Thơ

Chinh phụ ngâm khúc  - Đặng Trần Côn  - Thơ

20/12/2014 07:57
Lượt xem 16006

Nguyên tác: Đặng Trần Côn
Bản dịch: Bác sĩ Nguyễn huy Hùng

Trích đoạn từ " Tự tự "của bác sĩ Nguyễn huy Hùng

Bản Chinh Phụ Ngâm do Đặng Trần Côn sáng tác là một tuyệt phẩm: Nó là một viên ngọc vô giá của nền văn học Hán Việt nước ta . Điều này không ai phủ nhận cả . Khi họ Đặng cho phổ biến tập thơ này thì tất cả các giới văn nghệ sĩ, nho sĩ thời đó đều phải kinh ngạc và thán phục . Ngô thì Sỹ, một bậc "đàn anh" của văn đàn Việt Nam thuở đó đã phải thốt lên rằng : họ Đặng đã vượt qua lão Ngô này rồi vậy ! Phạm đình Hổ trong quyển TANG THƯƠNG NGẪU LỤC có kể lại chuyện một thi sĩ Trung Hoa khi đọc tập thơ này đã phải thốt lên rằng : tác giả tập thơ này chẳng thể sống quá ba năm được vì bao tinh lực trong người đã đem ra xử dụng hết rồi ! và quả nhiên không bao lâu sau đó thì họ Đặng mất . Một tập thơ đã gây xúc động mạnh mẽ một thời đến như thế mà nay hầu như chẳng còn ai biết đến nữa thì quả là một điều không thể chấp nhận được . Ngày nay khi nhắc đến Chinh Phụ Ngâm thì chả còn ai nhớ đến bản cổ nhạc phủ nữa mà chỉ còn nhớ bài diễn Nôm song thất lục bát mà thôi . Tập thơ đã được dịch ra Anh, Pháp và Nhật ngữ nhưng tất cá các bản dịch đó đều đã được dịch ra từ bản diễn Nôm, nghĩa là dịch ra từ một bản dịch chứ không dịch ra từ nguyên tác, và điều này chắc chắn không khỏi làm cho vong hồn họ Đặng đau đớn . Chính vì bất công này đối với họ Đặng mà tôi có ý định giới thiệu lại tập đó của ông .

Âm thanh của bản cổ nhạc phủ này hay vô cùng, bản song thất lục bát không thể nào so sánh nổi .......... Nay nền văn học Hán Việt của nước ta gần như đã tàn lụi, để cho một kiệt tác đi vào quên lãng thì đau lòng biết mấy .....

Sách này tôi dịch ra từ bản Chinh Phụ Ngâm Khúc viết bằng chữ Hán, do giáo sư Trúc Nội Dự Chi Trợ (Yonosuke Takeuchi) của trường đại học Tokyo chép lại từ bản của giáo sư Hoàng Xuân Hãn (ấn bản Minh Tân 1952) .....

Vì chủ trương bài dịch chỉ có mục đích giới thiệu lại nguyên tác nên đã được "rập khuôn" theo nguyên thể, có số câu, số chữ, số vần giống như trong nguyên tác, câu nào dịch câu nấy, không hoán vị, chữ nào cố gắng dịch chữ nấy, các nhịp trong câu thơ cũng giữ nguyên, và vần bằng hoặc trắc của thơ cũng không đổi vì nghĩ rằng đây là một ca khúc có âm thanh tiết tấu rất là đặc biệt .....

Tác phẩm được chia làm năm chương . Mỗi chương lại chia thành nhiều đoạn dài ngắn khác nhau . Mỗi đoạn gieo một vần khác nhau, có đoạn độc vận, có đoạn hoán vận .
.........................

Houston, Tân Mùi niên Sơ Xuân (1991)
BS Nguyễn huy Hùng

Các tác phẩm khác

Nhớ Tú Xương  - Trần Hậu - Thơ

18/08/2013 15:34
Lượt xem 15339
Nghĩ lại thương ông đến bất bình
Số phận lung trung điểu bách thanh
Ông Nghè ông Cống kinh chữ nghĩa
Quan Pháp quan Nam sợ thanh danh

Thơ tặng vợ  - Cao Thoại Châu - Thơ

18/08/2013 15:32
Lượt xem 12837
Không phải vợ ông Trần Tế Xương
nhà thơ có hai bàn tay trắng
có bãi xa thân cò cánh mỏng
tiếng eo sèo như sóng dậy trên sông

Tự cười mình - Ii  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

18/08/2013 15:25
Lượt xem 10040
Lúc túng toan lên bán cả trời
Trời cười: thằng bé nó hay chơi...
Cho hay công nợ là như thế
Mà vẫn phong lưu suốt cả đời.

Tự cười mình - I  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

18/08/2013 15:24
Lượt xem 12559
Ở phố Hàng Nâu có phỗng sành
Mặt thời lơ láo, mắt thời xanh
Vuốt râu nịnh bợ, con bu nó
Quắc mắt khinh đời, cái bộ anh

Ta chẳng ra chi  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

18/08/2013 15:22
Lượt xem 13995
Nếu có khôn ngoan đã vợ nhờ,
Dại mà nhờ vợ, vợ làm ngơ.
Sáng nem, bữa tối đòi ăn chả,
Nay kiệu, ngày mai lại giở cờ.

Ông Cử thứ năm  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

18/08/2013 15:21
Lượt xem 10211
Ông cử thứ năm, con cái ai ? (1)
Học trò quan đốc Tả Thanh Oai.
Nghe tin, cụ cố cười ha hả
Vứt cả dao cầu xuống ruộng khoai !

Phố hàng Song  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

18/08/2013 15:19
Lượt xem 11522
Ở phố Hàng Song thật lắm quan, (1)
Thành thì đen kịt, đốc thì lang (2)
Chồng chung vợ chạ, kìa cô Bố
Đậu lạy quan xin, nọ chú Hàn.

Trần Tế Xương (Tú Xương)  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

18/08/2013 15:17
Lượt xem 7745
Tiểu sử
Trần Tế Xương lúc nhỏ bố mẹ đạt tên là Trần Duy Uyên. Sinh ngày 10 - 8 năm Canh Ngọ (5 - 9 - 1870 Dương lịch) ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Ðịnh (nay thuộc phố hàng nâu Nam Ðịnh). Lớn lên tự là Mặc Trái, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh. Ông đậu Tú Tài năm Giáp Ngọ (1894) nên người đời thường gọi ông là Tú Xương.

Tự trào  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

18/08/2013 15:12
Lượt xem 10574
Ở phố Hàng Nâu có phỗng sành (1)
Mắt thời lơ láo mặt thời xanh
Vuốt râu nịnh vợ con bu nó
Quắc mắt khinh đời cái bộ anh

Vô tình  - Puskin - Thơ

18/08/2013 10:51
Lượt xem 9363
Vô tình anh gặp em
Rồi vô tình thương nhớ
Đời vô tình nghiệt ngã
Nên chúng mình yêu nhau

Hiển thị 1461 - 1470 tin trong 1613 kết quả