Thơ

Điệp Cốc y tiên  - Thâm Tâm  - Thơ

19/12/2014 15:11
Lượt xem 12023

ĐIỆP CỐC Y TIÊN...(1)

Xưa nay đã có những người hiền,
Mạng số trời sinh được hữu duyên?
Vào động tìm hoa hương phảng phất,
Lên non hàng cọp sức dư bền.
Ngày đi hái lộc...qua năm núi,
Tối dục trường sanh...lão bách niên.
Điệp Cốc Y Tiên tìm gặp được.
Xin làm đệ tử lão ngay liền...

NOTES:
[1] Điệp Cốc Y Tiên - Hồ Thanh Ngưu - [truyện Kim Dung...]
Hồ Thanh Ngưu cư ngụ trong Hồ Điệp cốc, một thung lũng cạnh hồ Nữ Sơn thuộc tỉnh An Huy. Y thuật của Hồ Thanh Ngưu thần thông nên được xưng tụng là y tiên. Kết hợp cả ngoại hiệu và tên họ, Kim Dung gọi nhân vật của mình là Điệp cốc y tiên Hồ Thanh Ngưu.
Hồ Thanh Ngưu có cái phong cách của một đạo gia Lão Trang. Chẳng thế mà nhân vật này chọn chỗ ẩn thân trong một vùng hang động có nhiều bướm (điệp cốc). Ngoại hiệu của y khiến người đọc nhớ tới hai câu thơ danh tiếng của nhà thơ Lý Thương Ẩn trong bài Cầm sắt:
Trang Chu hiểu mộng mê hồ điệp

Thục đế xuân tâm thác đỗ quyên. (Mộng sớm, Trang Chu thành bướm lượn

Lòng xuân, Thục đế gởi hồn quyên)

Kim Dung mô tả Hồ Thanh Ngưu là một người trung niên mặt mũi thanh tú. Về trình độ y thuật, nhân vật này thông thái đến mức khi mới xem mạch cho Thường Ngộ Xuân, một đệ tử Minh giáo có thật trong lịch sử Trung Quốc, viên thầy thuốc đã biết ngay giáo hữu của mình bị Triệt tâm chưởng của Phiên tăng đánh và bị điểm huyệt theo phương pháp phái Võ Đang, trong khoảng giữa giờ Tý và giờ Sửu. Mới cầm đến mạch Trương Vô Kỵ , viên thầy thuốc này đã biết ngay bệnh nhân của mình trúng Huyền Minh thần chưởng, tràn đầy khí âm hàn trong tạng phủ, khiến nội thương sang tim! Tuy nhiên tiên sinh là một nhân vật kì quái, đã lập lời thề: Chỉ chữa thương cho người Minh giáo và từ chối chữa thương cho những người thuộc bang phái, môn phái khác. Thế nhưng Thường Ngộ Xuân mang nợ của phái Võ Đang, đặt điều kiện nhờ Hồ Thanh Ngưu cứu Vô Kỵ mà khỏi phải cứu mình. Hồ Thanh Ngưu chữa cho Trương Vô Kỵ nhưng trong thâm tâm, tiên sinh chỉ định chữa cho Vô Kỵ lành mạnh để khỏi làm mất uy tín 2 chữ “y tiên” của mình rồi sau đó, sẽ giết đi.

Hồ Thanh Ngưu là một nhà y học có hai công trình nghiên cứu có giá trị: bộ Đới mạch luận và Tý Ngọ châm cứu kinh. Trong thời gian được Hồ Thanh Ngưu chữa trị, chàng Vô Kỵ 15 tuổi cực kì thông minh đã học cách châm cứu, cách ra toa thuốc, học thuộc lòng hai bộ sách của Hồ Thanh Ngưu trước tác và khám phá ra phương pháp trị Triệt tâm chưởng... Thế là cậu bé vót tăm tre làm kim châm, kê toa hốt thuốc, sắc thuốc cho Thường Ngộ Xuân. Hồ Thanh Ngưu nhìn toa thuốc Vô Kỵ ra, cực kì kinh ngạc về sự thông minh của cậu bé nhưng cũng mỉm cười vì phân lạng của toa thuốc quá cao so với sức chịu đựng của Thường Ngộ Xuân. Đoán ra nụ cười ruồi đó, Vô Kỵ đã giảm tối đa phân lạng. Khi Vô Kỵ bưng bát thuốc đã sắc đến cho Thường Ngộ Xuân uống xong, Hồ Thang Ngưu mới cho biết rằng toa thuốc ấy đã làm giảm thọ bệnh nhân 40 năm!

