Thơ

Đại Nam quốc sử diễn ca - XVI. Nhà Lê Trung hưng (Vua Lê-Chúa Trịnh: 1593-1729)  - Lê Ngô Cát & Phạm Đình Toái  - Thơ

08/01/2015 08:07
Lượt xem 15835

xvi. Nhà Lê Trung hưng (Vua Lê-Chúa Trịnh: 1593 - 1729)

1. Giao-thiệp buổi đầu với Trung-hoa

Mới sai sứ-giả cầu phong,
Nghe gièm, Minh hãy còn lòng tin-nghi.
Sai quan hội-khám một kỳ,
Phong làm Đô-thống, cơ-mi gọi là!
Phùng-Khoan sứ-tiết cũng già,
Biểu-từ biện-chiết thật đà thiết-minh.
Mấy lời ôn-dụ đinh-ninh,
Phong vương còn đợi biểu-tinh có ngày.

2. Trịnh-Tùng xưng chúa

Hổ lui, lang tới khéo thay!
Mạc kia vừa dẹp, Trịnh nầy lại lên.
Tùng xem căn-cứ đã bền,
Công-danh càng thịnh, uy-quyền càng cao.
Rỡ-ràng ngọc-sách, tinh-bao,
Gia-phong Nguyên-súy, dự vào sủng-chương
Bình-an lại tiến tước vương,
Gầy nên tiếm-thiết, mở đường khải-du.
Kính-Tông còn độ ấu-cô,
Đống-lương ai kẻ xanh-phù vạc Lê?
Triều-thần những lũ Bùi-Khuê,
Lại tìm Mạc-nghiệt theo về Kính-Cung.
Nghi-dương tro tắt lại nồng,
Thị-thành nổi áng bụi hồng bởi ai?
Nhân khi giá-ngự ra ngoài,
Thừa hư Mạc lại vào nơi đô-thành.
Quan-quân ra đánh lại bình,
Thặng-dư mới phát tự Thanh ngự về.
Chông gai tuy sạch mọi bề,
Mà trong quyền cả chuyên về một tay.
Bốn phương tai-biến đã đầy,
Đầm khô, núi lở, cát bay mù trời
Chẳng qua trăm sự tại người,
Gẫm cơ hưu-cữu biết đời thịnh-suy.
Súng đâu phục trước đường đi,
Để cho Trịnh-chúa lại nghi Lê-hoàng.
Sinh con gặp đứa vô-lương,
Châu-liên sao nỡ quên đường quân-thân?

3. Trịnh-Tráng tăng quyền phủ chúa

Thừa gia theo lối cường-thần,
Vua Lê, chúa Trịnh nhân-tuần đã quen,
Thần-tông vừa mới cải-nguyên,
Sách-phong Trịnh-Tráng đã ban từ giờ.
Thành-đô quyền trọng hơn xưa,
Nhà Lê cũng một giải thừa mà thôi!
Nước nhà đang buổi yên vui,
Xin vua xuống chiếu truyền ngôi nhẽ gì?
Chẳng qua là dạ gian-khi,
Làm cho rõ mặt phúc-uy tự nhà.
Chân-Tông tuổi mới mười ba,
Hững-hờ quyền chúa, ngôi cha mặc lòng.
Quốc-vương Minh mới cải-phong,
Bảy năm lịch-số vừa chung một đời
Xoay quanh mới tỏ đạo trời,
Báu thiêng đem lại cho người truyền gia
Thần-tông thay giữ nghiệp nhà,
Thượng-hoàng lại đổi mặt ra tân-hoàng.
Thờ-ơ cờ đạo nhà vàng,
Chính-quyền phó mặc Trịnh-vương, biết gì.
Nhà Minh thuở ấy đã suy,
Mượn binh lại sắp nhờ uy cường-thần.
Sắc phong chiếu-dụ ân-cần,
Phó-vương Trịnh lại thêm phần tôn-vinh.
Cả giầu sang, lớn quyền-hành,
Giang-sơn chung một triều-đình chia đôi.

