Thơ

Em bé lên sáu  - Hoàng Cầm  - Thơ

08/01/2015 20:47
Lượt xem 24689

Em bé lên sáu tuổi
Lủi thủi tìm miếng ăn
Bố : cường hào nợ máu
Mẹ bỏ con lay lắt
Đi tuột vào trong Nam

Từ khi lọt lòng mẹ
Ăn sữa, ngủ giường êm
Áo hoa lót áo mềm
Nào biết mình sung sướng

Ngọn sóng đang trào lên
Ai nghĩ thân bèo bọt
Nhưng người với con người
Vẫn sẵn lòng thương xót

Có cụ già đói khổ
Lập cập đi mò cua ;
Bố mẹ nó không còn
Đứa trẻ nay gầy còm
Bỗng thương tình côi cút
Cụ nhường cho miếng cơm

Chân tay như cái que
Bụng phình lại ngẳng cổ
Mắt tròn đỏ hoe hoe
Đo nhìn đời bỡ ngỡ :
" Lạy bà xin bát cháo
Cháu miếng cơm, thầy ơi ! "

II

Có một chị cán bộ
Đang phát động thôn ngoài
Chợt nhìn ra phía ngõ
Nghe tiếng kêu lạc loài .

Chị rùng mình nhớ lại
Năm đói kém từ lâu
Chị mới năm tuổi đầu
Liếm lá khoai giữa chợ

Chạy vùng ra phía ngõ
Dắt em bé vào nhà
Nắm cơm dành chiều qua
Bẻ cho em một nửa .

Chị bần cố nông cốt cán
Ứa nước mắt quay đi :
-- " Nó là con địa-chủ
Bé bỏng đã biết gì
Hôm em cho bát cháo
Chịu ba ngày hỏi truy "

Chị đội bỗng lùi lại
Nhìn đưá bé mồ côi
Cố tìm vết thù địch
Chỉ thấy một con người

Em bé đã ăn no
Nằm lăn ra đất ngủ
Chị nghĩ : " sau lấy chồng
Sinh con hồng bụ sữa " .

III

Chị phải đình công tác
Vì câu chuyện trên kia
Buồng tối lạnh đêm khuya
Thắp đèn lên kiểm thảo

Do cái lưỡi không xương
Nên nhiều đường lắt léo
Do con mắt bé tẻo
Chẳng nhìn xa chân trời
Do bộ óc chây lười
Chỉ một màu sắt rỉ,
Đã lâu năm ngủ kỹ
Trên trang sách im lìm
Do mấy con người máy
Đầy gân thiếu trái tim

IV

Nào " liên quan phản động "
" Mất cảnh giác lập trường "
Mấy đêm khóc ròng rã
Ngọn đèn soi tù mù
Lòng vặn lòng câu hỏi :
" Sao thương con kẻ thù ?
Giá ghét được đứa bé
Lòng thảnh thơi bao nhiêu !"

Các tác phẩm khác

Quên & Nhớ  - Bằng Việt - Thơ

07/01/2015 18:43
Lượt xem 37043
Tuyết ở bên trời không có em
Cả chút mưa bay quá yếu mềm
Cả cánh đồng trăng màu lục nhạt
Như chỉ mơ hồ... nhớ để quên.

Không đề  - Bằng Việt - Thơ

07/01/2015 18:42
Lượt xem 28610
Em cũng giống như cơn mưa, như trận gió lúc sang hè
Làm thức tỉnh hồn tôi nhiều biến động
Tôi im lặng, bàng hoàng khi được sống
Một ngày vui không dễ nói ra lời

Hữu Loan (1916 -2010) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

07/01/2015 17:38
Lượt xem 21263
Hữu Loan (2 tháng 4 năm 1916 - 18 tháng 3 năm 2010) là một nhà thơ Việt Nam, đồng niên với nhà thơ Xuân Diệu. Quê ông tại xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Hữu Loan tên thật là Nguyễn Hữu Loan; Bút danh: Hữu Loan [2]; sinh ngày 2 tháng 4 năm 1916 (theo lý lịch, còn có thông tin ông sinh năm 1914)[3] tại quê ở làng Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Ông từ trần vào lúc 19h00 ngày 18 tháng 3 năm 2010 tại quê nhà, hưởng thọ 95 tuổi (tuổi mụ hay còn gọi là tuổi âm).

