Thơ

Chơi thuyền trên sông Tân Bình (1)  - Phan Khôi  - Thơ

08/01/2015 06:07
Lượt xem 30821

Eo đất vắt rừng già ra nước
Thành con sông xanh biếc dài ghê!
Khỉ ho cò gáy tứ bề
Ta đem thân đến chốn này làm chi!
Nhớ từ trẻ gian nguy từng trải
Bước giang hồ bước mãi chưa thôi
Mảnh thân còn chọi với đời
Hiểm nghèo là bạn, chơi vơi là nhà
Cảnh hiu quạnh, có ta có chủ
Bằng không ta chẳng phụ Hoá công
Vẻ ra cái cảnh lạ lùng
Làm cho cọp biển, cá đồng hay sao?
Xuồng ba lá đâu nào chàng Thổ
Rượu dế mang theo mỗ lưng bầu.
Mũi chàng trước, lái ta sau
Mái chèo khoan nhặt con trào ngược xuôi
Bóng chiều nhuộm lau mũi vàng úa.
Khói, nước, trăng, mây bủa tưng bừng
Vạch lau rẽ khối tung tăng,
Trên trời, dưới nước bên rừng giữa ta.
Lô túp lá xà xà trong ngút,
Chợt thuyền con vùn vụt ngang dòng
Nguồn đào có phải đây không?
Vũng Lương Sơn phảng phất cùng là đây.
Vừng ác lặn chòm cây đen sậm
Vào càng sâu càng lắm vẻ u
Rặng dừa lướt gió vi vu
Chim về ổ thốt, vượn ru con chuyền
Bỗng cái sạt, mái truyền hùm vọt
Sáng lập loè ngọn đuốc ma trơi
Ó vùng dậy, khỉ reo cười
Trăm yêu ngàn quái nhè người mà trêu,
Sạt đằng mũi, mái chèo toan đánh
Lái phất ngang, dường tránh cơn nàn
Uỷ kìa, rắn hổ phùng mang
Vượt sông, rẽ sóng băng ngàn như tên
Vụt đáy nước trông lên cây trụ
Hẵng đây rồi cá sấu quých đuôi
Trăm cái sợ, cướp cái vui
Tới dành chẳng tiện, muốn lùi chỉn khôn
Sởn tóc gáy, bồn chồn tấc dạ,
Vững tay chèo nấn ná hồi lâu
Vừng trăng như hẹn hò nhau
Trồi lên mặt biển dọi vào gầm hang
Gợn mát bóng cá vàng giỡn nước
Lá lật sương chim bạc đeo cành
Xa trông rừng thắt khung xanh
Sông phơi dải lụa trắng tinh một màu
Rỡ muôn tượng như chào lạy khách
Lặng một chiều dường trách lấy nhau
Cảnh sao biến đổi quá mau
Rõ hai thế giới trước sau nửa giờ
Cảnh đối cảnh những ngờ mộng mị
Hoặc là do tâm lý mà ra
Tầm u bước đã quá xa
Canh khuya trăng lặn liệu mà về đi
Xoàng hơi cúc khì khì cười mãi
.................
.................
Người như rõ biết ý ta.
Thì nâng chén rượu mà ca khúc này.

(1) Bài này sáng tác vào năm 1930, nhân buồn bực, Phan Khôi cùng người bạn bơi xuồng trên sông Tân Bình thuộc vùng Cà mau.

Các tác phẩm khác

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:48
Lượt xem 44344
Nguyễn Bỉnh Khiêm (chữ Hán: 阮秉謙; 1491–1585), tên huý là Nguyễn Văn Đạt[1], tên tự là Hanh Phủ (亨甫), hiệu là Bạch Vân cư sĩ[2], được các môn sinh tôn là Tuyết Giang phu tử, là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 16. Ông được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Nam-Bắc triều (Lê-Mạc phân tranh) cũng như tài tiên tri các tiến triển của lịch sử Việt Nam.

Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:47
Lượt xem 21419
Đoàn Thị Điểm[1] (段氏點, 1705-1748), hiệu: Hồng Hà Nữ Sĩ(紅霞女士), là nữ sĩ Việt Nam thời Lê trung hưng. Bà là tác giả tập truyện Truyền kỳ tân phả, và là dịch giả bản Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn.
Bà là người được đánh giá là bậc nhất về sắc đẹp lẫn tài văn trong những nữ sĩ danh tiếng nhất, bên cạnh là Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan và Sương Nguyệt Anh.

Bà Huyện Thanh Quan (1805-1848) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:47
Lượt xem 24503
Bà Huyện Thanh Quan (chữ Hán: 婆縣清觀, 1805-1848), tên thật là Nguyễn Thị Hinh; là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam[1].
Nguyễn Thị Hinh người phường Nghi Tàm, huyện Vĩnh Thuận, gần Hồ Tây, Hà Nội[2]. Thân phụ là Nguyễn Lý (1755-1837), đỗ thủ khoa năm 1783, đời vua Lê Hiển Tông.

