Thơ

Đại Nam quốc sử diễn ca - X. Nhà Hậu Lý (1010 - 1225)  - Lê Ngô Cát & Phạm Đình Toái  - Thơ

08/01/2015 08:34
Lượt xem 14415

IV. Thời-kỳ phát-triển (Thế-kỷ 11 - đầu thế-kỷ 19)

x. Nhà Hậu Lý (1010 - 1225)

1. Lý-Thái-Tổ

Bắc-giang trời mở thánh minh ,
Lý-Công tên Uẩn nhân tình đới suy .
Lê triều làm chức chỉ-huy,
Lũ Đào-Cam-Mộc ứng kỳ phù lên.
Đầu năm cải hiệu Thuận-Thiên,
Thăng-Long mới đổi đặt tên kinh-thành.
Định ra thuế lệ phân minh,
Túc xa, quản giáp quân danh cũng tường.
Hỗn dồng một mối phong cương ,
Hai mươi bốn lộ các đường mới chia.
Cử long sấm dậy binh uy ,
Diễn-châu gió động tinh kỳ thân chinh .
Biện loan gặp lúc hối minh ,
Hương nguyền cảm cách, sóng kình cũng êm.
Bốn phương trong trị, ngoài nghiêm,
Chiêm-Thành, Chân-Lạp xa đem cung cầu .
Ngựa man sang tiến Bắc triều,
Tống hoàng ban thưởng quan-bào thêm vinh.
Ví hay đạo học tinh minh ,
Đế-vương sự-nghiệp nước mình ai hơn?
Có sao tin hoặc dị đoan,
Say vui đạo Phật lưu tiên cảnh chùa?
Để cho dân tục tranh đua,
Ni cô nối gót, tăng-đồ chen vai.
Bởi vì sinh cửa Như-lai ,
Tiêu-sơn từ thuở anh-hài mới ra.
Sóng tình chìm nổi ái-hà ,
Chín ngôi hoàng-hậu, phép nhà cũng sai.
Tự mình đã dựng lệ-giai ,
Khiến nên con cái, thêm bài tương-tranh .

2. Lý-Thái-Tông bình Nùng, phục Chiêm

Thái-Tông nối nghiệp thủ-thành,
Anh em lại rắp đua giành ngôi cao.
Cùng nhau binh mã sấn vào,
Cấm-thành bỗng chốc xôn-xao chiến-trường.
Trận tiền giết Vũ-đức-Vương,
Đông-Chinh, Dực-Thánh tìm đường chạy xa.
Khoan hình lại xuống chiếu tha,
Thân phiên đã định, nước nhà mới yên.
Ban hình luật, canh tịch-điền ,
Mở đồ nhất thống cầm quyền tứ chinh .
Mừng xem " Phiên phục, Nùng bình" ,
Huy xưng có chữ rành rành biểu tiên .
Vắn dài là số tự nhiên,
Tụng kinh cầu thọ , khéo nên chuyện cười.

3. Lý-Thánh-Tông, một ông vua nhân dũng

Thánh-Tông văn học hơn đời,
Bình Chiêm, đánh Tống, đủ tài kinh luân.
Khuyến nông chăm việc cần-dân ,
Chiếu chăn thương kẻ tù-nhân lạnh lùng.
Thánh hiền tô tượng học cung ,
Đặt khoa bác-sĩ, ưu dung đại-thần.
Ân riêng mưa-móc đượm nhuần,
Đã tiền lại lúa ân cần dưỡng-liêm .
Hồ tây vui thú Dâm-đàm ,
Nỡ đem của nước xây làm cung tiên.
Chuông Sùng-Khánh , tháp Báo-Thiên ,
Phật vàng đúc tượng, say thiền lạ sao.

4. Bà Ỷ-Lan nhiếp-chánh

Nhân-Tông tuổi chửa là bao,
Ngoài ra triều-yết , trong vào giảng minh .
Thụ-di có Lý-Đạo-Thành,
Ỷ-Lan hoàng-hậu buông mành giúp nên.
Mở khoa bác-học cầu hiền ,
Ba thăng một mẫu, thuế điền nhẹ thay!
Có khi xem gặt, xem cầy,
Lòng chăm điền-dã , một ngày mấy tao .
Mưa ân ngấm khắp dồi-dào,
Chuộc người bần-nữ gả vào quan-phu .