4. Trịnh-Tạc đánh Nguyễn và Mạc

Tiếm phong, Trịnh-Tạc nối ngôi,
Tước vương mình lại tài-bồi cho con.
Càn-cương ngày một suy-mòn,
Cuộc đời chìm nổi, ai còn hiệu-trung,
Bản-triều mở dấu Kỳ-phong,
Thánh-thần truyền dõi một lòng tôn Lê.
Quyền-gian giận Trịnh nhiều bề,
Sắc sai Chiêu, Thuận khắc-kỳ tiến-chinh.
Sáu năm rồi mới bãi-binh,
Lũy dài còn dấu uy-linh để truyền.
Vận Lê còn buổi truân-chuyên,
Huyền-tông thơ ấu để quyền Tây-vương.
Đẳng-uy đã biến lễ-thường,
Vào chầu không lạy, miếu-đường có ai?
Thiên-nhan lại muốn sánh vai,
Giường ngồi đem đặt bên nơi ngự-tiền.
Dọc ngang dưới phủ trên đền,
Mống tình cải-bộ gây nền tranh-vương.
Vũ-công lại muốn phấn-dương,
Đem quân đánh Mạc lại sang Cao-bình.
Mạc vào cầu-viện Yên-kinh,
Phong làm Đô-thống tung-hoành cõi xa.
Bốn châu riêng một sơn-hà,
Danh tuy phụ Hán, thực là thê Ngô.
Gia-tông vừa nối cơ-đồ,
Xe loan đã giục trì-khu ra ngoài.
Phòng-biên đã có tướng tài,
Quân ta một trận, lũy dài phá tan,
Mã-đầu đã trở quy-an,
Hà-trung Trịnh lại đặt quan lưu-đồn.

5. Trịnh-Căn và nhà Thanh

Về nhà lập lại Trịnh-Côn (Căn)
Nam-vương theo lối quyền-môn một dòng.
Đêm ngày bí-các thong-dong,
Văn-thần thay đổi vào trong chực hầu,
Quốc-Trinh tham-tụng ở đầu,
Bởi sao nên nỗi gây thù ưu-binh?
Hy-tông hoàng-đệ thay anh,
Ngôi không luống giữ, quyền hành mặc ai!
Bấy lâu chiếm giữ cõi ngoài,
Hãy còn Mạc-nghiệt mấy đời đến nay.
Di-thư sang với Quảng-tây,
Một lần hội-tiễu từ này chạy xa.
Quân Thanh xâm chiếm đất ta,
Vị-xuyên, Bảo-lạc, Nà-oa, Lộc-bình.
Thổ-quan lại có tư-tình,
Tham vàng đem giới-kệ chuyển-di.

6. Triều thần nhà Lê

Bên ngoài xâm-tước nhiều bề,
Ở trong chính-sự chỉnh-tề được bao?
Lễ gì hơn lễ bang-giao,
Mà cho quan thị đứng vào đầu ban.
Thế mà những kẻ cư-quan,
Cũng đành ngoảnh mặt cho toàn tôn-vinh.
Tại triều mấy kẻ trâm-anh,
Nguyễn-Đang, Đồng-Trạch công-thanh một đường.
Thế-Vinh tài học ưu-trường,
Nguyễn-Hành, Hà-Mục văn-chương cũng già.
Bởi ai thiên-hạ âu-ca,
Chẳng quan tham-tụng Vãn-hà là chi?
Bởi ai thiên-hạ sầu-bi,
Chẳng quan tham-tụng Lê-Hy hãnh-thần?
Tính đi nghĩ lại xa gần,
Nhiều phần vì Trịnh, ít phần vì Lê.
Mồi giầu sang đã say mê,
Lấy ai chỉ-trụ làm bia trong đời!

