Thơ

Đại Nam quốc sử diễn ca - VIII. Nhà Ngô (906 - 967) - IX. Nhà Đinh và nhà Tiền Lê (967-1009)  - Lê Ngô Cát & Phạm Đình Toái  - Thơ

08/01/2015 08:37
Lượt xem 14408

III. Thời-kỳ xây-dựng Độc-lập và thống-nhất (Thế-kỷ thứ 10)

viii. Nhà Ngô (906 - 967)

thời này PX chưa có đọc được vì bị " tiếng Miên hay tiếng Thái" hông à, chắc tại unicode nên hông đọc được

ix. Nhà Đinh và nhà Tiền Lê (967 - 1009)

1. Thập-nhị sứ-quân

Nghiệp Ngô rầy có ai thay?
Đua nhau lại, phó mặc tay quần-hùng.
Tiên-du riêng một đề-phong,
Nguyễn-Công Thủ-Tiệp cứ vùng Nguyệt-Thiên
Đường-lâm riêng một sơn-xuyên,
Ngô-Công Nhật-Khánh cứ miền Tản-Thao.
Tây-phù-liệt có Nguyễn-Siêu,
Ngô-Xương-Xí giữ Bình-kiều một phương.
Tế-giang này có Lữ-Đường,
Nguyễn-Khoan hùng cứ Vĩnh-tường phải chăng?
Phạm-Phòng-Át giữ châu Đằng,
Kiều-Tam-Chế giữ ngàn rừng châu Phong.
Đỗ-Giang kìa Đỗ-Cảnh-Công;
Kiều-công tên Thuận ở trong Hồi-hồ .
Kiến ong Siêu-loại tranh đua,
Lý-Khuê một cõi trì-khu dầu lòng.
Kình-nghê Bố-hải vẫy-vùng,
Trần-công tên Lãm xưng hùng một nơi.
Phân-tranh hội ấy nực cười!
Mười hai quan sứ mỗi người mỗi phương.

2. Đinh-Bộ-Lĩnh hợp nhất quốc-gia

Xây vần trong cuộc tang-thương,
Trải bao phân-loạn mới sang trị-bình.
Có ông Bộ-Lĩnh họ Đinh,
Con quan thử-sử ở thành Hoa-lư.
Khác thường từ thuở còn thơ,
Rủ đoàn mục-thụ mở cờ bông lau.
Dập-dìu kẻ trước người sau,
Trần-ai đã thấy vương-hầu uy-dung.
Một mai về với Trần-công,
Hiệu xưng Vạn-thắng, anh-hùng ai qua.
Bốn phương thu lại một nhà,
Mười hai sứ-tướng đều là quét thanh.

3. Chính sách nhà Đinh

Trường-yên đầu dựng đô-thành.
Cải-nguyên là hiệu Thái-bình từ đây.
Ngìn năm cơ-tự mới xây,
Lên ngôi hoàng-đế đặt bầy trăm quan.
Có đưòng-bệ có y-quan,
Đẳng-uy có biệt, giai-ban có thường.
Tống phong giao-chỉ quận-vương,
Cha con đều chịu sủng-chương một ngày.
Hồng-Bàng để mối đến nay,
Kể trong chính-thống từ đây là đầu.
Tiếc không học-vấn công-phu,
Chuyện xưa ít biết, lo sau vụng đường.
Già-tăng cũng dự quan sang,
Bặc, Điền, Cơ, Tú đều phường vũ-nhân.
Nội-đình năm vị nữ-quân ,
Nặng tình kiêm-ái , quên phần di-mưu.
Đã phong Đinh-Liễn con đầu,
Hạng-Lang là thứ nhẽ nào đổi thay?
Pháp-hình cũng lạ xưa nay,
Hùm nuôi trong cũi, vạc bày ngoài sân.

