Thơ

Đại Nam quốc sử diễn ca - VIII. Nhà Ngô (906 - 967) - IX. Nhà Đinh và nhà Tiền Lê (967-1009)  - Lê Ngô Cát & Phạm Đình Toái  - Thơ

08/01/2015 08:37
Lượt xem 14434

III. Thời-kỳ xây-dựng Độc-lập và thống-nhất (Thế-kỷ thứ 10)

viii. Nhà Ngô (906 - 967)

thời này PX chưa có đọc được vì bị " tiếng Miên hay tiếng Thái" hông à, chắc tại unicode nên hông đọc được

ix. Nhà Đinh và nhà Tiền Lê (967 - 1009)

1. Thập-nhị sứ-quân

Nghiệp Ngô rầy có ai thay?
Đua nhau lại, phó mặc tay quần-hùng.
Tiên-du riêng một đề-phong,
Nguyễn-Công Thủ-Tiệp cứ vùng Nguyệt-Thiên
Đường-lâm riêng một sơn-xuyên,
Ngô-Công Nhật-Khánh cứ miền Tản-Thao.
Tây-phù-liệt có Nguyễn-Siêu,
Ngô-Xương-Xí giữ Bình-kiều một phương.
Tế-giang này có Lữ-Đường,
Nguyễn-Khoan hùng cứ Vĩnh-tường phải chăng?
Phạm-Phòng-Át giữ châu Đằng,
Kiều-Tam-Chế giữ ngàn rừng châu Phong.
Đỗ-Giang kìa Đỗ-Cảnh-Công;
Kiều-công tên Thuận ở trong Hồi-hồ .
Kiến ong Siêu-loại tranh đua,
Lý-Khuê một cõi trì-khu dầu lòng.
Kình-nghê Bố-hải vẫy-vùng,
Trần-công tên Lãm xưng hùng một nơi.
Phân-tranh hội ấy nực cười!
Mười hai quan sứ mỗi người mỗi phương.

2. Đinh-Bộ-Lĩnh hợp nhất quốc-gia

Xây vần trong cuộc tang-thương,
Trải bao phân-loạn mới sang trị-bình.
Có ông Bộ-Lĩnh họ Đinh,
Con quan thử-sử ở thành Hoa-lư.
Khác thường từ thuở còn thơ,
Rủ đoàn mục-thụ mở cờ bông lau.
Dập-dìu kẻ trước người sau,
Trần-ai đã thấy vương-hầu uy-dung.
Một mai về với Trần-công,
Hiệu xưng Vạn-thắng, anh-hùng ai qua.
Bốn phương thu lại một nhà,
Mười hai sứ-tướng đều là quét thanh.

3. Chính sách nhà Đinh

Trường-yên đầu dựng đô-thành.
Cải-nguyên là hiệu Thái-bình từ đây.
Ngìn năm cơ-tự mới xây,
Lên ngôi hoàng-đế đặt bầy trăm quan.
Có đưòng-bệ có y-quan,
Đẳng-uy có biệt, giai-ban có thường.
Tống phong giao-chỉ quận-vương,
Cha con đều chịu sủng-chương một ngày.
Hồng-Bàng để mối đến nay,
Kể trong chính-thống từ đây là đầu.
Tiếc không học-vấn công-phu,
Chuyện xưa ít biết, lo sau vụng đường.
Già-tăng cũng dự quan sang,
Bặc, Điền, Cơ, Tú đều phường vũ-nhân.
Nội-đình năm vị nữ-quân ,
Nặng tình kiêm-ái , quên phần di-mưu.
Đã phong Đinh-Liễn con đầu,
Hạng-Lang là thứ nhẽ nào đổi thay?
Pháp-hình cũng lạ xưa nay,
Hùm nuôi trong cũi, vạc bày ngoài sân.

