Thơ

Đặng Trần Côn (sinh khoảng 1710 đến 1720 - mất khoảng 1745) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn  - Thơ

27/12/2014 14:01
Lượt xem 32958

nguồn : http://vi.wikipedia.org

xem thêm : Tác giả

Đặng Trần Côn (鄧陳琨) là tác giả của Chinh phụ ngâm, kiệt tác văn học viết bằng chữ Hán của Việt Nam.

Tiểu sử của Đặng Trần Côn cho đến nay biết được còn rất ít. Kể cả năm sinh năm mất cũng không biết chính xác. Các nhà nghiên cứu ước đoán ông sinh vào khoảng năm 1710 đến 1720, mất khoảng 1745, sống vào thời Lê trung hưng.

Đặng Trần Côn quê ở làng Nhân Mục (còn gọi làng Mọc), huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ông đỗ Hương cống, nhưng thi Hội thì hỏng. Sau đó làm huấn đạo trường phủ, rồi tri huyện Thanh Oai, sau thăng chức Ngự sử đài đại phu.

Có một vài giai thoại về Đặng Trần Côn. Tương truyền lúc ấy chúa Trịnh Giang cấm nhân dân Thăng Long ban đêm không được đốt lửa, để đèn sáng, ông phải đào hầm dưới đất, thắp đèn mà học. Khi mới làm thơ, Đặng Trần Côn có đem đến cho bà Đoàn Thị Điểm xem, Đoàn Thị Điểm cười nói: "nên học thêm sẽ làm thơ."

Chinh phụ ngâm ra đời đã gây một tiếng vang lớn trong giới nho sĩ đương thời. Tác phẩm viết bằng chữ Hán giữa thời đại văn học chữ Nôm đang nở rộ cho nên nhiều người đã tìm cách dịch nó ra chữ Nôm. Có nhiều bản dịch và phỏng dịch của Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Khản, Bạch Liên Am Nguyễn, Phan Huy Ích. Trong số có những bản dịch đó, có một bản dịch thành công nhất được gọi là Bài hiện hành. Vấn đề ai là tác giả bản dịch đó còn gây tranh cãi. Nhiều người cho rằng đó là Đoàn Thị Điểm, nhưng theo một khuynh hướng khác thì tác giả bản dịch đó là Phan Huy Ích.

Ngoài Chinh phụ ngâm, Đặng Trần Côn có một số bài thơ, bài phú tả cảnh thiên nhiên, chỉ còn lưu lại một số bài như Tiêu tương bát cảnh, ba bài phú Trương Hàn tư thuần lô, Trương Lương bố ý, Khấu môn thanh. Khuynh hướng chung của thơ văn ông là đi sâu vào tình cảm, đi sâu vào nỗi lòng trắc ẩn, phức tạp, sâu kín của con người, nhất là đối với người phụ nữ.

chú thích

Các tác phẩm khác

Cầu nguyện  - Nguyễn Bính - Thơ

18/12/2014 14:43
Lượt xem 19820
Nàng hãy vui đi, dẫu một ngày
Dẫu phần ba phút, góc tư giây
Dẫu trong thoáng mắt nhìn như chớp
Cũng đủ cho nàng quên đắng cay

Quê tôi  - Nguyễn Bính - Thơ

18/12/2014 14:42
Lượt xem 25443
Gửi người Hà Nội

Quê tôi có gió bốn mùa
Có giăng giữa tháng, có chùa quanh năm
Chuông hôm, gió sớm, giăng rằm:
Chỉ thanh đạm thế, âm thầm thế thôi

Gửi cô Oanh  - Nguyễn Bính - Thơ

18/12/2014 14:28
Lượt xem 29965
Cô em đương độ tuổi xuân tươi
Mái tóc đen kia buông quá dài
Mỗi độ cô cười hơi hé miệng
Mỉm cười vì chửa biết yêu ai

Nuôi bướm  - Nguyễn Bính - Thơ

18/12/2014 14:28
Lượt xem 28872
Tặng Vương Ý Nhi

Cả mùa xuân thắm đã trôi đi
Giếng ngọc, hương sen muốn dậy thì
Sực nhớ lời xưa tôi có hẹn
Một bài thơ mới đề dâng Nhi

Chùa Hương xa lắm  - Nguyễn Bính - Thơ

18/12/2014 14:27
Lượt xem 24301
Chùa Hương xa lắm, em ơi!
Đò giang cách trở... chịu thôi cô mình!
Câu này anh nói thực tình
Anh đi thì phải cho anh mượn tiền

Diệu vợi  - Nguyễn Bính - Thơ

18/12/2014 14:26
Lượt xem 22697
Một buổi giời đi đưa đám tang
Có người về ở Mộc hoa trang
Người là một gã thi nhân đó
Tha thẩn đi chôn những mộng vàng

Người con gái ở lầu hoa  - Nguyễn Bính - Thơ

18/12/2014 14:25
Lượt xem 16709
Nhà nàng ở gốc cây mai trắng
Trên xóm mai vàng dưới đế kinh
Có một buổi chiều qua lối ấy
Tôi về dệt mãi mộng ba sinh

Nhà cô thôn nữ  - Nguyễn Bính - Thơ

18/12/2014 14:25
Lượt xem 23245
Vợ tôi chỉ thích quay tơ
Chỉ quen kéo kén, chỉ ưa chăn tằm
Vợ tôi dệt lụa quanh năm
Chỉ hiềm một nỗi không làm được thơ

Một nghìn cửa sổ  - Nguyễn Bính - Thơ

18/12/2014 14:24
Lượt xem 14569
Một nghìn cái cửa sổ
Đều khép vào đêm qua
Một nghìn bàn tay ngà
Đã thò ra cửa sổ

Chuông ngọ  - Nguyễn Bính - Thơ

18/12/2014 14:23
Lượt xem 30610
Lạy Chúa con xin Chúa một giờ
Mười hai giờ ngọ của tình xưa
Chúng con hai đứa Uyên và Bính
Thường hẹn hò nhau mỗi buổi trưa

Hiển thị 991 - 1000 tin trong 2171 kết quả