Thơ

Dương Khuê (1839-1902) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn  - Thơ

28/12/2014 14:21
Lượt xem 25572

nguồn : http://vi.wikipedia.org

xem thêm  : tác phẩm

Dương Khuê (楊奎, 1839-1902), tự: Giới Nhu, hiệu Vân Trì; là quan nhà Nguyễn, và là nhà thơ Việt Namthế kỷ 19.

Thân thế và sự nghiệp

Dương Khuê là người ở làng Vân Đình, huyện Sơn Minh, phủ Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông (nay thuộc thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội).

Xuất thân trong một gia đình nhà Nho. Ông là con cả Đô ngự sử Dương Quang, và là anh ruột của danh sĩ Dương Lâm [1].

Nhờ chuyên cần, Dương Khuê là người văn hay, chữ tốt. Năm 1864, ông đỗ Cử nhân (cùng khoa này có Nguyễn Khuyến đỗ Giải nguyên); nhưng vào kinh thi Hội, thì bị hỏng khoa đầu. Được Tùng Thiện Vương mời về nhà dạy con cháu học, ông nán lại chờ khoa thi sau. Năm Mậu Thìn (1868), thời vua Tự Đức, ông dự thi Đình đỗ Tiến sĩ [1].

Thăng trầm nghiệp quan

Ban đầu, Dương Khuê được bổ làm Tri phủ Bình Giang (Hải Dương), rồi thăng làm Bố chính.

Đầu thập niên bảy mươi của thế kỷ 19, tay lái buôn Jean Dupuis uy hiếp các quan chức người ViệtBắc Kỳ để tự do sử dụng sông Hồng, ông ở trong nhóm những sĩ phu cương quyết chống lại. Ông dâng sớ về triều xin có thái độ quyết liệt với người Pháp, bị vua Tự Đức phê là "bất thức thời vụ" (không biết thời cuộc), rồi bị giáng xuống chức Chính sứ sơn phòng lo việc khai hoang [2].

Năm 1873, quân Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ nhất. Sau khi thương thuyết, họ chịu trả lại bốn thành cho triều đình Huế, thì Dương Khuê được điều động làm Án sát Hải Phòng. Rồi vì để thiếu "hai nén bạc" trong kho, ông bị đồng liêu đàn hặc, bị nghị tội "giảo giam hậu" (chém nhưng tạm giam lại để xét sau). Xem án, vua Tự Đức tha thứ, song cách hết chức tước, chỉ cho ông giữ lại hàm Biên tu và đày ra sơn phòng khẩn hoang.

Năm 1878, nhân lễ "ngũ tuần khánh thọ " của mình, vua Tự Đức xuống chỉ cho ông làm Đốc học Nam Định. Sau đó, ông lần lượt trải các chức: Bố chính, Tham tá Nha kinh lược Bắc Kỳ, Tổng đốc Nam Định-Ninh Bình.

Năm 1897, Toàn quyền Paul Doummer xóa bỏ điều 7 của Hòa ước Giáp Thân 1884, đặt cơ sở cho guống máy cai trị của Chính phủ bảo hộ, thì Dương Khuê xin cáo quan, lúc 58 tuổi, được tặng hàm Thượng thư bộ Binh [1].

Mất

Dương Khuê mất ngày 6 tháng Ba năm Nhâm Dần (1902). Nghe tin, bạn thân ông là Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến đã làm bài thơ Khóc bạn để viếng ông (trong đó mở đầu bằng câu: "Bác Dương thôi đã thôi rồi").

Tác phẩm của ông để lại có Vân Trì thi thảo (Bản thảo thơ Vân Trì); và một số bài ca trù, bài văn, câu đối, trướng...

Nhận xét (sơ lược)

Trước đây, ông vẫn được xem là một đại biểu của khuynh hướng "thoát ly hưởng lạc" trong văn học Việt Nam ở nửa cuối thế kỷ 19. Nhà phê bình Nguyễn Tường Phượng viết: "Sinh vào lúc Nho học tàn cuộc, quốc gia mất chủ quyền nên cũng như bạn đồng thời là Chu Mạnh Trinh, Dương Khuê lấy thơ, rượu, ca xướng...để tiêu khiển". Đồng quan điểm này, GS. Phạm Thế Ngũ xếp các tác phẩm của Dương Khuê vào nhóm "Văn hành lạc và trào phúng" [3]. Song gần đây, bước đầu giới nghiên cứu đã có cách lý giải mới đối với phần tâm sự của ông gửi gắm trong thơ văn. Là một viên chức buổi giao thời, đường làm quan không mấy suôn sẻ..., vì thế các sáng tác của ông, chính là một phương tiện giúp ông giải tỏa những bất mãn đối với hiện thực...

