Thơ

Đại Nam quốc sử diễn ca - XI. Nhà Trần (Thời kỳ thịnh trị: 1226-1340)  - Lê Ngô Cát & Phạm Đình Toái  - Thơ

08/01/2015 08:27
Lượt xem 36530

xi. Nhà Trần (Thời kỳ thịnh trị: 1226 - 1340)

1. Những việc cải cách đầu tiên

Đông-A tỏ mặt vừng hồng,
Thái-tông cải hiệu Kiến-trung rõ-ràng.
Trần-Thừa là Thái thượng-hoàng,
Chuyên quyền thính-đoán , gồm đường kinh-luân.
Soạn làm thông chế lễ-văn ,
Thuế điền đã định, số dân cũng-tường.
Tướng-thần mới đặt bình-chương ,
Huyện châu sai kẻ khoa-trường trị dân,
Bạ-đầu thi kẻ lại-nhân.
Hiệu-quân Tứ-thánh, Tứ-thần mới chia.
Hà phòng rày mới có đê,
Trăm quan áo mạo, dù xe thêm tường.
Việc ngoài đánh dẹp bốn phương,
Phó cho Thủ-Độ chuyên đường trị dân.

2. Văn-học và võ-công

Thượng-hoàng phút đã từ-trần,
Thái-tông tuổi mới đến tuần mười hai.
Cao-minh đã có tư trời ,
Lại thêm Thủ-Độ vẽ vời khôn-ngoan.
Sùng-văn , tô tượng Khổng, Nhan ,
Dựng nhà Quốc-học , đặt quan Giám-thần ,
Bảy năm một hội-thanh-vân ,
Anh-tài náo-nức dần dần mới ra.
Trạng-nguyên, bảng-nhỡn, thám-hoa,
Kẻ kinh, người trại cũng là tài danh
Lại thi thái-học chư-sinh,
Lại thi tam-giáo chia rành ba khoa.
Thân-chinh trỏ ngọn thiên-qua ,
Chiêm nam, Nguyên bắc đều là dẹp tan.

3. Phong-tục đời Trần

Vì ai, đạt gánh giang-san?
Mà đem cố chúa gia oan nỡ nào!
Chiêu-hoàng duyên trước làm sao?
Gả đi bán lại , coi vào khó nghe!
Phép nhà chẳng sửa buồng the,
Vợ anh sao nỡ đem về hậu-cung
Bởi ai đầu mở hôn-phong,
Khiến nên một đạo khuê-phòng thẹn riêng!
Thuần-bôn dong thói ngửa-nghiêng,
Họ-đương lấy lẫn nào kiêng sợ gì.
Thiên-Thành công-chúa vu-quy,
Sao Trần Quốc-Tuấn cướp đi cho đành?
Sính-nghi đem tiến thiên-đình
Thụy-bà lăng-líu, Trung-Thành ngẩn-gơ:
Dị-đoan mê-hoặc khôn chừa,
Chùa tô phật-tượng, đình thờ Thích-ca.
Tin lời phong-thủy khi tà,
Đào sông đục núi cũng là nhọc thay!
Lễ đâu yến-ẩm quá say,
Đội mo rót rượu, dan tay vui cười.
Ba mươi năm chán cuộc đời,
Truyền cho con nối, ra ngoài Bắc-cung.

4. Đức-độ và chánh-trị của Trần-Thánh-tông

Thánh-tông hiếu-hữu một dòng,
Sớm hôm chầu chực, mát nồng thảnh-thơi.
Anh em đệm cả gối dài,
Sân trong yến-lạc , cõi ngoài ấm-phong.
Một thiên truyền thụ phép lòng,
Di-mưu cho kẻ nối dòng ngày sau.
Văn-nho khuya sớm giảng-cầu,
Kẻ tu sử-ký, người chầu kinh-diên.
Bề ngoài nghiêm việc phòng biên,
Kén quân đoàn-luyện tập thuyền Cửu-sa.