4. Nhà Đinh mất ngôi

Chơi bời gần lũ tiểu-nhân,
Rượu hoa ngọt giọng, đền xuân mê lòng.
Trùng-môn thưa hở đề phòng,
Để cho Đỗ-Thích gian-hùng nỡ tay.
Nối sau Thiếu-đế thơ ngây,
Lê-Hoàn tiếp-chính từ rầy dọc ngang.
Tiếm-xưng là Phó-quốc-vương,
Ra vào cùng ả họ Dương chung-tình.
Bặc, Điền vì nước liều mình,
Trách sao Cự-Lạng tán-thành mưu-gian

5. Lê-Hoàn phá quân Tống

Chợt nghe binh báo Nam-quan,
Cùng nhau phù-lập Lê-Hoàn làm vương.
Trước mành, vâng lệnh nàng Dương,
Trong cung đã thấy áo vàng đưa ra,
Trường-yên đổi mặt sơn-hà,
Đại-Hành trí-lược thực là cũng ghê!
Vạc Đinh đã trở sang Lê,
Nàng Dương chăn gối cũng về hậu-cung.
Nguy-nga ngói bạc, cột đồng,
Cung-đài trang-sức buông lòng xa-hoang,
Tự mình đã trái luân-thường,
Lấy chi rủ mối, dựng giường , về sau.

6. Nhà Lê thất-chính

Đoàn con đích, thứ tranh nhau,
Để cho cốt-nhục thành cừu bởi ai?
Trung-tông vừa mới nối đời,
Cấm-đình thoắt đã có người sính-hung,
Ngọa triều thí-nghịch hôn-dung,
Trong mê tử-sắc, ngoài nồng hình-danh,
Đao-sơn, kiếm-thụ đầy thành,
Thủy-lao bào-lạc ngục-hình gớm thay.
Bốn năm sầu oán đã đầy,
Vừa tuần Lê rụng đến ngày Lý sinh.

Các tác phẩm khác

Hoa hải đường  - Tô Đông Pha - Thơ

07/01/2015 18:47
Lượt xem 39564
Phe phẩy màu xuân ngọn gió đông
Bên thềm sương ngát, ánh trăng lồng
Canh khuya những sợ rồi hoa ngủ
Khêu ngọn đèn cao ngắm vẻ hồng.

Cái bát xinh xinh  - Thanh Hòa - Thơ

07/01/2015 18:45
Lượt xem 30105
Mẹ cha công tác
Nhà máy Bát Tràng
Mang về cho bé
Cái bát xinh xinh

Quên & Nhớ  - Bằng Việt - Thơ

07/01/2015 18:43
Lượt xem 37016
Tuyết ở bên trời không có em
Cả chút mưa bay quá yếu mềm
Cả cánh đồng trăng màu lục nhạt
Như chỉ mơ hồ... nhớ để quên.

Không đề  - Bằng Việt - Thơ

07/01/2015 18:42
Lượt xem 28585
Em cũng giống như cơn mưa, như trận gió lúc sang hè
Làm thức tỉnh hồn tôi nhiều biến động
Tôi im lặng, bàng hoàng khi được sống
Một ngày vui không dễ nói ra lời

Hữu Loan (1916 -2010) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

07/01/2015 17:38
Lượt xem 21248
Hữu Loan (2 tháng 4 năm 1916 - 18 tháng 3 năm 2010) là một nhà thơ Việt Nam, đồng niên với nhà thơ Xuân Diệu. Quê ông tại xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Hữu Loan tên thật là Nguyễn Hữu Loan; Bút danh: Hữu Loan [2]; sinh ngày 2 tháng 4 năm 1916 (theo lý lịch, còn có thông tin ông sinh năm 1914)[3] tại quê ở làng Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Ông từ trần vào lúc 19h00 ngày 18 tháng 3 năm 2010 tại quê nhà, hưởng thọ 95 tuổi (tuổi mụ hay còn gọi là tuổi âm).

Trần Tuấn Khải (1895 –1983) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

07/01/2015 17:31
Lượt xem 20223
Trần Tuấn Khải (4 tháng 11 năm 1895 – 7 tháng 3 năm 1983) là một nhà thơ Việt Nam, nổi danh từ thời tiền chiến. Các bút danh của ông là: Á Nam (thường dùng), Đông Minh, Đông Á Thị, Tiểu Hoa Nhân, Lâm Tuyền Khách, Giang Hồ Khách, Lôi Hoàng Cư Sĩ.
Trần Tuấn Khải người làng Quan Xán, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông giữ chức cố vấn Hội Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh từ 1975 cho đến khi mất vì bệnh già tại cư xá Trần Quốc Toản (cư xá Liautey của Pháp), hưởng thọ 88 tuổi (1983).

