Thơ

Chinh phụ ngâm khúc  - Đặng Trần Côn  - Thơ

20/12/2014 07:57
Lượt xem 15956

Nguyên tác: Đặng Trần Côn
Bản dịch: Bác sĩ Nguyễn huy Hùng

Trích đoạn từ " Tự tự "của bác sĩ Nguyễn huy Hùng

Bản Chinh Phụ Ngâm do Đặng Trần Côn sáng tác là một tuyệt phẩm: Nó là một viên ngọc vô giá của nền văn học Hán Việt nước ta . Điều này không ai phủ nhận cả . Khi họ Đặng cho phổ biến tập thơ này thì tất cả các giới văn nghệ sĩ, nho sĩ thời đó đều phải kinh ngạc và thán phục . Ngô thì Sỹ, một bậc "đàn anh" của văn đàn Việt Nam thuở đó đã phải thốt lên rằng : họ Đặng đã vượt qua lão Ngô này rồi vậy ! Phạm đình Hổ trong quyển TANG THƯƠNG NGẪU LỤC có kể lại chuyện một thi sĩ Trung Hoa khi đọc tập thơ này đã phải thốt lên rằng : tác giả tập thơ này chẳng thể sống quá ba năm được vì bao tinh lực trong người đã đem ra xử dụng hết rồi ! và quả nhiên không bao lâu sau đó thì họ Đặng mất . Một tập thơ đã gây xúc động mạnh mẽ một thời đến như thế mà nay hầu như chẳng còn ai biết đến nữa thì quả là một điều không thể chấp nhận được . Ngày nay khi nhắc đến Chinh Phụ Ngâm thì chả còn ai nhớ đến bản cổ nhạc phủ nữa mà chỉ còn nhớ bài diễn Nôm song thất lục bát mà thôi . Tập thơ đã được dịch ra Anh, Pháp và Nhật ngữ nhưng tất cá các bản dịch đó đều đã được dịch ra từ bản diễn Nôm, nghĩa là dịch ra từ một bản dịch chứ không dịch ra từ nguyên tác, và điều này chắc chắn không khỏi làm cho vong hồn họ Đặng đau đớn . Chính vì bất công này đối với họ Đặng mà tôi có ý định giới thiệu lại tập đó của ông .

Âm thanh của bản cổ nhạc phủ này hay vô cùng, bản song thất lục bát không thể nào so sánh nổi .......... Nay nền văn học Hán Việt của nước ta gần như đã tàn lụi, để cho một kiệt tác đi vào quên lãng thì đau lòng biết mấy .....

Sách này tôi dịch ra từ bản Chinh Phụ Ngâm Khúc viết bằng chữ Hán, do giáo sư Trúc Nội Dự Chi Trợ (Yonosuke Takeuchi) của trường đại học Tokyo chép lại từ bản của giáo sư Hoàng Xuân Hãn (ấn bản Minh Tân 1952) .....

Vì chủ trương bài dịch chỉ có mục đích giới thiệu lại nguyên tác nên đã được "rập khuôn" theo nguyên thể, có số câu, số chữ, số vần giống như trong nguyên tác, câu nào dịch câu nấy, không hoán vị, chữ nào cố gắng dịch chữ nấy, các nhịp trong câu thơ cũng giữ nguyên, và vần bằng hoặc trắc của thơ cũng không đổi vì nghĩ rằng đây là một ca khúc có âm thanh tiết tấu rất là đặc biệt .....

Tác phẩm được chia làm năm chương . Mỗi chương lại chia thành nhiều đoạn dài ngắn khác nhau . Mỗi đoạn gieo một vần khác nhau, có đoạn độc vận, có đoạn hoán vận .
.........................

Houston, Tân Mùi niên Sơ Xuân (1991)
BS Nguyễn huy Hùng

Các tác phẩm khác

Đất nước đàn bầu (câu 001 - 050)  - Lưu Quang Vũ - Thơ

22/08/2013 14:48
Lượt xem 14425
Đi dọc một triền sông
Những chiếc trống đồng vùi trong cát
Những mảnh bình vỡ nát
Những mũi tên lăn lóc

Thơ ru em ngủ  - Lưu Quang Vũ - Thơ

22/08/2013 14:45
Lượt xem 20453
Ngủ đi em ơi, trời xanh sau lá thưa
Trưa đã sẫm rồi, cửa ngỏ sương sa
Em nằm nghiêng, tóc cụp xuống như lông thỏ
Như con sóc hiền, như chùm dẻ mùa đông.

Những chiếc lá rơi  - Lưu Quang Vũ - Thơ

22/08/2013 14:41
Lượt xem 22770
Con người bé nhỏ
trong thành phố không màu
trước một chiếc cầu
không thể đi qua

Bài hát ấy vẫn còn dang dở  - Lưu Quang Vũ - Thơ

22/08/2013 14:40
Lượt xem 20221
Nắng đã tắt dần trên lá im
Chiều đã xẫm màu xanh trong mắt tối
Đường đã hết trước biển cao vời vợi
Tay đã buông khi vừa dứt cung đàn

Bầy ong trong đêm sâu  - Lưu Quang Vũ - Thơ

22/08/2013 14:39
Lượt xem 18520
Tâm hồn anh dằn vặt cuộc đời anh
Thắp một ngọn đèn hồng như ánh lửa
Ðêm sâu quá đêm nào biết ngủ
Chỉ con người đến ngủ giữa đêm thôi

Chiều chuyển gió  - Lưu Quang Vũ - Thơ

22/08/2013 14:36
Lượt xem 16246
Chân bước vội em về từ phố rộng
Mang mùa hè xanh biếc trên vai
Chiều mênh mông gió lớn thổi từ trời
Em bỏ nón, tóc lòa xòa trên má.

Bắc hành tạp lục  - Nguyễn Du - Thơ

22/08/2013 14:25
Lượt xem 16244
Tập thơ này của Nguyễn Du sáng tác trong vòng 1 năm, từ tháng hai đến tháng chạp năm Quý Dậu (1813) khi ông cầm đầu một phái đoàn sang sứ Trung Quốc. Mở đầu quyển là bài cảm tác khi trở ra Thăng Long để lên đường sang Trung Quốc. Bài cuối làm khi trở về đến Võ Xương (Hồ Bắc), từ đó lên thuyền trở về, nên không có đề tài ngâm vịnh nữa. Thơ ghi chép những điều trông thấy, những cảm nghĩ dọc đường.

Bắc hành tạp lục - Bài 1  - Nguyễn Du - Thơ

22/08/2013 14:23
Lượt xem 17982
Tản Lĩnh Lô Giang tuế tuế đồng
Bạch đầu do đắc kiến Thăng Long
Thiên niên cự thất thành quan đạo
Nhất phiến tân thành một cố cung

Bắc hành tạp lục - Bài 2  - Nguyễn Du - Thơ

22/08/2013 14:22
Lượt xem 14981
Cổ thời minh nguyệt chiếu tân thành
Do thị Thăng Long cựu đế kinh
Cù hạng tứ khai mê cựu tích
Quản huyền nhất biến tạp tân thanh

Bắc hành tạp lục - Bài 3  - Nguyễn Du - Thơ

22/08/2013 14:20
Lượt xem 13837
Phồn hoa nhân vật loạn lai phi
Huyền hạc qui lai kỷ cá tri
Hồng tụ tằng văn ca uyển chuyển
Bạch đầu tương kiến khốc lưu ly

Hiển thị 1061 - 1070 tin trong 1613 kết quả