Thơ

Đại Nam quốc sử diễn ca - II. Nhà Thục (258-207 trước TL)  - Lê Ngô Cát & Phạm Đình Toái  - Thơ

08/01/2015 08:53
Lượt xem 12600

ii. Nhà Thục (258-207 trước TL)

1. Thần Kim quy giúp vua Thục

Thục từ dứt nước Văn-lang
Đổi tên Âu-lạc, mới sang Loa-thành.
Phong-khê là đất Vũ-ninh,
Xây thôi lại lở, công-trình biết bao
Thục-vương thành-ý khẩn cầu,
Bỗng đâu giang-sứ hiện vào kim-qui.
Hóa ra thưa nói cũng kỳ,
Lại tường cơn-cớ bởi vì yêu tinh.
Lại hay phù phép cũng linh,
Vào rừng sát quỉ, đào thành trừ hung.
Thành xây nửa tháng mà xong.
Thục-vương cảm tạ tấm lòng hiệu-linh.
Lại bàn đến sự chiến-tranh,
Vuốt thiêng để lại tạ-tình quân-vương.
Dặn sau làm máy Linh-quang,
Chế ra thần-nỏ, dự phòng việc quân.

2. Trung quốc đánh Âu-Lạc

Bấy giờ gặp hội cường-Tần,
Tằm ăn lá Bắc, toan lần cành Nam.
Châu-cơ muốn nặng túi tham,
Đồ-Thư, Sử-Lộc sai làm hai chi.
Lĩnh-nam mấy chốn bièn-thùy,
Quế-lâm, Tượng-quận thu về bản-chương.
Đặt ra úy, lịnh rõ-ràng,
Họ Nhâm, họ Triệu sai sang giữ-gìn.
Hai người thống-thuộc đã quen,
Long-xuyên, Nam-hải đôi bên lấn dần.
Chia nhau thủy bộ hai quân,
Tiên-du ruổi ngựa, Đông-tân đỗ thuyền.
Thục-vương có nỏ thần truyền,
Muôn quân buông một lượt tên còn gì?
Nhâm Hiêu mắc bệnh trở về,
Triệu Đà lại khiến sứ đi xin hòa.
Bình giang rạch nửa sơn-hà
Bắc là Triệu-úy. Nam là Thục-vương.

3. Trọng Thủy và Mị-Châu

Mặt ngoài hai nước phân cương,
Mà trong Triệu là mượn đường thông-gia,
Nghĩ rẳng: Nam Bắc một nhà;
Nào hay hôn cấu lại ra khấu thù.
Thục cơ tên gọi Mị-Châu
Gả cho Trọng-Thủy, con đầu Triệu-vương.
Trăm năm đã tạc đá vàng,
Ai ngờ thế-tử ra đàng phụ ân.
Tóc tơ tỏ hết xa gần.
Thừa cơ đem máy nỏ thần đổi đi,
Tỉnh-thân giả tiếng Bắc-qui.
Đinh-ninh dặn hết mọi bề thủy-chung
Rằng: " Khi đôi nước tranh-hùng,"
" Kẻ Tần người Việt tương phùng đâu đây?"
" Trùng-lai dù họa có ngày,"
" Nga-mao xin nhận dấu này thấy nhau"
Cạn lời, thẳng ruổi vó câu,
Quản bao liễu oán, hoa sầu nẻo xa.

4. Triệu-Đà diệt Thục

Giáp binh sắp sẵn từ nhà,
Về cùng Triệu úy, kéo ra ải Tần,
An dương cậy có nỏ thần.
Vi-kỳ còn hãy ham phần vui chơi,
Triệu quân ruổi đến tận nơi.
Máy thiêng đã mất, thế người cũng suy.
Vội vàng đến lúc lưu-li,
Còn đem ái-nữ đề-huề sau yên
Nga mao vẫn cứ lời nguyền,
Để cho quân Triệu theo liền bông tinh.
Kim-qui đâu lại hiện linh;
Mới hay giặc ở bên mình không xa,
Bây giờ Thục-chúa tỉnh ra,
Dứt tình, phó lưỡi Thái-a cho nàng,
Bể Nam đến bước cùng đường,
Văn-tê theo ngọn suối vàng cho xuôi.
Tính ra nước Thục một đời,
Ở ngôi vừa được năm mươi năm trỏn.
Nghe thần rồi lại tin con;
Cơ-mưu chẳng nhiệm, thôi còn trách ai?

Các tác phẩm khác

Ngô Tất Tố (1894-1954) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:44
Lượt xem 28268
Ngô Tất Tố (1894 – 20 tháng 4 năm 1954) là một nhà văn, nhà báo, nhà Nho học và nhà nghiên cứu có ảnh hưởng ở Việt Nam giai đoạn trước 1954.
Ngô Tất Tố sinh năm 1893 mất năm 1954 ở làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh (nay là thôn Lộc Hà, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội).

Khái Hưng (1896-1947) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:44
Lượt xem 20555
Khái Hưng (1896 - 1947) là một nhà văn Việt Nam nổi tiếng. Cùng với Nhất Linh, ông là cây bút chính của Tự Lực Văn Đoàn.
Khái Hưng tên thật là Trần Khánh Giư. Bút danh Khái Hưng của ông được ghép từ các chữ cái của tên Khánh Giư.
Ông sinh năm 1896, xuất thân trong một gia đình quan lại ở xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Dương, nay thuộc Hải Phòng. Một số tài liệu ghi ông sinh năm 1897.[1]. Thân phụ ông giữ chức Tuần phủ. Cha vợ ông là Lê Văn Đinh cũng giữ chức Tổng đốc Bắc Ninh. Em ruột ông là nhà văn Trần Tiêu.
Khái Hưng mất năm 1947.