Hồ Thanh Ngưu bị kẻ thù tìm đến tận nơi ẩn cư của mình. Biết mình trốn tránh không được, y tiên bèn ra cho Vô Kỵ một toa thuốc sau cùng: Đương qui, Viễn chí, Sinh địa, Đốc hoạt, Phòng phong, dùng Xuyên sơn giác để dẫn và phải uống cho đúng vào canh ba. Đọc toa thuốc, Vô Kỵ hiểu ra ngay được tấm lòng của y tiên: phải quay về (Đương qui), chạy cho xa (Viễn chí), sống một mình (Độc hoạt), phải biết đề phòng (Phòng phong) và nhớ canh ba đi xuyên qua núi để thoát hiểm (Xuyên sơn giác). ..

Vô Kỵ học được y thuật của ông rồi về sau, đắc thủ võ công trong Cửu dương kinh, y thuật càng thêm thâm hậu. Anh đã ra tay cứu nhiều người thoát qua khỏi căn bệnh hoặc vết thương hiểm nghèo, trở thành một bậc danh y giúp đời ...

Các tác phẩm khác

Thơ ru em ngủ  - Lưu Quang Vũ - Thơ

22/08/2013 14:45
Lượt xem 20453
Ngủ đi em ơi, trời xanh sau lá thưa
Trưa đã sẫm rồi, cửa ngỏ sương sa
Em nằm nghiêng, tóc cụp xuống như lông thỏ
Như con sóc hiền, như chùm dẻ mùa đông.

Những chiếc lá rơi  - Lưu Quang Vũ - Thơ

22/08/2013 14:41
Lượt xem 22771
Con người bé nhỏ
trong thành phố không màu
trước một chiếc cầu
không thể đi qua

Bài hát ấy vẫn còn dang dở  - Lưu Quang Vũ - Thơ

22/08/2013 14:40
Lượt xem 20222
Nắng đã tắt dần trên lá im
Chiều đã xẫm màu xanh trong mắt tối
Đường đã hết trước biển cao vời vợi
Tay đã buông khi vừa dứt cung đàn

Bầy ong trong đêm sâu  - Lưu Quang Vũ - Thơ

22/08/2013 14:39
Lượt xem 18521
Tâm hồn anh dằn vặt cuộc đời anh
Thắp một ngọn đèn hồng như ánh lửa
Ðêm sâu quá đêm nào biết ngủ
Chỉ con người đến ngủ giữa đêm thôi

Chiều chuyển gió  - Lưu Quang Vũ - Thơ

22/08/2013 14:36
Lượt xem 16246
Chân bước vội em về từ phố rộng
Mang mùa hè xanh biếc trên vai
Chiều mênh mông gió lớn thổi từ trời
Em bỏ nón, tóc lòa xòa trên má.

Bắc hành tạp lục  - Nguyễn Du - Thơ

22/08/2013 14:25
Lượt xem 16247
Tập thơ này của Nguyễn Du sáng tác trong vòng 1 năm, từ tháng hai đến tháng chạp năm Quý Dậu (1813) khi ông cầm đầu một phái đoàn sang sứ Trung Quốc. Mở đầu quyển là bài cảm tác khi trở ra Thăng Long để lên đường sang Trung Quốc. Bài cuối làm khi trở về đến Võ Xương (Hồ Bắc), từ đó lên thuyền trở về, nên không có đề tài ngâm vịnh nữa. Thơ ghi chép những điều trông thấy, những cảm nghĩ dọc đường.

Bắc hành tạp lục - Bài 1  - Nguyễn Du - Thơ

22/08/2013 14:23
Lượt xem 17982
Tản Lĩnh Lô Giang tuế tuế đồng
Bạch đầu do đắc kiến Thăng Long
Thiên niên cự thất thành quan đạo
Nhất phiến tân thành một cố cung

Bắc hành tạp lục - Bài 2  - Nguyễn Du - Thơ

22/08/2013 14:22
Lượt xem 14982
Cổ thời minh nguyệt chiếu tân thành
Do thị Thăng Long cựu đế kinh
Cù hạng tứ khai mê cựu tích
Quản huyền nhất biến tạp tân thanh

Bắc hành tạp lục - Bài 3  - Nguyễn Du - Thơ

22/08/2013 14:20
Lượt xem 13840
Phồn hoa nhân vật loạn lai phi
Huyền hạc qui lai kỷ cá tri
Hồng tụ tằng văn ca uyển chuyển
Bạch đầu tương kiến khốc lưu ly

Bắc hành tạp lục - Bài 4  - Nguyễn Du - Thơ

22/08/2013 14:19
Lượt xem 14100
Thành Thăng Long nhớ từ thửa nọ
Bậc giai nhân tên họ ai hay
Ðàn cầm thánh thoát mấy dây
Khắp thành quen miệng gọi ngay Nàng Cầm

Hiển thị 851 - 860 tin trong 1402 kết quả