Thơ

Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn  - Thơ

22/12/2014 10:47
Lượt xem 21797

nguồn : http://vi.wikipedia.org

xem thêm : tác phẩm

Đoàn Thị Điểm[1] (段氏點, 1705-1748), hiệu: Hồng Hà Nữ Sĩ(紅霞女士), là nữ sĩ Việt Nam thời Lê trung hưng. Bà là tác giả tập truyện Truyền kỳ tân phả, và là dịch giả bản Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn.

Bà là người được đánh giá là bậc nhất về sắc đẹp lẫn tài văn trong những nữ sĩ danh tiếng nhất, bên cạnh là Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh QuanSương Nguyệt Anh.

Tiểu sử

Đoàn Thị Điểm là người làng Giai Phạm[2], huyện Văn Giang, trấn Kinh Bắc (nay thuộc huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên).

Theo gia phả họ Đoàn là Đoàn thị thực lục, thì tổ tiên của bà vốn họ Lê, đến đời cha bà là Đoàn Doãn Nghi (1678-1729), mới đổi ra họ Đoàn. Ông Doãn Nghi thi đỗ Hương cống (Cử nhân) đời Lê, thi Hội không đỗ, nên ở nhà dạy học và bốc thuốc. Ông cưới vợ (họ Vũ, không rõ tên), sinh được hai con: con cả là Đoàn Doãn Luân (1700 - ?)[3] và con thứ là Đoàn Thị Điểm [4].

Lúc trẻ, bà có tiếng thông minh, đẹp người, đẹp nết, chăm học, có tài văn và giỏi cả việc nữ công [5]. Cho nên năm 16 tuổi, bà được Thượng thư Lê Anh Tuấn nhận làm con nuôi để sau dâng lên chúa Trịnh, nhưng bà không chịu [6].

Suốt thời gian từ lúc ấu thơ đến tuổi trưởng thành, bà thường sống với cha và anh ở nơi cha dạy học là làng Lạc Viên (huyện An Dương, tỉnh Kiến An; nay thuộc thành phố Hải Phòng).[7].

Năm bà 25 tuổi (1729), cha mất, bà cùng với gia đình của anh dời đến ngụ ở làng Vô Ngại, huyện Đường Hào (nay là huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên).

Chẳng bao lâu sau anh mất (không rõ năm), bỏ lại một đàn con nhỏ, một mình Đoàn Thị Điểm phải vừa làm thuốc, vừa dạy học để có tiền nuôi mẹ và giúp đỡ chị dâu nuôi các cháu.

Theo Từ điển nhân vật lịch Việt Nam, khi ấy ở Sài Trang thuộc huyện Đường Hào có một người con gái được tiến cung, và bà đã được vời vào cung làm Giáo thụ để dạy người con gái ấy. Đến năm 1739, nhân trong nước có loạn, bà xin từ chức về ngụ ở xã Chương Dương (nay thuộc Thường Tín, ngoại thành Hà Nội) tiếp tục làm nghề dạy học [8].

Bấy giờ, có nhiều đến hỏi, trong đó có cả những người quyền quý, nhưng bà đều từ chối [9]. Mãi đến năm 37 tuổi (1742), bà mới nhận lời lấy Nguyễn Kiều (1695?-1792?), một Tiến sĩ nổi tiếng hay chữ đã góa vợ. Nhưng vừa cưới xong, Nguyễn Kiều lại phải đi sứ sang Trung Quốc ba năm. Theo Từ điển văn học (bộ mới), có lẽ trong thời gian xa chồng này bà đã dịch ra quốc âm tập thơ Chinh phụ ngâm của danh sĩ Đặng Trần Côn.

Năm 1745, Nguyễn Kiều về nước. Năm 1748, ông được cử làm Tham thị ở Nghệ An[10]. Đoàn Thị Điểm cùng đi với chồng, nhưng trên đường đi, bà bị cảm nặng, chạy chữa không khỏi, cuối cùng mất ở Nghệ An vào ngày 11 tháng 9 (âm lịch) năm đó (Mậu Thìn, 1748), lúc 43 tuổi [11]

Thương cảm người bạn đời vắn số, Nguyễn Kiều viết bài văn tế, hết lời ca tụng văn tài và đức hạnh của bà. Trong đó có câu:

Đào chưa tươi đã khô
Quế đang thơm đã rũ
Rừng sâu bể rộng nàng hỡi đi đâu
Ngọc nát châu chìm lòng tôi quặn nhớ...

Sự nghiệp văn chương

Theo Đoàn thị thực lục, lúc sinh thời bà thường xướng họa thơ với cha, với anh và với chồng[12]. Song cho đến nay, về sáng tác, bà chỉ còn có tập truyện chữ Hán tên là Truyền kỳ tân phả (khắc in lần đầu năm Tân Mùi, 1811), và một ít thơ văn (gồm chữ Hán, chữ Nôm) trong tập Hồng Hà phu nhân di văn mới được phát hiện gần đây, nhưng trong đó có không ít sai lẫn [13].

Về bản dịch Chinh phụ ngâm (Chinh phụ ngâm khúc diễn âm) của bà, hiện nay vẫn chưa khẳng định là bản nào. Nhiều người cho đó là bản đang lưu hành rộng rãi, nhưng có ý kiến nói bản đó là của Phan Huy Ích[14], còn bản của nữ sĩ họ Đoàn là một bản khác. Song theo GS. Nguyễn Lộc, thì "một điều có thể khẳng định được là bản dịch Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm là bản dịch đầu tiên của tác phẩm này"[13].