4. Nhà Đinh mất ngôi

Chơi bời gần lũ tiểu-nhân,
Rượu hoa ngọt giọng, đền xuân mê lòng.
Trùng-môn thưa hở đề phòng,
Để cho Đỗ-Thích gian-hùng nỡ tay.
Nối sau Thiếu-đế thơ ngây,
Lê-Hoàn tiếp-chính từ rầy dọc ngang.
Tiếm-xưng là Phó-quốc-vương,
Ra vào cùng ả họ Dương chung-tình.
Bặc, Điền vì nước liều mình,
Trách sao Cự-Lạng tán-thành mưu-gian

5. Lê-Hoàn phá quân Tống

Chợt nghe binh báo Nam-quan,
Cùng nhau phù-lập Lê-Hoàn làm vương.
Trước mành, vâng lệnh nàng Dương,
Trong cung đã thấy áo vàng đưa ra,
Trường-yên đổi mặt sơn-hà,
Đại-Hành trí-lược thực là cũng ghê!
Vạc Đinh đã trở sang Lê,
Nàng Dương chăn gối cũng về hậu-cung.
Nguy-nga ngói bạc, cột đồng,
Cung-đài trang-sức buông lòng xa-hoang,
Tự mình đã trái luân-thường,
Lấy chi rủ mối, dựng giường , về sau.

6. Nhà Lê thất-chính

Đoàn con đích, thứ tranh nhau,
Để cho cốt-nhục thành cừu bởi ai?
Trung-tông vừa mới nối đời,
Cấm-đình thoắt đã có người sính-hung,
Ngọa triều thí-nghịch hôn-dung,
Trong mê tử-sắc, ngoài nồng hình-danh,
Đao-sơn, kiếm-thụ đầy thành,
Thủy-lao bào-lạc ngục-hình gớm thay.
Bốn năm sầu oán đã đầy,
Vừa tuần Lê rụng đến ngày Lý sinh.

Các tác phẩm khác

Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:46
Lượt xem 18291
Nguyễn Đình Chiểu (chữ Hán: 阮廷沼; 1822-1888), tục gọi là Đồ Chiểu (khi dạy học), tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai (sau khi bị mù); là nhà thơ lớn nhất của miền Nam Việt Nam trong nửa cuối thế kỷ 19 [1].
Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày 13 tháng 5 năm Nhâm Ngọ (1 tháng 7 năm 1822), tại quê mẹ là làng Tân Thới [2], phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (thuộc phường Cầu Kho, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).
Năm 1886, vợ ông là bà Lê Thị Điền mất lúc 51 tuổi. Buồn rầu vì vợ mất, vì cảnh nước mất nhà tan đã bấy lâu, vì bệnh tật ngày càng trầm trọng [14], hai năm sau, ngày 24 tháng 5 năm Mậu Tý (3 tháng 7 năm 1888), Nguyễn Đình Chiểu cũng qua đời tại Ba Tri, thọ 66 tuổi. Ngày đưa tiễn nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu về cõi vĩnh hằng, cánh đồng An Đức rợp trắng khăn tang của những người mến mộ ông [15].

Nguyễn Khuyến (1835 - 1909) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:46
Lượt xem 20562
Nguyễn Khuyến (chữ Hán: 阮勸), tên thật là Nguyễn Thắng (阮勝) [1], hiệu Quế Sơn, tự Miễu Chi, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1835, tại quê ngoại làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Hà Nam Ninh nay là huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Quê nội của ông ở làng Vị Hạ (Và), xã Yên Đổ nay là xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam[1].
Nguyễn Khuyến cáo quan về Yên Đổ vào mùa thu năm 1884 và qua đời tại đây. Mất ngày 5 tháng 2 năm 1909 tại Yên Đổ.

Tú Xương (1870 - 1907) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:45
Lượt xem 25658
Nhà thơ Tú Xương tên thật là Trần Tế Xương(陳濟昌), tự Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh. Tên bố mẹ đặt cho lúc đầu là Trần Duy Uyên. Ông sinh ngày 5 tháng 9 năm 1870 (tức ngày 10 tháng 8 năm Canh Ngọ), ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định (sau đổi thành phố Hàng Nâu, hiện nay là phố Minh Khai, phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định). Ông mất ngày 29 tháng 1 năm 1907.[1]

Tản Đà (1889-1939) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:45
Lượt xem 26390
Tản Đà (chữ Hán: 傘沱, sinh ngày 19 tháng 5 năm 1889 - mất ngày 7 tháng 6 năm 1939[1]) tên thật Nguyễn Khắc Hiếu (阮克孝), là một nhà thơ, nhà văn và nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam. Bút danh Tản Đà của ông là tên ghép giữa núi Tản Viên và sông Đà, quê hương ông.