5. Lý-Thường-Kiệt bại Chiêm, phá Tống

Thân chinh xe ngựa trì khu ,
Phá Sa-động bắt man tù Ngụy-Phang .
Chiêm-Thành nộp đất xin hàng,
Ba châu qui-phụ một đường thanh-di .
Tống binh xâm nhiễu biên thùy,
Tướng quân Thường-Kiệt dựng cờ Bắc chinh .
Bên song Như-Nguyệt trú dinh ,
Giang sơn dường có thần linh hộ-trì .
Miếu tiền phảng phất ngâm thi,
Như phân địa thế, như trì thiên binh .
Bấy giờ Tống mới hư-kinh ,
Giảng hòa lại trả mấy thành cố cương .
Lại còn hối hận một chương:
" Tham voi Giao-Chỉ, mất vàng Quảng-nguyên"
Năm mươi năm lẻ lâu bền,
Vũ công văn-đức rạng truyền sử xanh.
Thượng-dương sao nỡ bạc tình,
Để bà Dương-hậu một mình ngậm oan.
Kìa Lê-văn-Thịnh mưu gian,
Thương chi quái hổ mà khoan lưới hình!
Phật từ như quả chứng minh ,
Chuông chùa Diên Hựu đã thành phúc cai .
Cớ sao Trừ quân lại thác vào người hoá duyên?

6. Lý-Thần-Tông khuyến khích việc nông

Thần-Tông sinh cửa Sùng hiền,
Dấu hang thi-giải còn truyền Sài-sơn.
Thức nồng nhộm vẻ chi-lan ,
Thông-minh học-vấn kiêm toàn cả hai.
Năm đầu vừa mới lên ngôi,
Giảng cầu trước đã mở bài kinh-diên .
Qui nông cho lính canh phiên,
Rộng ân lại trả quan-điền cho dân.

7. Đỗ-Anh-Vũ lộng quyền

Anh-Tông còn thuở xung nhân ,
Đỗ-Anh-Vũ lấy ngoại-thân lộng hành .
Ra vào trong trướng, ngoài mành,
Cùng Lê-Thái-Hậu có tình riêng chung.
Tống giam đã bắt vào trong,
Mà Lê-Hậu lại còn lòng đeo đai.
Rượu cơm vẫn cứ đưa mời,
Vàng cho ngục tốt liệu bài thoát ra.
Nghị đồ rồi lại được tha,
Để đoàn Vũ-Đái đều là thác oan.

8. Tài kinh-quốc của Tô-Hiến-Thành

Rồi ra vắng mặt quyền gian ,
Hiến-Thành hết sức cán-toàn mới nên.
Khi triều Tống, khi sính Nguyên ,
Một niềm cung thuận , đôi bên được lòng.
An-nam Tống mới cải phong ,
Quốc danh từ ấy rạng dòng viêm-phương .
Thành nam mở chốn võ-tràng ,
Tập-tành cung ngựa phô trương tinh kỳ .
Uy danh rậy đến biên thùy,
Chiêm-thành, Ngưu-hống man di cũng bình.
Tuần-du đã tỏ dân tình,
Sơn xuyên trải khắp địa-hình gần xa.
Trừ quân vì một ấu niên .
Thác cô nhờ có tôi hiền,
Dẫu người hối-chúc mà quyền chẳng sai.
Cao-Tông ba tuổi nối đời,
Hiến-Thành cư-nhiếp , trong ngoài đều yên.
Di lưu còn muốn tán dương .

9. Lý-Cao-Tổ thất-chính

Tiếc không dùng kẻ trung tương ,
Cao-Tông hoang túng mọi đường ai can?
Dấu xe quanh khắp giang san,
Chính mình lỗi tiết , du quan quá thường .
Lại thêm thổ-mộc cung tường ,
Mua quan bán ngục nhiều đường riêng tây.
Nhạc Chiêm rầu-rĩ khéo bầy,
Những là tai-biến từ này hiện ra.
Trâu đâu lên ngọn am-la ,
Thước đâu làm tổ góc nhà Kính-thiên .
Bốn phương trộm cướp nổi lên,
Quân Chiêm, người Tống Quyền-cương ngày một đổi dời,
Phạm-Du đã phản lại vời về kinh.
Bỉnh-Di là kẻ trung-thành,
Nghe dèm mà nỡ kim giai .
Xe loan lánh chạy ra ngoài,
Hoàng-thân đế thích mỗi người một phương.

