Thơ

Đại Nam quốc sử diễn ca - XVI. Nhà Lê Trung hưng (Vua Lê-Chúa Trịnh: 1593-1729)  - Lê Ngô Cát & Phạm Đình Toái  - Thơ

08/01/2015 08:07
Lượt xem 15849

xvi. Nhà Lê Trung hưng (Vua Lê-Chúa Trịnh: 1593 - 1729)

1. Giao-thiệp buổi đầu với Trung-hoa

Mới sai sứ-giả cầu phong,
Nghe gièm, Minh hãy còn lòng tin-nghi.
Sai quan hội-khám một kỳ,
Phong làm Đô-thống, cơ-mi gọi là!
Phùng-Khoan sứ-tiết cũng già,
Biểu-từ biện-chiết thật đà thiết-minh.
Mấy lời ôn-dụ đinh-ninh,
Phong vương còn đợi biểu-tinh có ngày.

2. Trịnh-Tùng xưng chúa

Hổ lui, lang tới khéo thay!
Mạc kia vừa dẹp, Trịnh nầy lại lên.
Tùng xem căn-cứ đã bền,
Công-danh càng thịnh, uy-quyền càng cao.
Rỡ-ràng ngọc-sách, tinh-bao,
Gia-phong Nguyên-súy, dự vào sủng-chương
Bình-an lại tiến tước vương,
Gầy nên tiếm-thiết, mở đường khải-du.
Kính-Tông còn độ ấu-cô,
Đống-lương ai kẻ xanh-phù vạc Lê?
Triều-thần những lũ Bùi-Khuê,
Lại tìm Mạc-nghiệt theo về Kính-Cung.
Nghi-dương tro tắt lại nồng,
Thị-thành nổi áng bụi hồng bởi ai?
Nhân khi giá-ngự ra ngoài,
Thừa hư Mạc lại vào nơi đô-thành.
Quan-quân ra đánh lại bình,
Thặng-dư mới phát tự Thanh ngự về.
Chông gai tuy sạch mọi bề,
Mà trong quyền cả chuyên về một tay.
Bốn phương tai-biến đã đầy,
Đầm khô, núi lở, cát bay mù trời
Chẳng qua trăm sự tại người,
Gẫm cơ hưu-cữu biết đời thịnh-suy.
Súng đâu phục trước đường đi,
Để cho Trịnh-chúa lại nghi Lê-hoàng.
Sinh con gặp đứa vô-lương,
Châu-liên sao nỡ quên đường quân-thân?

3. Trịnh-Tráng tăng quyền phủ chúa

Thừa gia theo lối cường-thần,
Vua Lê, chúa Trịnh nhân-tuần đã quen,
Thần-tông vừa mới cải-nguyên,
Sách-phong Trịnh-Tráng đã ban từ giờ.
Thành-đô quyền trọng hơn xưa,
Nhà Lê cũng một giải thừa mà thôi!
Nước nhà đang buổi yên vui,
Xin vua xuống chiếu truyền ngôi nhẽ gì?
Chẳng qua là dạ gian-khi,
Làm cho rõ mặt phúc-uy tự nhà.
Chân-Tông tuổi mới mười ba,
Hững-hờ quyền chúa, ngôi cha mặc lòng.
Quốc-vương Minh mới cải-phong,
Bảy năm lịch-số vừa chung một đời
Xoay quanh mới tỏ đạo trời,
Báu thiêng đem lại cho người truyền gia
Thần-tông thay giữ nghiệp nhà,
Thượng-hoàng lại đổi mặt ra tân-hoàng.
Thờ-ơ cờ đạo nhà vàng,
Chính-quyền phó mặc Trịnh-vương, biết gì.
Nhà Minh thuở ấy đã suy,
Mượn binh lại sắp nhờ uy cường-thần.
Sắc phong chiếu-dụ ân-cần,
Phó-vương Trịnh lại thêm phần tôn-vinh.
Cả giầu sang, lớn quyền-hành,
Giang-sơn chung một triều-đình chia đôi.

