Thơ

Di chúc  - Nguyễn Khuyến  - Thơ

18/12/2014 20:37
Lượt xem 22592

Kém hai tuổi xuân đầy chín chục
Số thầy sinh phải lúc dương cùng
Đức thầy đã mỏng mòng mong
Tuổi thầy lại sống hơn ông cụ thầy
Học chẳng có rằng hay chi cả
Cưỡi đầu người kể đã ba phen (1)
Tuổi là tuổi của gia tiên
Cho nên thầy được hưởng niên lâu ngày
Ấy thuở trước ông mày chẳng đỗ
Hóa bây giờ cho bố làm nên
Ơn vua chửa chút báo đền
Cúi trông hổ đất, ngửa lên thẹn trời
Sống không để tiếng đời ta thán
Chết được về quê quán hương thôn
Mới hay trăm sự vuông tròn
Sống lâu đã trải, chết chôn chờ gì ?
Đồ khâm liệm chớ nề xấu tốt
Kín chân tay đầu gói thời thôi
Cỗ đừng to lắm con ơi,
Hễ ai chạy lại con mời người ăn
Tế đừng có viết văn mà đọc
Trướng đối đừng gấm vóc mà chi
Minh tinh (2) con cũng bỏ đi
Mời quan đề chủ (3) con thì không nên
Môn sinh chớ bổ tiền đạt giấy
Bạn của thầy cũng vậy mà thôi
Khách quen chớ viết thiệp mời
Ai đưa lễ phúng con thời chớ thu
Chẳng qua nợ để cho người sống
Chết đi rồi còn ngóng vào đâu !
Lại mang cái tiếng to đầu
Khi nay bày biện, khi sau chê bàn
Cờ biển của vua ban ngaỳ trước
Khi đưa thầy con rước đầu tiên
Lại thuê một lũ phường kèn
Vừa đi vừa thổi, mỗi bên dăm thằng
Việc tống táng nhung nhăng qua quýt
Cúng cho thầy một ít rượu hoa
Đề vào mấy chữ trong bia
Rằng: “Quan nhà Nguyễn cáo về đã lâu” .


(1) Câu này ý nói: nhà thơ qua ba kỳ thi đều đỗ đầu bảng (tam nguyên)
(2) Minh tinh: một mảnh lụa, mảnh vải hay mảnh giấy để tên hiệu, tên thụy, tuổi và chức tước, địa vị người chết trong khi đưa đám ma . Mảnh lụa, vải hoặc giấy này đem dán vào một cái khung bằng tre hoặc nứa rất cao rước đi trước quan tài, khi mai táng thì xong thì đốt cùng nhà táng . Có khi buộc vào cây nêu gọi là cây triệu
(3) Đề chủ: viết tên và hiệu người chết vào thần chủ ( cái thẻ bằng gỗ để thờ người chết), vật tượng trưng cho linh hồn người chết . Việc này thường được coi như tôn trọng, nên phải nhờ người có chức tước làm .

Các tác phẩm khác

Thương nhớ mẹ hiền  - Lưu Vĩnh Hạ - Thơ

17/12/2014 22:09
Lượt xem 28414
Từ đây con mất mẹ rồi
Hương lòng một nén nghìn đời cácg xa
Người ta có mẹ có cha
Mà sao con mẹ bỗng là mồ côi

Nỗi buồn con cuốn chiếu  - Lưu Vĩnh Hạ - Thơ

17/12/2014 22:09
Lượt xem 20010
Xòe tay thấy một quê hương
Sợ mưa đêm ướt đường cong lối về
Vỡ trong tiềm thức mà nghe
Nhạt môi cơm áo lời thề nước non

Mưa rơi phố nhỏ  - Lưu Vĩnh Hạ - Thơ

17/12/2014 22:08
Lượt xem 25078
Mưa rơi trên phố nhỏ
Giọt mưa rớt vội vàng
Mây mù che giăng lối
Chuông giáo đường vang vang

Với những mùa thu  - Lưu Vĩnh Hạ - Thơ

17/12/2014 22:07
Lượt xem 22427
Em hỡi còn đâu ngày tháng cũ
Những mùa thu trước những mùa thu
Ai khắc lên tim màu tan vỡ
Mà lòng thì vẫn sao cứ như

Lá đổ chiều thu  - Lưu Vĩnh Hạ - Thơ

17/12/2014 22:06
Lượt xem 23692
Những chiếc lá cuối thu màu vàng úa
Bước em về có lạnh lắm không em
Áo chéo khăn hôn suối mái tóc mềm
Trời hiu quạnh hay lòng người cô quạnh

Mấy mùa thu qua  - Lưu Vĩnh Hạ - Thơ

17/12/2014 22:06
Lượt xem 11538
Hôm qua trên phố người đông
Tình cờ gặp lại bạn lòng năm xưa
Buồn vui nói hết sao vừa
Từ chia ly đã mấy mùa thu qua

Gốc đa buồn  - Lưu Vĩnh Hạ - Thơ

17/12/2014 22:05
Lượt xem 26622
Đọc kinh gỏ mõ tìm quên
A Di Đà Phật …tóc em đen huyền
Khói nhang nghi ngút trước thềm
A Di Đà Phật …tội thêm trăm lần

Mẹ và quê hương  - Lưu Vĩnh Hạ - Thơ

17/12/2014 22:04
Lượt xem 15911
Tự do nào khi không còn dân trí
Độc lập nào khi chẳng có quê hương
Tội tình chi những kẻ đi xuống đường
Nếu đã mất quê hương là huyền thoại

Tóc chưa rối răng lòng anh đã rối  - Lưu Vĩnh Hạ - Thơ

17/12/2014 22:03
Lượt xem 16950
Nón nghiêng che O bên bờ sông vắng
Đứng lặng thầm như thể đang chờ ai
Gió hiu hiu hôn nhẹ mái tóc dài
Tóc chưa rối răng lòng anh đã rối

Quê hương tìm lại  - Lưu Vĩnh Hạ - Thơ

17/12/2014 22:02
Lượt xem 19883
Độc lập nào khi không còn công lý
Dân chủ nào khi chẳng có tự do
Lòng người dân luôn phải phập phồng lo
Đất cha ông ngày mai còn hay mất

Hiển thị 261 - 270 tin trong 1271 kết quả