Tuy có làm thơ chữ Hán, nhưng ông nổi tiếng nhờ những bài ca trù. Với sự tinh luyện về ngôn ngữ và sự hài hòa trong trong thanh điệu của ông, khiến những bài ấy luôn cuốn hút người nghe [4].

Nhìn chung, xét về lời, thơ Dương Khuê đã đạt đến trình độ "thanh thoát, uyển chuyển và hóm hỉnh" [5].

Giới thiệu một bài ca trù

Dưới đây là bài ca trù tiêu biểu và nổi tiếng của Dương Khuê:

Gặp lại cô đầu cũ
Hồng Hồng, Tuyết, Tuyết,
Mới ngày nào chửa biết cái chi chi.
Mười lăm năm thấm thoắt có xa gì!
Ngoảnh mặt lại, đã tới kỳ tơ liễu.
Ngã lãng du thời, quân thượng thiếu,
Kim quân hứa giá, ngã thành ông[6]
Cười cười nói nói thẹn thùng,
Mà bạch phát với hồng nhan chừng ái ngại.
Riêng một thú Thanh Sơn[7] đi lại,
Khéo ngây ngây dại dại với tình.
Đàn ai một tiếng dương tranh...[8]

Hà Nội tức cảnh

Phất phơ ngọn trúc trăng tà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Tiếng chày An Thái, mặt gương Tây Hồ.

bài thơ này nằm trong cuốn Vân Trì thi thảo.

Thông tin thêm

Em Dương Khuê là Dương Lâm (1851-1920), từng giữ chức Phó Tổng tài Quốc sử quán nhà Nguyễn, Chủ bút báo Đồng Văn…Sau ông xin cáo quan về mở trường dạy học tại quê nhà. Ông là người tao nhã, yêu nước, có tài văn chương, và là một nhà giáo giỏi[9]. Trong số các cháu nội của hai ông (Dương Khuê và Dương Lâm), có những người nổi tiếng như: nhạc sĩ Dương Thiệu Tước, Giáo sư-Tiến sĩ Dương Thiệu Tống, nhà thơ Dương Tuyết Lan, nhà khoa học Dương Nguyệt Ánh, nhạc sĩ Dương Thụ, nhạc sĩ kiêm thi sĩ Dương Hồng Kỳ.

chú thích

Các tác phẩm khác

Vũ Ngọc Phan (1902-1987) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:41
Lượt xem 19229
Vũ Ngọc Phan (1902-1987) là nhà văn, nhà nghiên cứu văn học hiện đại và văn học dân gian Việt Nam. Trong những năm đầu cầm bút, ông còn có bút danh là Chỉ Qua Thị.
Vũ Ngọc Phan sinh ngày 8 tháng 9 năm 1902 tại Hà Nội. Nguyên quán là làng Đông Lão, xã Đông Cửu, huyện Gia Lương, tỉnh Bắc Ninh [1], nay thuộc Hà Nội.

Trần Huyền Trân (1913-1989) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:41
Lượt xem 18353
Trần Huyền Trân (1913-1989), tên thật Trần Đình Kim, là một nhà thơ, nhà hoạt động sân khấu Việt Nam
Trần Huyền Trân sinh ngày 13 tháng 9 năm 1913 tại Hà Nội. Ông tham gia phong trào Thơ mới.
Ông mất ngày 22 tháng 4 năm 1989 tại Hà Nội.

Lưu Trọng Lư (1911-1991) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:40
Lượt xem 29251
Lưu Trọng Lư (19 tháng 6 năm 1911 – 10 tháng 8 năm 1991), là một nhà thơ, nhà văn, nhà soạn kịch Việt Nam.
Lưu Trọng Lư là người làng Cao Lao Hạ, xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Năm 1991, Lưu Trọng Lư mất tại Hà Nội.

