Thơ

Đại Nam quốc sử diễn ca - XIII. Nhà Hồ và giặc nhà Minh (1400-1418)  - Lê Ngô Cát & Phạm Đình Toái  - Thơ

08/01/2015 08:23
Lượt xem 24777

xiii. Nhà Hồ và giặc nhà Minh (1400 - 1418)

1. Nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần

Quý-Ly gắm-ghé vạc Trần.
Quyết dời kẻ-chợ về gần An-tôn.
Đã xui truyền vị cho con,
Ngọc-Thanh lại kết oan-hồn một giây.
Gặp khi Thiếu-Đế thơ-ngây,
Khát-Chân, Trần Hãng đêm ngày hợp-mưu.
Hội-minh vừa mới lên lầu,
Ba trăm đồ-đảng cùng nhau hiệp-tình.
Dùng-dằng chưa kịp cất binh,
Hở cơ một phút tan-tành như tro.
Quý-Ly mới đổi họ Hồ,
Quốc-danh là hiệu Đại-Ngu chương-hoàng.
Truyền ngôi con cả Hán-Thương,
Tự xưng là Thái-thượng-hoàng ở trong.
Sai người dâng biểu cầu-phong,
Dối Minh xin để nối dòng quốc-quân.

2. Quân Minh diệt nhà Hồ

Nguyễn-Khang giả tiếng họ Trần,
Sang Minh xin lấy viện-quân đưa về.
Chi-lăng nghe động cổ-bề,
Lý-Bân, Mộc-Thạnh trỏ cờ tới nơi.
Quân Minh nhân thế đuổi dài,
Nhị Hồ mới chạy ra ngoài phương xa.
Núi Cao-vọng, bến Kỳ-la,
Đường cùng phải bắt cũng là trời xui!
Tôn-vinh kể được mấy hơi,
Sáu năm tiếm-vị, muôn đời ô-danh

3. Trần-Giản-Định chống Minh

Quý-Ly tội ác đã đành,
Rồi ra lại gặp người Minh hung-tàn.
Chia phủ, huyện, đặt quân-quan,
Cỏ cây đều phải lầm-than hội này
Dòng Trần chưa dứt một dây,
Triệu-Cơ còn rắp ra tay đồ-hồi.
Lại phù Giản-Định lên ngôi,
Cảnh-Chân, Đặng-Tất vua tôi hiệp-tình.
Mở cờ đánh với quân Minh,
Phá đồn Cổ-lộng, đốt thành Bô-cô.
Ví hay nhân thế tràng-khu,
May ra khôi-phục cơ-đồ cũng nên.
Trùng-hưng cơ-tự chưa bền,
Bỗng không đem kẻ tướng hiền giết đi,
Cho nên hào-kiệt bạn-ly,
Cánh vây không có, còn gì mà mong?

4. Trần-Trùng-Quang chống Minh

Tướng-môn lại có con dòng,
Đặng-Dung, Cảnh-Dị mới cùng hợp mưu.
Một hai quyết-chí đồng-cừu
Cùng đem binh-sĩ ruổi vào Chi-la.
Lại tìm dòng-dõi Trần-gia,
Tôn-phù Quý-Khoáng, ấy là Trùng-Quang.
Đem binh vào phủ Thiên-tràng,
Đón vua Giản-Định về đàng Nghệ-an.
Cùng nhau gánh việc gian-nan,
Hạ-hồng tế ngựa, Bình-than đỗ-thuyền.
Quân Minh cố giữ thành bền,
Bỗng đâu Trương-Phụ băng miền lại sang.

5. Quân Minh chiếm toàn cõi Đại-Việt

Từ khi Giản-Định đầu hàng,
Nghệ-an đất cũ Trùng-Quang lại về.
Quân Minh chiếm giữ Bắc kỳ,
Vua Trần lánh ở Nam-thùy một nơi.
Đặng-Dung, Cảnh-Dị mấy người,
Thế cùng dù có tướng tài cũng thua.
Trước sau mười bốn đời vua,
Một trăm tám chục xuân-thu chưa chầy.
Loạn-cơ bởi tự ai gầy?
Quý-Ly tiếm-thiết tội dây muôn đời.
Chẳng qua lịch đổi, số dời,
Xui ra cho đứa gian-hồi nhuốm tay.

6. Chính-sách nhà Minh

Cốc-lăng trời khéo đổi thay,
Giận riêng bờ cõi từ nầy thuộc Minh.
Người trí-thức, kẻ tài danh,
Nam-sơn đào-độn, Bắc-đình câu lưu,
Thuế tơ, thuế thóc tham cầu,
Mỏ vàng mỏ bạc, trưng-thâu cũng nhiều;
Săn bạch-tượng, hái hồ-tiêu,
Mò châu, cấm muối, lắm điều hại dân.

Các tác phẩm khác

Tế Hanh (1921-2009) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

27/12/2014 14:19
Lượt xem 25005
Tế Hanh (1921 - 2009), tên thật là Trần Tế Hanh [1]; là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến.
Ông sinh ngày 20 tháng 6 năm 1921 tại làng Đông Yên, phủ Bình Sơn; nay là xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Tế Hanh là nhà thơ khá nổi tiếng, sáng tác cùng thời với Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận...và là một trong ba thi sĩ sinh quán tại Quảng Ngãi nổi danh ngay từ trước năm 1945: Nguyễn Vỹ, Bích Khê, Tế Hanh.
Vào những năm 80, ông bị đau mắt và mắt ông mù dần. Từ đó ông bệnh liệt giường lúc mê lúc tỉnh. Ông qua đời vào lúc 12 giờ ngày 16 tháng 07 năm 2009 tại Hà Nội sau nhiều năm chống chọi với căn bệnh xuất huyết não [4].

