Viên (tập I, 1985; tập II, 1990)
  • Ta gửi cho mình (1986)
  • Di cảo thơ I, II, III (1992, 1993, 1995)
  • Tuyển tập thơ chọn lọc

Văn

  • Vàng sao (1942)
  • Thăm Trung Quốc (bút ký, 1963)
  • Những ngày nổi giận (bút ký, 1966)
  • Bác về quê ta (tạp văn, 1972)
  • Giờ của đô thành (bút ký, 1977)
  • Nàng tiên trên mặt đất (1985)

Tiểu luận phê bình

  • Kinh nghiệm tổ chức sáng tác (1952)
  • Nói chuyện thơ văn (1960)
  • Vào nghề (1962)
  • Phê bình văn học (1962)
  • Suy nghĩ và bình luận (1971)
  • Bay theo đường bay dân tộc đang bay (1976)
  • Nghĩ cạnh dòng thơ (1981)
  • Từ gác Khuê Văn đến quán Trung Tân (1981)
  • Ngoại vi thơ (1987)
  • Nàng và tôi (1992)

chú thích

Các tác phẩm khác

Hoa nở sớm  - Xuân Diệu - Thơ

17/12/2014 11:16
Lượt xem 13040
Hoa chẳng chờ em, nở sớm hơn,
Một vùng xao xuyến dạ lan hương.
Bỗng đêm ngào ngạt qua khung cửa
Ấy dạ lan hoa hội giữa vườn.

Bá Nha, Trương Chi  - Xuân Diệu - Thơ

17/12/2014 11:15
Lượt xem 14904
Anh là người thuyền chài Trương Chi
Trong trái tim mang em đọng lại
Anh là người gảy đàn Bá Nha
Đã đặt em thành khúc nhạc ca

Tình trai  - Xuân Diệu - Thơ

17/12/2014 11:13
Lượt xem 16724
Tôi nhớ Rimbaud với Verlaine
Hai chàng thi sĩ choáng hơi men
Say thơ xa lạ, mê tình bạn
Khinh rẻ khuôn mòn, bỏ lối quên

Mưa  - Xuân Diệu - Thơ

17/12/2014 11:09
Lượt xem 11228
Lâm râm mưa chuyện trên cành
Thì thầm lá nói trong mành nước xe
Phòng anh nghe tiếng mưa đi
Em xa - chẳng hiểu làm chi giờ này

Hôn cái nhìn  - Xuân Diệu - Thơ

17/12/2014 11:08
Lượt xem 26299
Không phải anh hôn nơi mắt
Anh hôn cái nhìn của em
Mắt em một vừng yêu mến
Thắt anh trong lưới êm đềm

Chỉ ở lòng ta  - Xuân Diệu - Thơ

17/12/2014 11:07
Lượt xem 11076
Chỉ là gió, nhưng lòng tôi thả bướm
Thêm phất phơ cho hơi thở vừa hiền
Chỉ là trăng, nhưng tôi thấy thần tiên
Như tuyệt diệu: bởi hồn tôi xanh quá

Hoa đẹp là hoa nhìn với mắt em  - Xuân Diệu - Thơ

17/12/2014 11:07
Lượt xem 20678
Hoa đẹp là hoa nhìn với mắt em
Cửa sổ là khung có hình em ở giữa
Tách nước - là ngón tay em cầm
Quyển sách chao đèn là bóng em đọc mở

Tặng bạn bây giờ  - Xuân Diệu - Thơ

17/12/2014 11:06
Lượt xem 10777
Ta biết ngày mai em có vợ
Đi làm hai bữa, tối về thăm -
Cơm xong, chén nước chờ bên cạnh
Em bế thằng con được mấy năm

Mong  - Xuân Diệu - Thơ

17/12/2014 11:04
Lượt xem 23713
Em hẹn hai lần đặt bước xinh
Hai lần hoa đã đợi trong bình
Chiếu son anh trải bằng tâm tưởng
Đón tự nơi em sang chốn anh

Đa tình  - Xuân Diệu - Thơ

17/12/2014 11:04
Lượt xem 28516
Nghìn buổi sáng, bình minh se chỉ thắm
Đem lòng tôi ràng rịt với xuân tươi
Thuở xưa kia là con của mặt trời
Tôi có lửa ở trong mình nắng đọng

Hiển thị 1441 - 1450 tin trong 2130 kết quả