Nam Cao (1915-1951) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:40
Lượt xem 27074
Nam Cao (1917-1951) là một nhà văn hiện thực lớn (trước Cách Mạng), một nhà báo kháng chiến (sau Cách Mạng), một trong những văn sĩ tiêu biểu nhất thế kỷ 20 của Việt Nam.
Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri (có nguồn ghi là Trần Hữu Trí[1]), sinh năm 1915, nhưng theo giấy khai sinh ghi thì là ngày 29 tháng 10 năm 1917.[cần dẫn nguồn] Quê ông tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam). Ông đã ghép hai chữ của tên tổng và huyện làm bút danh: Nam Cao.[2]
Trên đường đi công tác, ông bị quân Pháp phục kích và bắn chết vào ngày 28 tháng 11 năm 1951 (30 tháng Mười âm lịch), tại Hoàng Đan (Ninh Bình).[1] [4]

Bích Khê (1916-1946) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:40
Lượt xem 21496
Bích Khê (1916-1946), tên thật là Lê Quang Lương; là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam thời tiền chiến. Ngoài bút hiệu Bích Khê, ông còn ký bút hiệu Lê Mộng Thu khi sáng tác thơ Đường luật.
Bích Khê sinh ngày 24 tháng 3 năm 1916 tại xã Phước Lộc, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Ông là con thứ chín trong một gia đình nho học yêu nước.
Ngày 17 tháng 1 năm 1946, Bích Khê lìa bỏ cõi đời và cõi thơ tại Thu Xà lúc 30 tuổi.

Vũ Hoàng Chương (1916-1976) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:39
Lượt xem 20280
Vũ Hoàng Chương (5 tháng 5 1916 – 6 tháng 9 1976) là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam. Ông sinh tại Nam Định, nguyên quán tại làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, nay là huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên.
Ông mất ngày 6 tháng 9 năm 1976 tại Sài Gòn.

Xuân Diệu (1916-1985) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:39
Lượt xem 22521
Xuân Diệu (2 tháng 2 năm 1916 – 18 tháng 12 năm 1985) là một trong những nhà thơ lớn của Việt Nam. Ông nổi tiếng từ phong trào Thơ mới với tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió.
Ông tên thật là Ngô Xuân Diệu, còn có bút danh là Trảo Nha, quê quán làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh nhưng sinh tại Gò Bồi, thôn Tùng Giản, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Cha là ông Ngô Xuân Thọ và mẹ là bà Nguyễn Thị Hiệp.
Xuân Diệu đã lập gia đình riêng một lần với Nghệ sĩ Nhân dân Bạch Diệp nhưng hai người đã ly dị và họ không có con chung[2]. Sau khi ly dị ông sống độc thân cho đến lúc mất vào năm 1985.

Phạm Huy Thông (1916-1988) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:39
Lượt xem 19801
Phạm Huy Thông (1916–1988) là nhà thơ, nhà giáo, và nhà khoa học xã hội Việt Nam.
Phạm Huy Thông là hậu duệ thế hệ thứ 24 của Phạm Ngũ Lão, và là thế hệ thứ 48 của thượng thủy tổ Phạm Tu. Quê gốc của Phạm Huy Thông ở làng Đào Xá, xã Bãi Sậy, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.
Phạm Huy Thông sinh ngày 22 tháng 11 năm 1916 tại Hà Nội trong một gia đình làm nghề kinh doanh lớn, có tinh thần dân tộc [1].
Ông mất vào ngày 21 tháng 6 năm 1988 tại Hà Nội.[2]

Thâm Tâm (1917-1950) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:39
Lượt xem 17758
Thâm Tâm (1917–1950) là một nhà thơ và nhà viết kịch Việt Nam. Ông nổi tiếng với bài thơ Tống biệt hành, với một phong cách thơ hòa hợp giữa cổ điển và hiện đại, thể hiện hào khí rất cao.
Ông tên thật là Nguyễn Tuấn Trình, sinh ngày 12 tháng 5 năm 1917 tại thị xã Hải Dương (nay là thành phố Hải Dương), tỉnh Hải Dương.
Ông mất sau một cơn bệnh đột ngột ngày 18 tháng 8 năm 1950 trên đường đi công tác trong chiến dịch Biên giới, được đồng đội và nhân dân địa phương mai táng tại Bản Pò Noa, Xã Phi Hải, Huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng.

Hồ Dzếch (1916-1991) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:38
Lượt xem 24129
Hồ Dzếnh (sinh năm 1916- mất ngày 13 tháng 8 năm 1991), tên thật là Hà Triệu Anh hay Hà Anh (ghi theo giọng Quảng Đông là Hồ Dzếnh) là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam.
Ông sinh năm 1916 tại làng Đông Bích huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa. Cha ông là Hà Kiến Huân, người gốc Quảng Đông sang sinh sống ở Việt Nam từ khoảng 1890, mẹ Đặng Thị Văn là người Việt, quê ở bến Ghép, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa.
Ông mất ngày 13 tháng 8 năm 1991 tại Hà Nội do xuất huyết dạ dày và viêm thận[1].

Hiển thị 51 - 60 tin trong 2194 kết quả