Ngô Tất Tố (1894-1954) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:44
Lượt xem 28268
Ngô Tất Tố (1894 – 20 tháng 4 năm 1954) là một nhà văn, nhà báo, nhà Nho học và nhà nghiên cứu có ảnh hưởng ở Việt Nam giai đoạn trước 1954.
Ngô Tất Tố sinh năm 1893 mất năm 1954 ở làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh (nay là thôn Lộc Hà, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội).

Khái Hưng (1896-1947) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:44
Lượt xem 20556
Khái Hưng (1896 - 1947) là một nhà văn Việt Nam nổi tiếng. Cùng với Nhất Linh, ông là cây bút chính của Tự Lực Văn Đoàn.
Khái Hưng tên thật là Trần Khánh Giư. Bút danh Khái Hưng của ông được ghép từ các chữ cái của tên Khánh Giư.
Ông sinh năm 1896, xuất thân trong một gia đình quan lại ở xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Dương, nay thuộc Hải Phòng. Một số tài liệu ghi ông sinh năm 1897.[1]. Thân phụ ông giữ chức Tuần phủ. Cha vợ ông là Lê Văn Đinh cũng giữ chức Tổng đốc Bắc Ninh. Em ruột ông là nhà văn Trần Tiêu.
Khái Hưng mất năm 1947.

Hoàng Ngọc Phách (1896-1973) - Tiểu sử và sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:44
Lượt xem 18904
Nhà văn Hoàng Ngọc Phách, (1896 - 1973) là tác giả tiểu thuyết Tố tâm, được đánh giá là một trong những tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của Việt Nam, tác phẩm đã được giáo sư Michele Sullivan và Emmanuel Lê Ốc Mạch dịch sang tiếng Pháp.

Đặng Thai Mai (1902-1984) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:44
Lượt xem 21411
Đặng Thai Mai (1902-1984), còn được biết đến dưới tên gọi Đặng Thái Mai và những bút danh Thanh Tuyền, Thanh Bình. Ông là giáo sư, nhà giáo, nhà văn, nhà phê bình văn học Việt Nam; và nguyên là Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Viện trưởng đầu tiên của Viện Văn học Việt Nam.

Nguyễn Công Hoan (1903-1977) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:43
Lượt xem 20082
Nguyễn Công Hoan (6 tháng 3 năm 1903 tại Hưng Yên - 6 tháng 6 năm 1977 tại Hà Nội) là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam.
Nguyễn Công Hoan quê ở làng Xuân Cầu, tổng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên). Ông sinh trong một gia đình quan lại xuất thân Nho học thất thế. Trong gia đình, từ nhỏ Nguyễn Công Hoan đã được nghe và thuộc rất nhiều câu thơ, câu đối và những giai thoại có tính chất trào lộng, châm biếm, đả kích tầng lớp quan lại. Điều đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong cách văn chương của ông sau này.

Thế Lữ (1907-1989) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:43
Lượt xem 19705
Thế Lữ (6 tháng 10 năm 1907 – 3 tháng 6 năm 1989) là nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động sân khấu Việt Nam. Thế Lữ nổi danh trên văn đàn vào những năm 1930, với những tác phẩm Thơ mới, đặc biệt là bài Nhớ rừng, cùng những tác phẩm văn xuôi, tiêu biểu là tập truyện Vàng và máu (1934). Trở thành thành viên của nhóm Tự Lực văn đoàn kể từ khi mới thành lập (1934), ông hầu hết hoạt động sáng tác văn chương trong thời gian là thành viên của nhóm, đồng thời cũng đảm nhận vai trò một nhà báo, nhà phê bình, biên tập viên mẫn cán của các tờ báo Phong hóa và Ngày nay.

Hiển thị 131 - 140 tin trong 2292 kết quả