7. Những việc cải-cách về thời Trịnh-Cương

Dụ-tông nối giữ ngôi trời,
Trịnh Cương chuyên chế theo loài cố-gia
Lục-phiên lại đặt tư-nha,
Bao nhiêu tài-phú đều là về tay.
Các quan trấn-thủ mới thay,
Hưng Tuyên thống-hạt từ rầy chia hai.
Vũ-thần mỗi trấn một người,
Để cho vững thế mặt ngoài phiên-ly.
Lấy năm điều khảo trấn-ti,
Cứ trong điến-tối mà suy hay hèn.
Thẩm hình đặt viện phủ-tiền,
Sai quan tra kiện thay quyền pháp-ti.
Vũ-khoa mới đặt phép thi,
Hỏi đường thao-lược, thử nghề dao-cung.
Ba trường phúc-thí đã xong,
Đề danh tạo-sĩ bảng rồng cũng vinh.
Kén thêm tứ-trấn binh đinh,
Vệ-quân mới đặt sáu dinh từ rầy.
Công-tư điền-thổ xưa nay,
Sai quân khám-đạc san tay dân cùng
Tuần-hành có sứ khuyến-nông.
Giữ-gìn đê-lộ, xét trong dân-tình.
Đem thư biện với nhà Thanh,
Mỏ đồng, mỏ kẽm lại giành về ta.
Lập bia trên Đổ-chú-hà,
Giới-cương tự đó mới là phân-minh.
Qui-mô cũng muốn sức bình,
Mà lòng lăng-tiếm tự mình ra chi?
Lập phủ-đường ở Cổ-bi,
Toan đem kinh-quốc dời về cố-hương
Đông-cung đã lập Duy-Tường,
Bỗng không lại đổi Duy-Phường cớ sao?

Các tác phẩm khác

Đặng Thai Mai (1902-1984) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:44
Lượt xem 21422
Đặng Thai Mai (1902-1984), còn được biết đến dưới tên gọi Đặng Thái Mai và những bút danh Thanh Tuyền, Thanh Bình. Ông là giáo sư, nhà giáo, nhà văn, nhà phê bình văn học Việt Nam; và nguyên là Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Viện trưởng đầu tiên của Viện Văn học Việt Nam.

Nguyễn Công Hoan (1903-1977) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:43
Lượt xem 20092
Nguyễn Công Hoan (6 tháng 3 năm 1903 tại Hưng Yên - 6 tháng 6 năm 1977 tại Hà Nội) là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam.
Nguyễn Công Hoan quê ở làng Xuân Cầu, tổng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên). Ông sinh trong một gia đình quan lại xuất thân Nho học thất thế. Trong gia đình, từ nhỏ Nguyễn Công Hoan đã được nghe và thuộc rất nhiều câu thơ, câu đối và những giai thoại có tính chất trào lộng, châm biếm, đả kích tầng lớp quan lại. Điều đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong cách văn chương của ông sau này.

Thế Lữ (1907-1989) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:43
Lượt xem 19716
Thế Lữ (6 tháng 10 năm 1907 – 3 tháng 6 năm 1989) là nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động sân khấu Việt Nam. Thế Lữ nổi danh trên văn đàn vào những năm 1930, với những tác phẩm Thơ mới, đặc biệt là bài Nhớ rừng, cùng những tác phẩm văn xuôi, tiêu biểu là tập truyện Vàng và máu (1934). Trở thành thành viên của nhóm Tự Lực văn đoàn kể từ khi mới thành lập (1934), ông hầu hết hoạt động sáng tác văn chương trong thời gian là thành viên của nhóm, đồng thời cũng đảm nhận vai trò một nhà báo, nhà phê bình, biên tập viên mẫn cán của các tờ báo Phong hóa và Ngày nay.

Hoài Thanh (1909-1982) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:43
Lượt xem 17037
Hoài Thanh (1909 - 1982) có tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên (ngoài ra ông còn sử dụng các bút danh khác như Văn Thiên, Le Nhà Quê), là một nhà phê bình văn học uyên bác và tinh tế, đã đóng góp công lớn về mặt phê bình, lý luận để khẳng định Thơ mới trong văn học Việt Nam thế kỉ 20. Tác phẩm bất hủ Thi nhân Việt Nam do ông và em trai (Nguyễn Đức Phiên - bút danh Hoài Chân) viết đã đưa tác giả lên vị trí cao, xứng tầm một nhà phê bình lớn của nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20.