Giai thoại

Có lần Đoàn Doãn Luân thấy Đoàn Thị Điểm đang ngồi soi gương, bèn ra một vế rằng:

Đối kính họa mi, nhất điểm phiên thành lưỡng điểm (nghĩa là "soi gương vẽ mày, một nét hóa thành hai nét"; song chữ điểm còn là tên bà Điểm, thành ra lại có nghĩa nữa là "một bà Điểm hóa hai bà Điểm").

Lúc ấy, ông Luân đang ngồi trên cầu ao rửa tay, bà liền đối rằng:

Lâm trì ngoạn nguyệt, chích luân chuyển tác song luân (nghĩa là "ra ao ngắm trăng, một vầng chuyển hóa hai vầng; song chữ luân còn là tên của ông Luân, thành ra lại có nghĩa nữa là "một ông Luân hóa hai ông Luân)[15].

Ngoài ra, trong dân gian còn truyền tụng một số chuyện như "Da trắng vỗ bì bạch" (ra vế đối cho Cống Quỳnh đối lại), "Hổ thật thành hổ giấy" (ra vế đối cho "Tràng An tứ hổ" đối lại), "Trượng phu Bắc quốc đều từ đó mà ra" (đáp lại câu đối của sứ thần Trung Quốc), v.v...[16].

Thông tin liên quan

Trước đây, chồng nữ sĩ Đoàn Thị Điểm là Tiến sĩ Nguyễn Kiều được an táng tại khu vực Vườn Đào (thuộc phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội ngày nay). Do yêu cầu giải phóng mặt bằng để tiến hành thi công công trình phục vụ dân sinh, Hội Khảo cổ học Việt Nam đã phối hợp với Ban Quản lý Di tích Danh thắng Hà Nội tiến hành khai quật khẩn cấp ngôi mộ ông vào ngày 24 tháng 7 năm 2011, và đưa về hợp táng bên mộ bà ở tại thôn Phú Xá (nay là cụm 4, cũng thuộc phường Phú Thượng), sau "259 năm xa cách"[17].Hiện nay người đảm nhiệm việc chăm sóc phần mộ của nữ sĩ và chồng Nguyễn Kiều là bà Nguyễn Thị Sơn . Hiện nay tại Hà Nội cũng như một số tỉnh thành phố ở Việt Nam có nhiều đường phố và trường học mang tên Đoàn Thị Điểm.

chú thích

Các tác phẩm khác

Bạch Đằng Giang tạm biệt  - Hồ Xuân Hương - Thơ

19/08/2013 08:43
Lượt xem 26022
Khấp khểnh đường mây bước lại dừng,
Là duyên là nợ phải hay chăng.
Vịn hoa khéo kẻo lay cành gấm,
Vục nước xem mà động bóng giăng.

Con ốc nhồi (Ốc nhồi)  - Hồ Xuân Hương - Thơ

19/08/2013 08:42
Lượt xem 18096
Bác mẹ sinh ra phận ốc nhồi
Đêm ngày lăn lóc đám cỏ hôi,
Quân tử có thương thì bóc yếm
Xin đừng ngó ngoáy lỗ trôn tôi.

Giễu Quan Hậu  - Hồ Xuân Hương - Thơ

19/08/2013 08:42
Lượt xem 48975
Tình cảnh ấy, nước non này,
Dẫu không Bồng Đảo cũng tiên đây.
Hoành Sơn mực điểm đôi hàng nhạn,
Thúy lĩnh đen trùm một thức mây.

Sư hoang dâm  - Hồ Xuân Hương - Thơ

19/08/2013 08:41
Lượt xem 18051
Cái kiếp tu hành nặng đá đeo,
Vị gì một chút tẻo tèo teo.
Thuyền từ cũng muốn về Tây Trúc(1)
Trát gió cho nên phải lộn lèo.

Thân phận người đàn bà  - Hồ Xuân Hương - Thơ

19/08/2013 08:40
Lượt xem 17526
Hỡi chị em ơi có biết không
Một bên con khóc một bên chồng.
Bố cu lổm ngồm bò trên bùng,
Thằng bé hu hơ khóc dưới hông.

Khóc Tổng Cóc  - Hồ Xuân Hương - Thơ

19/08/2013 08:39
Lượt xem 20856
Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!
Thiếp bén duyên chàng có thế thôi.
Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé,(1)
Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi!(2)

Hang Thánh Hóa Chùa Thầy (Hang Thánh Hóa)  - Hồ Xuân Hương - Thơ

19/08/2013 08:37
Lượt xem 21016
Khen thay con tạo khéo khôn phàm,(2)
Một đố giương ra biết mấy ngoàm.(3)
Lườn đá cỏ leo sở rậm rạp,
Lách khe nước rỉ mó lam nham.

Quả mít  - Hồ Xuân Hương - Thơ

19/08/2013 08:36
Lượt xem 25236
Thân em như quả mít trên cây,
Vỏ nó sù sì, múi nó dày.
Quân tử có yêu thì đóng cọc,(1)
Xin đừng mân mó nhựa ra tay.

Mắng học trò dốt Ii  - Hồ Xuân Hương - Thơ

19/08/2013 08:35
Lượt xem 73060
Dắt díu nhau lên đến cửa chiền,
Cũng đòi học nói nói không nên.
Ai về nhắn bảo phường lòi tói,
Muốn sống đem vôi quét trả đền!

Vô âm nữ (Quan thị)  - Hồ Xuân Hương - Thơ

19/08/2013 08:33
Lượt xem 22005
Mười hai bà mụ ghét chi nhau,
Đem cái xuân tình(2) vứt bỏ đâu.
Rúc rích thây cha con chuột nhắt,(3)
Vo ve mặc mẹ cái ong bầu(4)

Hiển thị 1851 - 1860 tin trong 2167 kết quả