Pushkin (1799-1837) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

27/12/2014 14:18
Lượt xem 22993
Aleksandr Sergeyevich Pushkin (tiếng Nga: Александр Сергеевич Пушкин (trợ giúp·chi tiết); 1799 – 1837) là một nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng người Nga. Được tôn vinh là đại thi hào, Mặt trời thi ca Nga, ông đã có những đóng góp to lớn trong việc phát triển ngôn ngữ văn học Nga hiện đại và là biểu tượng của dòng văn học lãng mạn Nga thế kỷ XIX.
Năm 1837, do những tin đồn thất thiệt về quan hệ ngoại tình của vợ mình với Georges d'Anthès, một sỹ quan kỵ binh trong quân đội Sa hoàng, Puskin đã thách đấu súng với viên sĩ quan trẻ tuổi này. Cuộc đọ súng đã kết thúc hết sức bi kịch khi cả hai đối thủ đều bị thương, nhưng Puskin đã bị trọng thương và qua đời hai ngày sau đó – ngày 10 tháng 2 năm 1837 (29 tháng 1 trong lịch Julian).

Phương Triều (1942 - ...) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

27/12/2014 14:17
Lượt xem 18043
Phương Triều, nhà thơ, Tên thật là Lê Huỳnh Hoàng, sinh ngày 02 tháng 06 năm 1942 tại Sa Ðéc. Dạy học (Trung học tư thục Cộng Hòa, đường Trương Minh Giảng, Sài-gòn). Gia nhập làng báo Sài-gòn năm 1959.

Nguyễn Vũ Tiềm (1940 - ...) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

27/12/2014 14:17
Lượt xem 16987
Nguyễn Vũ Tiềm, sinh năm: 1940, nơi sinh: Gia Lâm - Hà Nội
Bút danh: Hướng Thiện
Hội viên: Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh.

Nguyễn Trung Kiên (1973 - ...) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

27/12/2014 14:16
Lượt xem 19998
Nguyễn Trung Kiên sinh ngày 28/4/1973 tại Hà nội, hiện ở 218/23 Phú Thọ Hoà, quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh.
Đôi dép là tên một bài thơ của tác giả Nguyễn Trung Kiên viết về tình yêu và nổi tiếng vì được lan truyền trên mạng toàn cầu.

Nguyễn Khoa Điềm (1943 - ...) - Tiểu sử và sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

27/12/2014 14:15
Lượt xem 26913
Nguyễn Khoa Điềm (tên khác là Nguyễn Hải Dương; sinh 15 tháng 4 năm 1943) là một nhà thơ, nhà chính trị Việt Nam.
Nguyễn Khoa Điềm sinh tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Thân sinh của ông là nhà báo Hải Triều, thuộc dòng dõi quan Nội tán Nguyễn Khoa Đăng [1], gốc An Dương (tỉnh Hải Dương cũ nay là Hải Phòng) [2]. Quê quán: làng An Cựu, xã Thủy An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Hiện nay, ông nghỉ hưu và sống tại Thành phố Huế.

Nguyễn Công Trứ (1778-1858) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

27/12/2014 14:15
Lượt xem 29048
Nguyễn Công Trứ (chữ Hán: 阮公著, 1778 – 1858), tự Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hy Văn, là một nhà quân sự, một nhà kinh tế và một nhà thơ lỗi lạc trong lịch sử Việt Nam cận đại.
Nguyễn Công Trứ con quan Đức Ngạn hầu Nguyễn Công Tấn, quê ở làng Uy Viễn, nay là xã Xuân Giang huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

Mai Đình (1917- 1999) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

27/12/2014 14:13
Lượt xem 19194
Nữ sĩ Mai Đình (1917-1999), tên thật là Lê Thị Mai, nguyên quán Nông Cống tỉnh Thanh Hoá. Mai Đình sinh trưởng trong một gia đình khá giả, phụ thân là một tuỳ viên làm việc ở Toà sứ Phan Thiết. Là một cô gái có học, biết tiếng Pháp, làm thơ (có một số bài đã đăng báo).
Ngày 16/10/1999 nữ sĩ Mai Đình từ giã cõi đời nhẹ nhàng như một bài thơ, hưởng thọ 83 tuổi, tại nhà riêng số 225/14, đường Xô Viết - Nghệ Tĩnh, TP Hồ Chí Minh. Nhắc đến Mai Đình người ta liên tưởng đến nhà thơ Hàn Mạc Tử, người mà nữ sĩ vẫn luôn yêu thương bằng trái tim chân thành và nóng bỏng.

Luân Tâm (1944 -...) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

27/12/2014 14:11
Lượt xem 20329
Luân Tâm tên thật Phan Văn Tám, đôi khi ký Minh Tâm, Sinh năm 1944 tại Bến Tre, Học sinh trường Trung Học Công Lập Bến Tre, Trung Học Nguyễn Đình Chiểu, Mỹ Tho
Định cư tại Hoa Kỳ với vợ và 3 con từ cuối năm 1994.

Lâm Thị Mỹ Dạ (1949 -...) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

27/12/2014 14:11
Lượt xem 19093
Lâm Thị Mỹ Dạ (sinh ngày 18 tháng 9 năm 1949), là một nhà thơ nữ Việt nam, Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.
Lâm Thị Mỹ Dạ sinh tại quê: huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Hiện bà đang sống tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Chồng bà, Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng là một nhà văn, nhà thơ có tiếng ở Việt nam.

Hiển thị 101 - 110 tin trong 2288 kết quả