Thơ

Đặng Trần Côn (sinh khoảng 1710 đến 1720 - mất khoảng 1745) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn  - Thơ

27/12/2014 14:01
Lượt xem 32759

nguồn : http://vi.wikipedia.org

xem thêm : Tác giả

Đặng Trần Côn (鄧陳琨) là tác giả của Chinh phụ ngâm, kiệt tác văn học viết bằng chữ Hán của Việt Nam.

Tiểu sử của Đặng Trần Côn cho đến nay biết được còn rất ít. Kể cả năm sinh năm mất cũng không biết chính xác. Các nhà nghiên cứu ước đoán ông sinh vào khoảng năm 1710 đến 1720, mất khoảng 1745, sống vào thời Lê trung hưng.

Đặng Trần Côn quê ở làng Nhân Mục (còn gọi làng Mọc), huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ông đỗ Hương cống, nhưng thi Hội thì hỏng. Sau đó làm huấn đạo trường phủ, rồi tri huyện Thanh Oai, sau thăng chức Ngự sử đài đại phu.

Có một vài giai thoại về Đặng Trần Côn. Tương truyền lúc ấy chúa Trịnh Giang cấm nhân dân Thăng Long ban đêm không được đốt lửa, để đèn sáng, ông phải đào hầm dưới đất, thắp đèn mà học. Khi mới làm thơ, Đặng Trần Côn có đem đến cho bà Đoàn Thị Điểm xem, Đoàn Thị Điểm cười nói: "nên học thêm sẽ làm thơ."

Chinh phụ ngâm ra đời đã gây một tiếng vang lớn trong giới nho sĩ đương thời. Tác phẩm viết bằng chữ Hán giữa thời đại văn học chữ Nôm đang nở rộ cho nên nhiều người đã tìm cách dịch nó ra chữ Nôm. Có nhiều bản dịch và phỏng dịch của Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Khản, Bạch Liên Am Nguyễn, Phan Huy Ích. Trong số có những bản dịch đó, có một bản dịch thành công nhất được gọi là Bài hiện hành. Vấn đề ai là tác giả bản dịch đó còn gây tranh cãi. Nhiều người cho rằng đó là Đoàn Thị Điểm, nhưng theo một khuynh hướng khác thì tác giả bản dịch đó là Phan Huy Ích.

Ngoài Chinh phụ ngâm, Đặng Trần Côn có một số bài thơ, bài phú tả cảnh thiên nhiên, chỉ còn lưu lại một số bài như Tiêu tương bát cảnh, ba bài phú Trương Hàn tư thuần lô, Trương Lương bố ý, Khấu môn thanh. Khuynh hướng chung của thơ văn ông là đi sâu vào tình cảm, đi sâu vào nỗi lòng trắc ẩn, phức tạp, sâu kín của con người, nhất là đối với người phụ nữ.

chú thích

Các tác phẩm khác

Ngày một xanh hơn  - Trần Hữu Nghiễm - Thơ

21/12/2014 11:53
Lượt xem 37297
Thức dậy biết mình vừa ngủ
Vết thương hôm ấy vẫn còn
Giấc mộng vườn xưa chốn cũ
Hình như ngày một xanh hơn.

Nghĩa tình  - Trần Hữu Nghiễm - Thơ

21/12/2014 11:53
Lượt xem 20073
(Thân tặng các bạn cũ ở Trường Hàm Nghi, Nông Lâm Súc và Đại học Sư phạm Huế đang ở Sài Gòn. Thơ làm trên giường bệnh)

Bạn cũ ba mươi năm trước
Nghe tin mình bệnh tìm thăm
Xúc động mình không nói được
Nói chi cho vẹn chữ tình

Người đẹp nhất  - Trần Hữu Nghiễm - Thơ

21/12/2014 11:52
Lượt xem 25665
Nửa khuya giật mình thức giấc
Thấy em còn ngồi soạn bài
Lặng im, nhẹ nhàng, thánh thiện
Em nghĩ gì về tương lai?

Người đi  - Trần Hữu Nghiễm - Thơ

21/12/2014 11:51
Lượt xem 26682
Một sợi tóc
Lặng im
Lặng im trong chiều vắng
Một đôi mắt

Người thầy giáo già  - Trần Hữu Nghiễm - Thơ

21/12/2014 11:50
Lượt xem 19525
Người thầy giáo già đi chậm rãi trong sân
Bỗng dừng lại nhìn hàng cây phượng đỏ
Mùa hè đang về những trò xưa lớp cũ
Đang lớn lên và đã xa dần

Nhà thơ  - Trần Hữu Nghiễm - Thơ

21/12/2014 11:50
Lượt xem 36435
Kính tặng anh Xuân Hữu
Không muốn chia cùng em cơn bão
Khách thơ neo buộc thuyền mình
Sóng lớn ùa lên, ập xuống

Nhớ  - Trần Hữu Nghiễm - Thơ

21/12/2014 11:49
Lượt xem 19688
Buồn tình ta bước xuống
Bóng ngày xưa hiện lên
Vẫn trời xanh mây trắng
Bây giờ ai đã quên

Nhớ Huế  - Trần Hữu Nghiễm - Thơ

21/12/2014 11:48
Lượt xem 35959
Hai mươi mấy mùa xuân ở Huế
Đều mong được một chuyến đi xa
Nay đi đến tận cùng Tổ quốc
Nghe xuân da diết nhớ quê nhà

Nhớ quê  - Trần Hữu Nghiễm - Thơ

21/12/2014 11:47
Lượt xem 24482
Làng tôi ở cuối sông Bồ
Dòng sông như một dòng thơ thâm trầm
Xa làng hơn hai mươi năm
Nhiều đêm trở gió âm thầm nhớ quê

Những hàng cây giã tỵ  - Trần Hữu Nghiễm - Thơ

21/12/2014 11:46
Lượt xem 58711
(Kính tặng anh Xuân Hữu)

Bỗng nhớ hàng cây giã tỵ
Chiều xưa mới lớn trong sân
Trường ơi thương sao tà áo
Người ơi thương không dám gần.

Hiển thị 101 - 110 tin trong 2171 kết quả