Tô Thức tên gọi Tô Đông Pha (1037-1101) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

07/01/2015 17:25
Lượt xem 20676
Tô Thức (Chữ Hán: 苏轼, 8/1/1037–24/8/1101), tự Tử Chiêm, một tự khác là Hòa Trọng, hiệu Đông Pha cư sĩ nên còn gọi là Tô Đông Pha, là nhà văn, nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc thời Tống. Ông được mệnh danh là một trong Bát đại gia Đường Tống.
Ông sinh ra tại Mi Sơn, Mi Châu, nay là địa cấp thị Mi Sơn, tỉnh Tứ Xuyên. Ông nội Đông Pha tên là Tô Tự, cha ông là Tô Tuân (蘇洵, tự là Minh Doãn, 1009-1066), mẹ ông họ Trình (?-1057) và em trai là Tô Triệt (蘇轍, tự là Tử Do, 1039-1112). Ba cha con ông đều là những nhà thơ có tiếng.

Thanh Tùng (1935 - ...) - Tiểu sử và sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

07/01/2015 17:14
Lượt xem 21251
Thanh Tùng (sinh ngày 7 tháng 11 năm 1935-), tên thật là Doãn Tùng (con cụ Doãn An), sinh tại Mỹ Lộc, Nam Định, nhưng trưởng thành tại thành phố Hải Phòng. Các bài thơ nổi tiếng của ông đều viết về thành phố Hoa phượng đỏ.
Là nhà thơ Việt Nam, tác giả của bài thơ Thời hoa đỏ đã được nhạc sĩ Nguyễn Đình Bảng phổ nhạc thành bài hát nổi tiếng cùng tên.

Tạ Tỵ (1921-2004) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

07/01/2015 17:08
Lượt xem 21501
Tạ Tỵ (1921 - 2004), tên thật là Tạ Văn Tỵ; là một họa sĩ và còn là một nhà thơ, nhà văn Việt Nam.
Ông sinh ngày 3 tháng 5 năm 1921 (tức ngày 26 tháng 3 năm Tân Dậu) tại Hà Nội. Nhưng trong giấy khai sinh của ông lại ghi là ngày 24 tháng 9 năm 1922, vì khai muộn mất một năm.
Vào 10 giờ sáng 24 tháng 8 năm 2004 (mùng 9 tháng 7 năm Giáp Thân), Tạ Tỵ đã từ trần tại nhà riêng số 18/8 đường Phan Văn Trị, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, sau một cơn bệnh kéo dài do tuổi già, hưởng thọ 83 tuổi.

Quách Tấn (1910-1992) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

07/01/2015 17:00
Lượt xem 22047
Quách Tấn (1910-1992), tự là Đăng Đạo, hiệu Trường Xuyên, các tiểu hiệu là Định Phong, Cổ Bàn Nhân, Thi Nại Thị, Lão giữ vườn; là một nhà thơ Việt Nam. Ông cùng với Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Chế Lan Viên được người đương thời ở Bình Định gọi là Bàn thành tứ hữu, nghĩa là Bốn người bạn ở thành Đồ Bàn.
Ông sinh ngày 23 tháng 11 năm Kỷ Dậu (tức ngày 4 tháng 1 năm 1910, nhưng giấy khai sinh thì ghi là ngày 1 tháng 1 năm 1910) tại thôn Trường Định, huyện Bình Khê (nay là xã Bình Hòa, huyện Tây Sơn) tỉnh Bình Định.
1987, ông lâm cảnh mù lòa rồi mất ngày 21 tháng 12 năm 1992 tại Nha Trang, hưởng thọ 82 tuổi.

Hiển thị 61 - 70 tin trong 2292 kết quả