4. Trịnh-Tạc đánh Nguyễn và Mạc

Tiếm phong, Trịnh-Tạc nối ngôi,
Tước vương mình lại tài-bồi cho con.
Càn-cương ngày một suy-mòn,
Cuộc đời chìm nổi, ai còn hiệu-trung,
Bản-triều mở dấu Kỳ-phong,
Thánh-thần truyền dõi một lòng tôn Lê.
Quyền-gian giận Trịnh nhiều bề,
Sắc sai Chiêu, Thuận khắc-kỳ tiến-chinh.
Sáu năm rồi mới bãi-binh,
Lũy dài còn dấu uy-linh để truyền.
Vận Lê còn buổi truân-chuyên,
Huyền-tông thơ ấu để quyền Tây-vương.
Đẳng-uy đã biến lễ-thường,
Vào chầu không lạy, miếu-đường có ai?
Thiên-nhan lại muốn sánh vai,
Giường ngồi đem đặt bên nơi ngự-tiền.
Dọc ngang dưới phủ trên đền,
Mống tình cải-bộ gây nền tranh-vương.
Vũ-công lại muốn phấn-dương,
Đem quân đánh Mạc lại sang Cao-bình.
Mạc vào cầu-viện Yên-kinh,
Phong làm Đô-thống tung-hoành cõi xa.
Bốn châu riêng một sơn-hà,
Danh tuy phụ Hán, thực là thê Ngô.
Gia-tông vừa nối cơ-đồ,
Xe loan đã giục trì-khu ra ngoài.
Phòng-biên đã có tướng tài,
Quân ta một trận, lũy dài phá tan,
Mã-đầu đã trở quy-an,
Hà-trung Trịnh lại đặt quan lưu-đồn.

5. Trịnh-Căn và nhà Thanh

Về nhà lập lại Trịnh-Côn (Căn)
Nam-vương theo lối quyền-môn một dòng.
Đêm ngày bí-các thong-dong,
Văn-thần thay đổi vào trong chực hầu,
Quốc-Trinh tham-tụng ở đầu,
Bởi sao nên nỗi gây thù ưu-binh?
Hy-tông hoàng-đệ thay anh,
Ngôi không luống giữ, quyền hành mặc ai!
Bấy lâu chiếm giữ cõi ngoài,
Hãy còn Mạc-nghiệt mấy đời đến nay.
Di-thư sang với Quảng-tây,
Một lần hội-tiễu từ này chạy xa.
Quân Thanh xâm chiếm đất ta,
Vị-xuyên, Bảo-lạc, Nà-oa, Lộc-bình.
Thổ-quan lại có tư-tình,
Tham vàng đem giới-kệ chuyển-di.

6. Triều thần nhà Lê

Bên ngoài xâm-tước nhiều bề,
Ở trong chính-sự chỉnh-tề được bao?
Lễ gì hơn lễ bang-giao,
Mà cho quan thị đứng vào đầu ban.
Thế mà những kẻ cư-quan,
Cũng đành ngoảnh mặt cho toàn tôn-vinh.
Tại triều mấy kẻ trâm-anh,
Nguyễn-Đang, Đồng-Trạch công-thanh một đường.
Thế-Vinh tài học ưu-trường,
Nguyễn-Hành, Hà-Mục văn-chương cũng già.
Bởi ai thiên-hạ âu-ca,
Chẳng quan tham-tụng Vãn-hà là chi?
Bởi ai thiên-hạ sầu-bi,
Chẳng quan tham-tụng Lê-Hy hãnh-thần?
Tính đi nghĩ lại xa gần,
Nhiều phần vì Trịnh, ít phần vì Lê.
Mồi giầu sang đã say mê,
Lấy ai chỉ-trụ làm bia trong đời!

