Thơ

Di chúc (1)  - Nguyễn Khuyến  - Thơ

18/12/2014 20:21
Lượt xem 16290

Kém hai tuổi xuân đầy chín chục.
Số thầy sinh phải lúc dương cùng. (2)
Đức thầy đã mỏng mòng mong,
Tuổi thầy lại sống hơn ông cụ thầy.
Học chẳng có rằng hay chi cả.
Cưỡi đầu người kể đã ba phen; (3)
Tuổi là tuổi của gia tiên,
Cho nên thầy được hưởng niên lâu ngày.
ấy thuở trước ông mày chẳng đỗ, (4)
Hóa bây giờ cho bố làm nên;
Ơn vua chửa chút báo đền,
Cúi trông hổ đất, ngửa lên thẹn trời.
Sống không để tiếng đời ta thán,
Chết được về quê quán hương thôn;
Mới hay trăm sự vuông tròn,
Sống lâu đã trải, chết chôn chờ gì?
Đồ khâm liệm chớ nề xấu tốt,
Kín chân tay đầu gót thời thôi;
Cỗ đừng to lắm con ơi,
Hễ ai chạy lại, con mời người ăn.
Tế đừng có viết văn mà đọc,
Trướng đối đừng gấm vóc làm chi;
Minh tinh (5) con cũng bỏ đi,
Mời quan đề chủ (6) con thì không nên.
Môn sinh (7) chớ bổ tiền đặt giấy,
Bạn của thầy cũng vậy mà thôi;
Khách quen chớ viết thiếp mời.
Ai đưa lễ phúng con thời chớ thu.
Chẳng qua nợ để cho người sống,
Chết đi rồi còn ngóng vào đâu!
Lại mang cái tiếng to đầu,
Khi nay bày biện, khi sau chê bàn.
Cờ biển của vua ban ngày trước,
Khi đưa thầy con rước đầu tiên;
Lại thuê một lũ phường kèn,
Vừa đi vừa thổi mỗi bên dăm thằng.
Việc tống táng nhung nhăng qua quýt,
Cúng cho thầy một ít rượu hoa;
Đề vào mấy chữ trong bia,
Rằng: "Quan nhà Nguyễn cáo về đã lâu".

1. Theo ý kiến một số cụ già ở địa phương nhà thơ, thì bài này là do cụ Trần Tán Bính dịch trong buổi lễ đưa ma cụ Nguyễn Khuyến.
2. Dương cùng: ý nói nhà thơ đã đến ngày tận số.
3. ý nói: nhà thơ qua ba kì thi đều đỗ đầu bảng (tam nguyên).
4. Ông cụ thân sinh nhà thơ thuở trước cũng là chân học khoa cử, nhưng không đỗ đạt cao.
5. Minh tinh: một mảnh lụa, mảnh vải hoặc mảnh giấy đề tên hiệu, tên thụy, tuổi và chức tước, địa vị người chết trong khi đưa đám ma.
6. Đề chủ: viết tên và hiệu người chết vào. Việc viết này thường được coi là tôn trọng, nên phải mời người có chức tước làm.
7. Môn sinh: học trò cùng học một thầy.

Các tác phẩm khác

Giọt nến hồng  - Nguyễn Bính - Thơ

18/12/2014 15:17
Lượt xem 23899
Giọt nến hồng gieo xuống án thư,
Ngoài nhà tiếng khách mỗi dần thưa.
Dì Hai khẽ ghé tai em dặn:
"Như thế ... từ nay ... cháu nhớ chưa?"

Viếng hồn trinh nữ  - Nguyễn Bính - Thơ

18/12/2014 15:16
Lượt xem 32546
Chiều về chầm chậm trong hiu quạnh,
Tơ liễu theo nhau chảy xuống hồ.
Tôi thấy quanh tôi và tất cả,
Kinh thành Hà Nội chít khăn sô.

Tết của mẹ tôi  - Nguyễn Bính - Thơ

18/12/2014 15:15
Lượt xem 12294
Tết đến mẹ tôi vất vả nhiều,
Mẹ tôi lo liệu đủ trăm điều.
Sân gạch tường hoa người quét lại,
Vẽ cung trừ quỷ, trồng cây nêu.

Dối lòng  - Nguyễn Bính - Thơ

18/12/2014 15:14
Lượt xem 14889
Xé bao nhiêu lụa rồi
Em không cười một miệng
Đốt bao nhiêu lửa rồi
Em không lên một tiếng

Mùa Đông đan áo  - Nguyễn Bính - Thơ

18/12/2014 15:13
Lượt xem 14980
Đã quyết không ... không ... được một ngày
Rồi yêu mất cả buổi chiều nay
Chiều nay bướm trắng ra nhiều quá!
Không biết là mưa hay nắng đây ?

Anh lái đò  - Nguyễn Bính - Thơ

18/12/2014 15:11
Lượt xem 25466
Năm xưa chở chiếc thuyền này
Cho cô sang bãi tước đay chiều chiều
Để tôi mơ mãi mơ nhiều:
Tước đay se võng nhuộm điều ta đi

Bóng người trên sân ga  - Nguyễn Bính - Thơ

18/12/2014 15:10
Lượt xem 22879
Những cuộc chia lìa khởi từ đây
Cây đàn sum họp đứt từng dây
Những đời phiêu bạt, thân đơn chiếc
Lần lượt theo nhau suốt tháng ngày

Hành Phương Nam  - Nguyễn Bính - Thơ

18/12/2014 15:08
Lượt xem 17366
Hai ta lưu lạc phương Nam này
Trải mấy mùa qua én nhạn bay
Xuân đến khắp trời, hoa rượu nở
Riêng ta với ngươi buồn vậy thay !

Chú rể là anh  - Nguyễn Bính - Thơ

18/12/2014 15:05
Lượt xem 29965
Gửi Phạm Quang Hòa - Hưng Yên

Xưa anh là kẻ nghiện sông hồ
Đây, đó, lan dài gót lãng du
Về chẳng có kỳ, đi chẳng hẹn
Như mây mùa thu, lá mùa thu.

Túi ba gang  - Nguyễn Bính - Thơ

18/12/2014 15:02
Lượt xem 21208
(Viết theo truyện cổ dân gian)

Nhân nắng xuân đầm ấm
Vườn xuân rộn tiếng chim
Chị kể cho các em
Nghe một câu chuyện cổ

Hiển thị 51 - 60 tin trong 1257 kết quả