5. Trần-Hưng-Đạo phá Mông-Cổ

Trao-truyền theo lối phép nhà,
Nhân-tông hùng-lược lại là tài hơn,
Rợ Nguyên quen thói tham-tàn,
Quân năm mươi vạn, những toan tranh-hành,
Sắc sai Hưng-Đạo tổng binh,
Với Trần-Quang-Khải các dinh tiến vào.
Chương-dương một trận phong-đào,
Kìa ai cướp giáo, ra vào có công?
Hàm-quan một trận ruổi giong,
Kìa ai bắt giặc, uy-phong còn truyền?
Giặc Nguyên còn muốn báo đền,
Mượn đường hộ-tống binh thuyền lại sang.
Xương bày trắng đất, máu màng đỏ sông.
Trần Hưng-Đạo đã anh-hùng,
Mà Trần-Nhật-Duật kể công cũng nhiều.
Hoài-Văn tuổi trẻ trí cao,
Cờ đề sáu chữ quyết vào lập công.
Trần-Bình-Trọng cũng là trung,
Đành làm Nam-quỷ, không lòng Bắc-vương.
Khuyển-ưng còn nghĩa đá vàng,
Yết-Kiêu, Dã-Tượng hai chàng cũng ghê!
Mà trong ngọc-diệp kim-chi,
Lũ Trần-Ích-Tắc sao đi đầu hàng?
Nhân khi biến-cố vội-vàng,
Kẻ trung người nịnh đôi dàng tỏ ra,
Trùng-hưng đem lại sơn-hà,
Đã hay thiên-tướng cũng là tài sinh.
Nước nhà khi ấy thanh-bình,
Truyền ngôi thái-tử, lánh mình Ngọa-vân.

6. Anh-tông và Minh-tông

Anh-Tông nối giữ nghiệp Trần,
Trong tu văn-đức, ngoài cần vũ-công.
Có châm để dạy Đông-cung.
Thủy-vân có tập vui cùng bút nghiên.
Ví không mến phật, say thiền,
Cũng nên một đứng vua hiền Đông-A.
Quyện-cần rồi lại xuất-gía,
Minh-tông kế-thống cũng là hiền-vương.
Mười lăm năm giữ phép thường,
Rạng nền nếp cũ, mở giường-mối sau.
Tiếc không biện-biệt ngư-châu
Để cho tà-nịnh ở đầu giai-ban.
Khắc-Chung thêm dệt lời gian,
Quốc-Chân mắc phải tiếng oan thiệt mình.

7. Việc đánh dẹp về đời Hiến-tông

Hiến-tông làm máy lung-linh,
Nghiêm xem tinh-độ vận-hành không sai.
Thạch-đê mới đắp đường dài,
Nước sông thuận lối về ngoài biển Đông.
Thừa bình lại hiếu vũ-công,
Đà-giang xa-mã, Nam-nhung tinh-kỳ
Cổ-quăng mấy kẻ truy-tùy,
Nhữ-Hài, Chiêu-Nghĩa đều về thủy-cung
Kiềm-châu có đá kỷ công,
Oán dày vẻ triện, sầu đông ngấn rều.

Các tác phẩm khác

Nguyễn Trãi (1380 - 1442) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:49
Lượt xem 28708
Nguyễn Trãi (阮廌), hiệu là Ức Trai (抑齋) sinh năm 1380 mất năm 1442, tại làng Chi Ngại, huyện Chí Linh (nay là thị xã, Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Cha Nguyễn Trãi là Nguyễn Ứng Long, tức Nguyễn Phi Khanh, người làng Chi Ngại, một nho sĩ hay chữ nhưng nghèo và mẹ là Trần Thị Thái, con gái thứ ba[2] của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán[3]. Ngày 19 tháng 9 năm 1442 (tức ngày 16 tháng 8 năm Nhâm Tuất), Nguyễn Trãi cùng Nguyễn Thị Lộ và gia quyến đều bị tru di tam tộc. Vị khai quốc công thần đã kết thúc cuộc đời ở tuổi 63 trong một hoàn cảnh bi phẫn và oan khuất.

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:48
Lượt xem 44332
Nguyễn Bỉnh Khiêm (chữ Hán: 阮秉謙; 1491–1585), tên huý là Nguyễn Văn Đạt[1], tên tự là Hanh Phủ (亨甫), hiệu là Bạch Vân cư sĩ[2], được các môn sinh tôn là Tuyết Giang phu tử, là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 16. Ông được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Nam-Bắc triều (Lê-Mạc phân tranh) cũng như tài tiên tri các tiến triển của lịch sử Việt Nam.

Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:47
Lượt xem 21404
Đoàn Thị Điểm[1] (段氏點, 1705-1748), hiệu: Hồng Hà Nữ Sĩ(紅霞女士), là nữ sĩ Việt Nam thời Lê trung hưng. Bà là tác giả tập truyện Truyền kỳ tân phả, và là dịch giả bản Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn.
Bà là người được đánh giá là bậc nhất về sắc đẹp lẫn tài văn trong những nữ sĩ danh tiếng nhất, bên cạnh là Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan và Sương Nguyệt Anh.

Bà Huyện Thanh Quan (1805-1848) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:47
Lượt xem 24491
Bà Huyện Thanh Quan (chữ Hán: 婆縣清觀, 1805-1848), tên thật là Nguyễn Thị Hinh; là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam[1].
Nguyễn Thị Hinh người phường Nghi Tàm, huyện Vĩnh Thuận, gần Hồ Tây, Hà Nội[2]. Thân phụ là Nguyễn Lý (1755-1837), đỗ thủ khoa năm 1783, đời vua Lê Hiển Tông.