7. Những việc cải-cách về thời Trịnh-Cương

Dụ-tông nối giữ ngôi trời,
Trịnh Cương chuyên chế theo loài cố-gia
Lục-phiên lại đặt tư-nha,
Bao nhiêu tài-phú đều là về tay.
Các quan trấn-thủ mới thay,
Hưng Tuyên thống-hạt từ rầy chia hai.
Vũ-thần mỗi trấn một người,
Để cho vững thế mặt ngoài phiên-ly.
Lấy năm điều khảo trấn-ti,
Cứ trong điến-tối mà suy hay hèn.
Thẩm hình đặt viện phủ-tiền,
Sai quan tra kiện thay quyền pháp-ti.
Vũ-khoa mới đặt phép thi,
Hỏi đường thao-lược, thử nghề dao-cung.
Ba trường phúc-thí đã xong,
Đề danh tạo-sĩ bảng rồng cũng vinh.
Kén thêm tứ-trấn binh đinh,
Vệ-quân mới đặt sáu dinh từ rầy.
Công-tư điền-thổ xưa nay,
Sai quân khám-đạc san tay dân cùng
Tuần-hành có sứ khuyến-nông.
Giữ-gìn đê-lộ, xét trong dân-tình.
Đem thư biện với nhà Thanh,
Mỏ đồng, mỏ kẽm lại giành về ta.
Lập bia trên Đổ-chú-hà,
Giới-cương tự đó mới là phân-minh.
Qui-mô cũng muốn sức bình,
Mà lòng lăng-tiếm tự mình ra chi?
Lập phủ-đường ở Cổ-bi,
Toan đem kinh-quốc dời về cố-hương
Đông-cung đã lập Duy-Tường,
Bỗng không lại đổi Duy-Phường cớ sao?

Các tác phẩm khác

Mộng Tuyết (1914-2007) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

07/01/2015 10:39
Lượt xem 19587
Mộng Tuyết (1914-2007), tên thật Thái Thị Úc; là một nhà thơ, nhà báo Việt Nam nổi danh từ thời tiền chiến.
Các bút hiệu khác của bà là: Hà Tiên cô, Nàng Út, Bách Thảo Sương, Bân Bân nữ sĩ, Thất Tiểu Muội. Mộng Tuyết là thành viên của nhóm "Hà Tiên tứ tuyệt" gồm: Đông Hồ, Mộng Tuyết, Lư Khê và Trúc Hà.
Mộng Tuyết sinh ngày 9 tháng 1 năm 1914 ở làng Mỹ Đức, tỉnh Hà Tiên (nay thuộc thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang).
Mộng Tuyết mất ngày 1 tháng 7 năm 2007 tại Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang.

Lý Tử Tấn (1378-1457) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

07/01/2015 10:31
Lượt xem 25965
Lý Tử Tấn (tới khi đứng tuổi, ông mới đổi tên là Nguyễn Tử Tấn; 1378-1457), hiệu Chuyết Am; là quan nhà Lê sơ, và là nhà thơ Việt Nam thời Lê sơ.
Lý Tử Tấn là người ở làng Triều Đông (sau đổi là Triều Liệt), huyện Thượng Phúc (nay thuộc xã Tân Minh huyện Thường Tín, Hà Nội).
Ông mất năm 1457[2], thọ 79 tuổi.

Đỗ Phủ (712–770) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

06/01/2015 22:18
Lượt xem 25314
Đỗ Phủ (712 – 770) là một nhà thơ Trung Quốc nổi bật thời nhà Đường.
Ông mất tại Đàm Châu 潭州 (nay là Trường Sa) vào tháng 11 hay tháng 12 năm 770, ở tuổi 59

Lý Thường Kiệt (1019-1105) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

06/01/2015 22:07
Lượt xem 21165
Lý Thường Kiệt[1] (chữ Hán: 李常傑; 1019 – 1105) là một danh tướng, một hoạn quan đời nhà Lý có công đánh bại quân nhà Tống vào năm 1075-1077.
Ông là một vị tướng nổi tiếng nằm trong danh sách 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất trong lịch sử Việt Nam.
Tháng 6 năm Ất Dậu (1105), Thái úy Lý Thường Kiệt mất, thọ 87 tuổi.