Nguyễn Du (1765 - 1820) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:47
Lượt xem 21428
Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; Sinh năm Ất Dậu 1765– mất năm Canh Thìn 1820) tên chữ Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồng Sơn lạp hộ (鴻山獵戶), là một nhà thơ nổi tiếng thời Lê mạt, Nguyễn sơ ở Việt Nam. Ông là một nhà thơ lớn của Việt Nam, được người Việt kính trọng gọi ông là "Đại thi hào dân tộc". Năm 1965, Nguyễn Du được Hội đồng hòa bình thế giới công nhận là danh nhân văn hóa thế giới và ra quyết định kỷ niệm trọng thể nhân dịp 200 năm ngày sinh của ông [1][2].

Hồ Xuân Hương (1772 - 1822) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:46
Lượt xem 29548
Hồ Xuân Hương (chữ Hán: 胡春香) là nhà thơ Nôm nổi tiếng cuối thế kỷ 18, đầu thể kỷ 19 (1772-1822). Bà đã để lại nhiều bài thơ độc đáo với phong cách thơ vừa thanh vừa tục và được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Hồ Xuân Hương được coi là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam.

Lê Ngọc Hân (1770-1799) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:46
Lượt xem 20199
Lê Ngọc Hân (chữ Hán: 黎玉忻, 1770-1799) còn gọi Ngọc Hân công chúa hay Bắc Cung Hoàng hậu (北宮皇后) là công chúa nhà Hậu Lê và hoàng hậu nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam, vợ của vua Quang Trung (Nguyễn Huệ). Dân gian còn lưu truyền tên gọi bà là Bà Chúa Tiên khi bà ở Phú Xuân vì dinh phủ lập ở chùa Kim Tiên.[1]
Lê Ngọc Hân sinh ngày 27 tháng 4 năm Canh Dần (1770) tại kinh thành Thăng Long [2]. Bà là con gái thứ 9 [3] của vua Lê Hiển Tông. Mẹ bà là Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền, là người xã Phù Ninh, tổng Hạ Dương, phủ Từ Sơn - Bắc Ninh (nay là xã Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội), và là con gái trưởng của ông Nguyễn Đình Giai.
Bà gượng sống đến ngày mồng 8 tháng 11 năm Kỷ Mùi (4 tháng 12 năm 1799) thì mất, lúc đó mới 29 tuổi.

Cao Bá Quát (1809 - 1855) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:46
Lượt xem 25133
Cao Bá Quát (chữ Hán: 高伯适; 1809 – 1855) là quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương[1], và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam.
Ông là người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh; nay thuộc quận Long Biên Hà Nội.

Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:46
Lượt xem 18308
Nguyễn Đình Chiểu (chữ Hán: 阮廷沼; 1822-1888), tục gọi là Đồ Chiểu (khi dạy học), tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai (sau khi bị mù); là nhà thơ lớn nhất của miền Nam Việt Nam trong nửa cuối thế kỷ 19 [1].
Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày 13 tháng 5 năm Nhâm Ngọ (1 tháng 7 năm 1822), tại quê mẹ là làng Tân Thới [2], phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (thuộc phường Cầu Kho, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).
Năm 1886, vợ ông là bà Lê Thị Điền mất lúc 51 tuổi. Buồn rầu vì vợ mất, vì cảnh nước mất nhà tan đã bấy lâu, vì bệnh tật ngày càng trầm trọng [14], hai năm sau, ngày 24 tháng 5 năm Mậu Tý (3 tháng 7 năm 1888), Nguyễn Đình Chiểu cũng qua đời tại Ba Tri, thọ 66 tuổi. Ngày đưa tiễn nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu về cõi vĩnh hằng, cánh đồng An Đức rợp trắng khăn tang của những người mến mộ ông [15].

Nguyễn Khuyến (1835 - 1909) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:46
Lượt xem 20576
Nguyễn Khuyến (chữ Hán: 阮勸), tên thật là Nguyễn Thắng (阮勝) [1], hiệu Quế Sơn, tự Miễu Chi, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1835, tại quê ngoại làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Hà Nam Ninh nay là huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Quê nội của ông ở làng Vị Hạ (Và), xã Yên Đổ nay là xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam[1].
Nguyễn Khuyến cáo quan về Yên Đổ vào mùa thu năm 1884 và qua đời tại đây. Mất ngày 5 tháng 2 năm 1909 tại Yên Đổ.

Tú Xương (1870 - 1907) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:45
Lượt xem 25682
Nhà thơ Tú Xương tên thật là Trần Tế Xương(陳濟昌), tự Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh. Tên bố mẹ đặt cho lúc đầu là Trần Duy Uyên. Ông sinh ngày 5 tháng 9 năm 1870 (tức ngày 10 tháng 8 năm Canh Ngọ), ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định (sau đổi thành phố Hàng Nâu, hiện nay là phố Minh Khai, phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định). Ông mất ngày 29 tháng 1 năm 1907.[1]

Hiển thị 111 - 120 tin trong 2279 kết quả