Hoàng Ngọc Phách (1896-1973) - Tiểu sử và sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:44
Lượt xem 18904
Nhà văn Hoàng Ngọc Phách, (1896 - 1973) là tác giả tiểu thuyết Tố tâm, được đánh giá là một trong những tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của Việt Nam, tác phẩm đã được giáo sư Michele Sullivan và Emmanuel Lê Ốc Mạch dịch sang tiếng Pháp.

Đặng Thai Mai (1902-1984) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:44
Lượt xem 21410
Đặng Thai Mai (1902-1984), còn được biết đến dưới tên gọi Đặng Thái Mai và những bút danh Thanh Tuyền, Thanh Bình. Ông là giáo sư, nhà giáo, nhà văn, nhà phê bình văn học Việt Nam; và nguyên là Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Viện trưởng đầu tiên của Viện Văn học Việt Nam.

Nguyễn Công Hoan (1903-1977) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:43
Lượt xem 20080
Nguyễn Công Hoan (6 tháng 3 năm 1903 tại Hưng Yên - 6 tháng 6 năm 1977 tại Hà Nội) là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam.
Nguyễn Công Hoan quê ở làng Xuân Cầu, tổng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên). Ông sinh trong một gia đình quan lại xuất thân Nho học thất thế. Trong gia đình, từ nhỏ Nguyễn Công Hoan đã được nghe và thuộc rất nhiều câu thơ, câu đối và những giai thoại có tính chất trào lộng, châm biếm, đả kích tầng lớp quan lại. Điều đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong cách văn chương của ông sau này.

Thế Lữ (1907-1989) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:43
Lượt xem 19702
Thế Lữ (6 tháng 10 năm 1907 – 3 tháng 6 năm 1989) là nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động sân khấu Việt Nam. Thế Lữ nổi danh trên văn đàn vào những năm 1930, với những tác phẩm Thơ mới, đặc biệt là bài Nhớ rừng, cùng những tác phẩm văn xuôi, tiêu biểu là tập truyện Vàng và máu (1934). Trở thành thành viên của nhóm Tự Lực văn đoàn kể từ khi mới thành lập (1934), ông hầu hết hoạt động sáng tác văn chương trong thời gian là thành viên của nhóm, đồng thời cũng đảm nhận vai trò một nhà báo, nhà phê bình, biên tập viên mẫn cán của các tờ báo Phong hóa và Ngày nay.

Hoài Thanh (1909-1982) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:43
Lượt xem 17023
Hoài Thanh (1909 - 1982) có tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên (ngoài ra ông còn sử dụng các bút danh khác như Văn Thiên, Le Nhà Quê), là một nhà phê bình văn học uyên bác và tinh tế, đã đóng góp công lớn về mặt phê bình, lý luận để khẳng định Thơ mới trong văn học Việt Nam thế kỉ 20. Tác phẩm bất hủ Thi nhân Việt Nam do ông và em trai (Nguyễn Đức Phiên - bút danh Hoài Chân) viết đã đưa tác giả lên vị trí cao, xứng tầm một nhà phê bình lớn của nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20.

Nguyễn Tuân (1910-1987) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:42
Lượt xem 27530
Nguyễn Tuân (10 tháng 7 năm 1910 – 28 tháng 7 năm 1987) là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam. Sách giáo khoa hiện hành xếp ông vào một trong 9 tác gia tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại. Ông viết văn với một phong cách tài hoa uyên bác và được xem là bậc thầy trong việc sáng tạo và sử dụng tiếng Việt. Hà Nội có một con đường mang tên ông.
Nguyễn Tuân sinh ngày 10 tháng 7 năm 1910 ở phố Hàng Bạc, Hà Nội, quê ở thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục (tên nôm là làng Mọc), nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.[1][2] Ông trưởng thành trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn.
Nguyễn Tuân mất tại Hà Nội vào năm 1987, để lại một sự nghiệp văn học phong phú với những trang viết độc đáo và tài hoa

Tú Mỡ (1900-1976) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:42
Lượt xem 21290
Tú Mỡ[1], tên thật: Hồ Trọng Hiếu (1900-1976), là một nhà thơ trào phúng Việt Nam. Theo các nhà nghiên cứu văn học, thì với gần nửa thế kỷ cầm bút bền bỉ, ông đã có những đóng góp đáng kể đối với sự phát triển của thơ ca[2], đặc biệt về mặt thơ trào phúng, thời nào ông cũng là bậc thầy.[3]

Thanh Tịnh (1911-1988) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:42
Lượt xem 35416
Thanh Tịnh (1911-1988), tên thật là Trần Văn Ninh (6 tuổi được đổi là Trần Thanh Tịnh), là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Các bút danh khác của ông là: Thinh Không, Pathé (trước 1945), Thanh Thanh, Trinh Thuần (sau 1945).
Ông sinh ngày 12 tháng 12 năm 1911[1] tại xóm Gia Lạc,ven sông Hương, ngoại ô Huế.
Thanh Tịnh mất ngày 17 tháng 7 năm 1988 tại Hà Nội. Hiện phần mộ ông đặt tại núi Thiên Thai phía Tây thành phố Huế.

Hiển thị 141 - 150 tin trong 2298 kết quả