Lý Bạch (701-762) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

06/01/2015 21:01
Lượt xem 23225
Lý Bạch (tiếng Trung: 李白; bính âm: Lǐ Bái / Lǐ Bó; 701[1]- 762) là một trong những nhà thơ danh tiếng nhất thời thịnh Đường nói riêng và Trung Hoa nói chung, được hậu bối tôn làm Thi Tiên. Ông đã viết hơn cả ngàn bài thơ bất hủ.[2]
Đến năm 762, vua Đường Đại Tông lên ngôi, cho người mời Lý Bạch nhưng trên đường đi thì nghe tin ông đã qua đời rồi. Tiểu truyện

Hoàng Phủ Ngọc Tường (1937 - ...) - Tiểu sử và sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

06/01/2015 20:50
Lượt xem 27170
Hoàng Phủ Ngọc Tường (sinh năm 1937) là một nhà văn của Việt Nam.
Ông sinh ngày 9 tháng 9 năm 1937, tại thành phố Huế, nhưng quê gốc ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

Hoàng Cầm (1922-2010) - Tiểu sử và sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

06/01/2015 20:41
Lượt xem 25346
Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tằng Việt, (sinh 22 tháng 2 năm 1922, tại xã Phúc Tằng, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang – mất 6 tháng 5 năm 2010 tại Hà Nội), là một nhà thơ Việt Nam.
Thời gian cuối đời ông sống tại Hà Nội và ông đã mất vào ngày 6 tháng 5 năm 2010 vì bệnh nặng.

Bùi Minh Quốc (1940 - ...) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

06/01/2015 20:35
Lượt xem 12902
Bùi Minh Quốc (sinh ngày 3 tháng 10 năm 1940) là một nhà thơ, nhà báo, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, từng là Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ, Tổng Biên tập Tạp chí Ðất Quảng tại Quảng Nam - Ðà Nẵng, người sáng lập và là Chủ tịch đầu tiên của Hội Văn nghệ tỉnh Lâm Ðồng.[1] Ông hiện tại cũng là Phó chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, phụ trách khu vực miền Trung.

Bùi Giáng (1926-1998) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

06/01/2015 20:30
Lượt xem 24742
Bùi Giáng (1926-1998), là nhà thơ, dịch giả và là nhà nghiên cứu văn học của Việt Nam. Các bút danh khác của ông là: Trung niên thi sĩ, Thi sĩ, Bùi Bàn Dúi, Bùi Văn Bốn, Vân Mồng...Ông nổi tiếng từ năm 1962 với tập thơ Mưa nguồn.
Bùi Giáng sinh ngày 17 tháng 12 năm 1926 tại làng Thanh Châu thuộc xã Vĩnh Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
Thi sĩ Bùi Giáng mất lúc 2 giờ chiều ngày 7 tháng 10 năm 1998, sau một cơn tai biến mạch máu tại bệnh viện Chợ Rẫy (Thành phố Hồ Chí Minh, tức Sài Gòn cũ) sau những năm tháng sống "điên rồ lừng lẫy chết đi sống lại vẻ vang" (chữ của Bùi Giáng). Ông được chôn cất tại nghĩa trang Gò Dưa, quận Thủ Đức.

Bằng Việt (1941 - ...) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

06/01/2015 20:23
Lượt xem 23346
Bằng Việt (sinh ngày 15 tháng 6 năm 1941), nguyên quán xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Thành phố Hà Nội, là một nhà thơ Việt Nam. Ông đã từng là Chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam và đang là Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội.

Hiển thị 71 - 80 tin trong 2285 kết quả