Thơ

Đặng Thai Mai (1902-1984) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn  - Thơ

22/12/2014 10:44
Lượt xem 21708

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Đặng Thai Mai (1902-1984), còn được biết đến dưới tên gọi Đặng Thái Mai và những bút danh Thanh Tuyền, Thanh Bình. Ông là giáo sư, nhà giáo, nhà văn, nhà phê bình văn học Việt Nam; và nguyên là Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Viện trưởng đầu tiên của Viện Văn học Việt Nam.

Tiểu sử

Đặng Thai Mai sinh ngày 25 tháng 12 năm 1902 tại làng Lương Điền (nay là Thanh Xuân), huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An trong một gia đình nho học. Thân phụ ông là Đặng Nguyên Cẩn, đỗ phó bảng, tham gia phong trào Duy Tân cùng với Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng, bị thực dân Pháp bắt, đày đi Côn Đảo. Ông là hậu duệ của Tể tướng Đặng Dung, thuộc chi Tiến sĩ Đặng công Thiếp. [1]

Sau khi thân phụ bị bắt, ông về sống tại quê nội từ năm 6 tuổi, và được bà nội nuôi dưỡng, giáo dục lòng yêu nước, học chữ Hán và chữ Quốc ngữ theo chương trình Đông Kinh nghĩa thục.

Năm 1925, khi đang theo học tại Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương - Hà Nội, ông tham gia phong trào đòi "ân xá" Phan Bội Châu, truy điệu Phan Chu Trinh, đồng thời gia nhập đảng Tân Việt.

Năm 1928, ông trở thành giáo sư Trường Quốc học Huế. Năm 1929, khi đảng Tân Việt tan vỡ, ông bị xử một năm tù treo, sau đó lại trở về dạy học ở Huế. Ông lại bị bắt năm 1930 và bị xử 3 năm vì tham gia phong trào Cứu tế đỏ. Sau khi ra tù, Đặng Thai Mai ra Hà Nội sống và dạy học tại trường tư Gia Long (1932).

Đến năm 1935, Đặng Thai Mai cùng với các bạn là Phan Thanh, Hoàng Minh Giám, Võ Nguyên Giáp... lập ra Trường tư thục Thăng Long. Năm 1936, ông cùng Nguyễn Văn Tố, Vương Kiêm Toàn, Phan Thanh, Võ Nguyên Giáp... thành lập ra Hội truyền bá chữ Quốc ngữ.

Ông bắt đầu hoạt động văn hóa thời kì Mặt trận Dân chủ (1936-1939), viết báo và sáng tác một số truyện ngắn bằng tiếng Pháp nêu gương các chiến sĩ cách mạng buổi đầu (Cô câm đã lên tiếng,Chú bé...).

Năm 1939, ông ứng cử Viện dân biểu Trung Kỳ. Năm 1944, ông cho ra đời tác phẩm Văn học khái luận - cuốn sách đầu tiên trình bày có hệ thống nhiều vấn đề lí luận văn học theo quan điểm tiến bộ, như điển hình và cá tính, nội dung và hình thức, truyền thống và hiện đại. Đặng Thai Mai cũng là người có công giới thiệu văn học hiện đại Trung Quốc qua các công trình Lỗ Tấn (1944), Tạp văn Trung Quốc (1944), các bản dịch kịch Lôi Vũ, Nhật xuất của Tào Ngu, Lịch sử văn học Trung Quốc hiện đại, tập 1 (viết năm 1958).

Sau Cách mạng tháng Tám, ông giảng dạy ở bậc đại học và nghiên cứu phê bình văn học. Năm 1946, ông được bầu làm đại biểu Quốc hội khoá I, Ủy viên Ban dự thảo Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đồng thời là Bộ trưởng Bộ giáo dục trong Chính phủ liên hiệp kháng chiến thành lập ngày 2 tháng 3 năm 1946 [1]. Cũng trong năm này, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương.

Trong các giai đoạn về sau, ông lần lượt giữ các chức vụ về văn hoá và giáo dục như Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Thanh Hóa, Hội trưởng Hội văn hóa Việt Nam, Giám đốc Trường dự bị đại học và Sư phạm cao cấp Liên khu IV, Giám đốc trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Viện trưởng Viện Văn học, Chủ tịch Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam. Ông cũng cho ra đời nhiều tác phẩm có giá trị như Văn thơ cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ 20 (1960), Trên đường học tập và nghiên cứu (tập 1, 1959, tập 2, 1965 và tập 3, 1973).