Nguyễn Du (1765 - 1820) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:47
Lượt xem 21407
Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; Sinh năm Ất Dậu 1765– mất năm Canh Thìn 1820) tên chữ Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồng Sơn lạp hộ (鴻山獵戶), là một nhà thơ nổi tiếng thời Lê mạt, Nguyễn sơ ở Việt Nam. Ông là một nhà thơ lớn của Việt Nam, được người Việt kính trọng gọi ông là "Đại thi hào dân tộc". Năm 1965, Nguyễn Du được Hội đồng hòa bình thế giới công nhận là danh nhân văn hóa thế giới và ra quyết định kỷ niệm trọng thể nhân dịp 200 năm ngày sinh của ông [1][2].

Hồ Xuân Hương (1772 - 1822) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:46
Lượt xem 29532
Hồ Xuân Hương (chữ Hán: 胡春香) là nhà thơ Nôm nổi tiếng cuối thế kỷ 18, đầu thể kỷ 19 (1772-1822). Bà đã để lại nhiều bài thơ độc đáo với phong cách thơ vừa thanh vừa tục và được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Hồ Xuân Hương được coi là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam.

Lê Ngọc Hân (1770-1799) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:46
Lượt xem 20186
Lê Ngọc Hân (chữ Hán: 黎玉忻, 1770-1799) còn gọi Ngọc Hân công chúa hay Bắc Cung Hoàng hậu (北宮皇后) là công chúa nhà Hậu Lê và hoàng hậu nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam, vợ của vua Quang Trung (Nguyễn Huệ). Dân gian còn lưu truyền tên gọi bà là Bà Chúa Tiên khi bà ở Phú Xuân vì dinh phủ lập ở chùa Kim Tiên.[1]
Lê Ngọc Hân sinh ngày 27 tháng 4 năm Canh Dần (1770) tại kinh thành Thăng Long [2]. Bà là con gái thứ 9 [3] của vua Lê Hiển Tông. Mẹ bà là Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền, là người xã Phù Ninh, tổng Hạ Dương, phủ Từ Sơn - Bắc Ninh (nay là xã Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội), và là con gái trưởng của ông Nguyễn Đình Giai.
Bà gượng sống đến ngày mồng 8 tháng 11 năm Kỷ Mùi (4 tháng 12 năm 1799) thì mất, lúc đó mới 29 tuổi.

Cao Bá Quát (1809 - 1855) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:46
Lượt xem 25121
Cao Bá Quát (chữ Hán: 高伯适; 1809 – 1855) là quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương[1], và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam.
Ông là người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh; nay thuộc quận Long Biên Hà Nội.

Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:46
Lượt xem 18291
Nguyễn Đình Chiểu (chữ Hán: 阮廷沼; 1822-1888), tục gọi là Đồ Chiểu (khi dạy học), tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai (sau khi bị mù); là nhà thơ lớn nhất của miền Nam Việt Nam trong nửa cuối thế kỷ 19 [1].
Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày 13 tháng 5 năm Nhâm Ngọ (1 tháng 7 năm 1822), tại quê mẹ là làng Tân Thới [2], phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (thuộc phường Cầu Kho, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).
Năm 1886, vợ ông là bà Lê Thị Điền mất lúc 51 tuổi. Buồn rầu vì vợ mất, vì cảnh nước mất nhà tan đã bấy lâu, vì bệnh tật ngày càng trầm trọng [14], hai năm sau, ngày 24 tháng 5 năm Mậu Tý (3 tháng 7 năm 1888), Nguyễn Đình Chiểu cũng qua đời tại Ba Tri, thọ 66 tuổi. Ngày đưa tiễn nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu về cõi vĩnh hằng, cánh đồng An Đức rợp trắng khăn tang của những người mến mộ ông [15].

Nguyễn Khuyến (1835 - 1909) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:46
Lượt xem 20561
Nguyễn Khuyến (chữ Hán: 阮勸), tên thật là Nguyễn Thắng (阮勝) [1], hiệu Quế Sơn, tự Miễu Chi, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1835, tại quê ngoại làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Hà Nam Ninh nay là huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Quê nội của ông ở làng Vị Hạ (Và), xã Yên Đổ nay là xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam[1].
Nguyễn Khuyến cáo quan về Yên Đổ vào mùa thu năm 1884 và qua đời tại đây. Mất ngày 5 tháng 2 năm 1909 tại Yên Đổ.

Hiển thị 121 - 130 tin trong 2290 kết quả