10. Họ Trần giúp vua Lý

Trừ-quân đi đến Thiên-trường.
Tình-cờ lại gặp một nường tiểu-thư.
Con nhà Trần-Lý công ngư .
Lưới chài nhưng cũng phong-tư khác thường.
Trăng già đưa mối tơ vương,
Mới hay con tạo mở đường di-duyên .
Họ Trần từ ấy nổi lên.
Kết bè thích-lý , dựng nền tiếm-giai .
Trần-Tự-Khánh ở phương ngoài,
Đem quân Hải-ấp vào nơi đô thành.

11. Lý Huệ-Tông phát điên

Huệ-tông gặp bước gập-ghềnh,
Nhẹ ân mẫu-hậu , nặng tình phu-nhân .
Lạng-châu xe đã Bắc-tuần ,
Nửa đêm riêng với nàng Trần lẻn đi.
Gặp quân Tự-khánh rước về,
Đuơng cơn gió bụi bốn bề chưa êm.
Huệ-tông cuồng-tật lại thêm.
Khi ngày đứng múa khi đêm nằm dài.
Xuất-gia lại muốn tu trai ,
Ngôi-thiêng phó-thác cho người đào thơ .
Đằng-sơn bóng nhật đã mờ,
Hai trăm mười sáu Lý-cơ còn gì?"

12. Lý Chiêu-Hoàng nhường ngôi cho chồng

Chiêu-hoàng là phận nữ-nhi,
Phấn son gánh việc gian-nguy được nào!
Xây vần cơ-tạo khéo sao?
Bỗng xui Trần-Cảnh hiện vào hầu trong.
Người yểu-điệu, kẻ thư phong ,
Bén hơi rơm lửa, động lòng mưa mây ,
Vẩy nước chậu, vắt khăn tay,
Khi đêm đập bóng, khi ngày ngồi chung .
Hoa đào đã dạn gió đông.
Vua tôi phận đẹp, vợ chồng duyên may.
Chiếu rồng ban xuống năm mây .
Mừng rằng nữ-chúa ngày nay có chồng.

Các tác phẩm khác

Cao Thoại Châu (1939...) -Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

27/12/2014 14:00
Lượt xem 16531
Cao Thoại Châu tên thật là Cao Ðình Vưu, sinh năm 1939 tại Giao Thuỷ, Nam Ðịnh, di cư vào Nam năm 1954. Bút hiệu của ông được ghép từ chữ Thoại là chữ lót trong tên của người bạn gái gốc Hoa và chữ Châu trong tên tỉnh Châu Đốc mà thành. Ông còn có các bút danh khác là Tiểu Nhã, Hư Trúc.
Hiện nay nhà thơ đã nghỉ hưu, ông tiếp tục sống và sáng tác tại Long An.

Nguyễn Trãi (1380 - 1442) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:49
Lượt xem 28706
Nguyễn Trãi (阮廌), hiệu là Ức Trai (抑齋) sinh năm 1380 mất năm 1442, tại làng Chi Ngại, huyện Chí Linh (nay là thị xã, Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Cha Nguyễn Trãi là Nguyễn Ứng Long, tức Nguyễn Phi Khanh, người làng Chi Ngại, một nho sĩ hay chữ nhưng nghèo và mẹ là Trần Thị Thái, con gái thứ ba[2] của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán[3]. Ngày 19 tháng 9 năm 1442 (tức ngày 16 tháng 8 năm Nhâm Tuất), Nguyễn Trãi cùng Nguyễn Thị Lộ và gia quyến đều bị tru di tam tộc. Vị khai quốc công thần đã kết thúc cuộc đời ở tuổi 63 trong một hoàn cảnh bi phẫn và oan khuất.

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:48
Lượt xem 44332
Nguyễn Bỉnh Khiêm (chữ Hán: 阮秉謙; 1491–1585), tên huý là Nguyễn Văn Đạt[1], tên tự là Hanh Phủ (亨甫), hiệu là Bạch Vân cư sĩ[2], được các môn sinh tôn là Tuyết Giang phu tử, là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 16. Ông được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Nam-Bắc triều (Lê-Mạc phân tranh) cũng như tài tiên tri các tiến triển của lịch sử Việt Nam.

Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:47
Lượt xem 21404
Đoàn Thị Điểm[1] (段氏點, 1705-1748), hiệu: Hồng Hà Nữ Sĩ(紅霞女士), là nữ sĩ Việt Nam thời Lê trung hưng. Bà là tác giả tập truyện Truyền kỳ tân phả, và là dịch giả bản Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn.
Bà là người được đánh giá là bậc nhất về sắc đẹp lẫn tài văn trong những nữ sĩ danh tiếng nhất, bên cạnh là Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan và Sương Nguyệt Anh.