Đặng Thai Mai có vốn nho học uyên thâm và am hiểu văn học cổ điển Pháp, văn học hiện đại Trung Quốc, văn học cận đại Việt Nam. Đặng Thai Mai là nhà lí luận phê bình sắc sảo. Năm 1982, ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh. Năm 1996, ông lại được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt I) về các công trình nghiên cứu văn học Việt Nam và văn học thế giới.[2]

Đặng Thai Mai mất ngày 25 tháng 9 năm 1984. Nơi an nghỉ cuối cùng tại nghĩa trang Mai Dịch

Tác phẩm

Gia đình

Đặng Thai Mai lập gia đình với bà Hồ Thị Toan. Hai ông bà có 5 con gái và 1 con trai, trong đó 3 con rể là tướng lĩnh Quân đội Nhân dân Việt Nam

chú thích

Các tác phẩm khác

Nước trong rửa ruột sạch trơn  - Luân Tâm - Thơ

17/12/2014 15:01
Lượt xem 17171
"Nước trong rửa ruột sạch trơn
Một câu danh lợi chi sờn lòng đây"(1)
Nửa đời gối sách thơ ngây
Nửa mơ da trắng tóc dài hứng thơ

Đứt ruột  - Luân Tâm - Thơ

17/12/2014 15:00
Lượt xem 20081
(Thơ song ngữ)

”Giả đò mua khế bán chanh
Giả đi đòi nợ thăm anh kẻo buồn"(1)

Xa xôi  - Luân Tâm - Thơ

17/12/2014 14:59
Lượt xem 15084
Ai trách một ngày như mọi ngày
Mọi ngày vẫn vậy thực quá may
Được nhìn mây trắng trời xanh thắm
Được thấy em đùa áo em bay!

Cũng đành hư không  - Luân Tâm - Thơ

17/12/2014 14:58
Lượt xem 15750
Cũng đành...
Trong lòng mưa giọt hư không
Ngoài trời mưa giọt lệ hồng cháy môi
Người đi ôm bóng hụt hơi
Ta về hôn bóng rong chơi mặc tình

Đom đóm bay đầy ngõ hoa mưa  - Luân Tâm - Thơ

17/12/2014 14:57
Lượt xem 13936
Em ơi...
Đom đóm bay đầy ngõ hoa mưa
Em về yểu điệu dáng thơ xưa
Trăng tròn cam chín đùa hoa bưởi
Phượng hồng hé nhụy xin đón đưa

Cho anh gom hết mây hồng  - Luân Tâm - Thơ

17/12/2014 14:56
Lượt xem 16746
Gom hết mây hồng may áo tiên
Đề dành ăn Tết rước dâu hiền
Vui cưả vui nhà cha mẹ đợi
Cháu nội ngoại ngoan cuối năm liền !

Không áo bay  - Luân Tâm - Thơ

17/12/2014 14:53
Lượt xem 24272
Gọi nắng hoàng hôn về dỗ dành
Chim non mất mẹ lá đau cành
Buồn cây ngơ ngác treo sương núi
Mây nỡ tan theo bóng mộng lành !

Trầu cau  - Luân Tâm - Thơ

17/12/2014 14:52
Lượt xem 20831
Cưng ơi…

Gió lên cho áo em bay
Cho anh chết đuối mê hoài hương em
Cho anh làm gió ngoan mềm
Chui vào áo mộng hôn em cùng mình

Đất khóc  - Luân Tâm - Thơ

17/12/2014 14:51
Lượt xem 14607
Đêm đông đất khóc trời cười
Ngày hè chim hót tưởng lời nắng mưa
Trôi buồn hết chuyện đời xưa
Tép rang bí luộc rau dừa cúng cơm

66. Hương áo  - Luân Tâm - Thơ

17/12/2014 14:50
Lượt xem 16095
Thương tặng vợ hiền B.T.LUÂN

Đừng nghĩ bệnh đau chi thêm buồn
Đã thề, đã hứa có nhau luôn
Xẻ chia cay đắng dù dâu bể
Hột muối chia hai lẫn hột đường!

Hiển thị 1331 - 1340 tin trong 2154 kết quả