Nguyễn Tuân (1910-1987) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:42
Lượt xem 27536
Nguyễn Tuân (10 tháng 7 năm 1910 – 28 tháng 7 năm 1987) là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam. Sách giáo khoa hiện hành xếp ông vào một trong 9 tác gia tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại. Ông viết văn với một phong cách tài hoa uyên bác và được xem là bậc thầy trong việc sáng tạo và sử dụng tiếng Việt. Hà Nội có một con đường mang tên ông.
Nguyễn Tuân sinh ngày 10 tháng 7 năm 1910 ở phố Hàng Bạc, Hà Nội, quê ở thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục (tên nôm là làng Mọc), nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.[1][2] Ông trưởng thành trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn.
Nguyễn Tuân mất tại Hà Nội vào năm 1987, để lại một sự nghiệp văn học phong phú với những trang viết độc đáo và tài hoa

Tú Mỡ (1900-1976) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:42
Lượt xem 21302
Tú Mỡ[1], tên thật: Hồ Trọng Hiếu (1900-1976), là một nhà thơ trào phúng Việt Nam. Theo các nhà nghiên cứu văn học, thì với gần nửa thế kỷ cầm bút bền bỉ, ông đã có những đóng góp đáng kể đối với sự phát triển của thơ ca[2], đặc biệt về mặt thơ trào phúng, thời nào ông cũng là bậc thầy.[3]

Thanh Tịnh (1911-1988) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:42
Lượt xem 35427
Thanh Tịnh (1911-1988), tên thật là Trần Văn Ninh (6 tuổi được đổi là Trần Thanh Tịnh), là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Các bút danh khác của ông là: Thinh Không, Pathé (trước 1945), Thanh Thanh, Trinh Thuần (sau 1945).
Ông sinh ngày 12 tháng 12 năm 1911[1] tại xóm Gia Lạc,ven sông Hương, ngoại ô Huế.
Thanh Tịnh mất ngày 17 tháng 7 năm 1988 tại Hà Nội. Hiện phần mộ ông đặt tại núi Thiên Thai phía Tây thành phố Huế.

Vũ Trọng Phụng (1912-1939) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:42
Lượt xem 17426
Vũ Trọng Phụng (1912-1939) là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỷ 20.
Vũ Trọng Phụng sinh ngày 20 tháng 10 năm 1912, quê ở làng Hảo (nay là thị trấn Bần Yên Nhân), huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên nhưng ông lớn lên và mất tại Hà Nội.
Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1939, khi mới 27 tuổi, để lại gia đình còn bà nội, mẹ đẻ, vợ và người con gái chưa đầy 1 tuổi tên là Vũ Mỹ Hằng[13].

Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:41
Lượt xem 19334
Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960) là một nhà văn, nhà viết kịch Việt Nam nổi tiếng. Ông là tác giả của những tiểu thuyết lịch sử, vở kịch lớn như: Vũ Như Tô, Đêm hội Long Trì, Bắc Sơn, Sống mãi với thủ đô.
Nguyễn Huy Tưởng sinh ngày 6 tháng 5 năm 1912 trong một gia đình nho giáo ở làng Dục Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh, nay thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội.
Nguyễn Huy Tưởng mất ngày 25 tháng 7 năm 1960 tại Hà Nội.

Hàn Mạc Tử (1912-1940) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:41
Lượt xem 24463
Hàn Mặc Tử hay Hàn Mạc Tử (tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh 22 tháng 9, 1912 – mất 11 tháng 11, 1940) là một nhà thơ nổi tiếng, khởi đầu cho dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam, là người khởi xướng ra Trường thơ Loạn.[1]
Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ở làng Lệ Mỹ, Đồng Hới, Quảng Bình; lớn lên ở Quy Nhơn, tỉnh Bình Định trong một gia đình theo đạo Công giáo, ông được rửa tội tại Nhà thờ Tam Tòa với tên thánh là Phanxicô.
Ông bỏ tất cả quay về Quy Nhơn vào nhà thương Quy Hòa (20 tháng 9 năm 1940) mang số bệnh nhân 1.134 và từ trần vào lúc 5 giờ 45 phút rạng sáng 11 tháng 11 năm 1940 tại nhà thương này vì chứng bệnh kiết lỵ,[4] khi mới bước sang tuổi 28.[5].

Hiển thị 131 - 140 tin trong 2285 kết quả