Bà Huyện Thanh Quan (1805-1848) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:47
Lượt xem 24491
Bà Huyện Thanh Quan (chữ Hán: 婆縣清觀, 1805-1848), tên thật là Nguyễn Thị Hinh; là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam[1].
Nguyễn Thị Hinh người phường Nghi Tàm, huyện Vĩnh Thuận, gần Hồ Tây, Hà Nội[2]. Thân phụ là Nguyễn Lý (1755-1837), đỗ thủ khoa năm 1783, đời vua Lê Hiển Tông.

Nguyễn Du (1765 - 1820) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:47
Lượt xem 21407
Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; Sinh năm Ất Dậu 1765– mất năm Canh Thìn 1820) tên chữ Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồng Sơn lạp hộ (鴻山獵戶), là một nhà thơ nổi tiếng thời Lê mạt, Nguyễn sơ ở Việt Nam. Ông là một nhà thơ lớn của Việt Nam, được người Việt kính trọng gọi ông là "Đại thi hào dân tộc". Năm 1965, Nguyễn Du được Hội đồng hòa bình thế giới công nhận là danh nhân văn hóa thế giới và ra quyết định kỷ niệm trọng thể nhân dịp 200 năm ngày sinh của ông [1][2].

Hồ Xuân Hương (1772 - 1822) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:46
Lượt xem 29532
Hồ Xuân Hương (chữ Hán: 胡春香) là nhà thơ Nôm nổi tiếng cuối thế kỷ 18, đầu thể kỷ 19 (1772-1822). Bà đã để lại nhiều bài thơ độc đáo với phong cách thơ vừa thanh vừa tục và được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Hồ Xuân Hương được coi là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam.

Lê Ngọc Hân (1770-1799) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:46
Lượt xem 20186
Lê Ngọc Hân (chữ Hán: 黎玉忻, 1770-1799) còn gọi Ngọc Hân công chúa hay Bắc Cung Hoàng hậu (北宮皇后) là công chúa nhà Hậu Lê và hoàng hậu nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam, vợ của vua Quang Trung (Nguyễn Huệ). Dân gian còn lưu truyền tên gọi bà là Bà Chúa Tiên khi bà ở Phú Xuân vì dinh phủ lập ở chùa Kim Tiên.[1]
Lê Ngọc Hân sinh ngày 27 tháng 4 năm Canh Dần (1770) tại kinh thành Thăng Long [2]. Bà là con gái thứ 9 [3] của vua Lê Hiển Tông. Mẹ bà là Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền, là người xã Phù Ninh, tổng Hạ Dương, phủ Từ Sơn - Bắc Ninh (nay là xã Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội), và là con gái trưởng của ông Nguyễn Đình Giai.
Bà gượng sống đến ngày mồng 8 tháng 11 năm Kỷ Mùi (4 tháng 12 năm 1799) thì mất, lúc đó mới 29 tuổi.

Cao Bá Quát (1809 - 1855) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:46
Lượt xem 25121
Cao Bá Quát (chữ Hán: 高伯适; 1809 – 1855) là quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương[1], và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam.
Ông là người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh; nay thuộc quận Long Biên Hà Nội.

Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:46
Lượt xem 18291
Nguyễn Đình Chiểu (chữ Hán: 阮廷沼; 1822-1888), tục gọi là Đồ Chiểu (khi dạy học), tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai (sau khi bị mù); là nhà thơ lớn nhất của miền Nam Việt Nam trong nửa cuối thế kỷ 19 [1].
Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày 13 tháng 5 năm Nhâm Ngọ (1 tháng 7 năm 1822), tại quê mẹ là làng Tân Thới [2], phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (thuộc phường Cầu Kho, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).
Năm 1886, vợ ông là bà Lê Thị Điền mất lúc 51 tuổi. Buồn rầu vì vợ mất, vì cảnh nước mất nhà tan đã bấy lâu, vì bệnh tật ngày càng trầm trọng [14], hai năm sau, ngày 24 tháng 5 năm Mậu Tý (3 tháng 7 năm 1888), Nguyễn Đình Chiểu cũng qua đời tại Ba Tri, thọ 66 tuổi. Ngày đưa tiễn nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu về cõi vĩnh hằng, cánh đồng An Đức rợp trắng khăn tang của những người mến mộ ông [15].

Hiển thị 121 - 130 tin trong 2291 kết quả