Trần Tuấn Khải (1895 –1983) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

07/01/2015 17:31
Lượt xem 20240
Trần Tuấn Khải (4 tháng 11 năm 1895 – 7 tháng 3 năm 1983) là một nhà thơ Việt Nam, nổi danh từ thời tiền chiến. Các bút danh của ông là: Á Nam (thường dùng), Đông Minh, Đông Á Thị, Tiểu Hoa Nhân, Lâm Tuyền Khách, Giang Hồ Khách, Lôi Hoàng Cư Sĩ.
Trần Tuấn Khải người làng Quan Xán, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông giữ chức cố vấn Hội Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh từ 1975 cho đến khi mất vì bệnh già tại cư xá Trần Quốc Toản (cư xá Liautey của Pháp), hưởng thọ 88 tuổi (1983).

Tô Thức tên gọi Tô Đông Pha (1037-1101) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

07/01/2015 17:25
Lượt xem 20689
Tô Thức (Chữ Hán: 苏轼, 8/1/1037–24/8/1101), tự Tử Chiêm, một tự khác là Hòa Trọng, hiệu Đông Pha cư sĩ nên còn gọi là Tô Đông Pha, là nhà văn, nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc thời Tống. Ông được mệnh danh là một trong Bát đại gia Đường Tống.
Ông sinh ra tại Mi Sơn, Mi Châu, nay là địa cấp thị Mi Sơn, tỉnh Tứ Xuyên. Ông nội Đông Pha tên là Tô Tự, cha ông là Tô Tuân (蘇洵, tự là Minh Doãn, 1009-1066), mẹ ông họ Trình (?-1057) và em trai là Tô Triệt (蘇轍, tự là Tử Do, 1039-1112). Ba cha con ông đều là những nhà thơ có tiếng.

Thanh Tùng (1935 - ...) - Tiểu sử và sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

07/01/2015 17:14
Lượt xem 21286
Thanh Tùng (sinh ngày 7 tháng 11 năm 1935-), tên thật là Doãn Tùng (con cụ Doãn An), sinh tại Mỹ Lộc, Nam Định, nhưng trưởng thành tại thành phố Hải Phòng. Các bài thơ nổi tiếng của ông đều viết về thành phố Hoa phượng đỏ.
Là nhà thơ Việt Nam, tác giả của bài thơ Thời hoa đỏ đã được nhạc sĩ Nguyễn Đình Bảng phổ nhạc thành bài hát nổi tiếng cùng tên.

Tạ Tỵ (1921-2004) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

07/01/2015 17:08
Lượt xem 21526
Tạ Tỵ (1921 - 2004), tên thật là Tạ Văn Tỵ; là một họa sĩ và còn là một nhà thơ, nhà văn Việt Nam.
Ông sinh ngày 3 tháng 5 năm 1921 (tức ngày 26 tháng 3 năm Tân Dậu) tại Hà Nội. Nhưng trong giấy khai sinh của ông lại ghi là ngày 24 tháng 9 năm 1922, vì khai muộn mất một năm.
Vào 10 giờ sáng 24 tháng 8 năm 2004 (mùng 9 tháng 7 năm Giáp Thân), Tạ Tỵ đã từ trần tại nhà riêng số 18/8 đường Phan Văn Trị, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, sau một cơn bệnh kéo dài do tuổi già, hưởng thọ 83 tuổi.

Quách Tấn (1910-1992) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

07/01/2015 17:00
Lượt xem 22066
Quách Tấn (1910-1992), tự là Đăng Đạo, hiệu Trường Xuyên, các tiểu hiệu là Định Phong, Cổ Bàn Nhân, Thi Nại Thị, Lão giữ vườn; là một nhà thơ Việt Nam. Ông cùng với Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Chế Lan Viên được người đương thời ở Bình Định gọi là Bàn thành tứ hữu, nghĩa là Bốn người bạn ở thành Đồ Bàn.
Ông sinh ngày 23 tháng 11 năm Kỷ Dậu (tức ngày 4 tháng 1 năm 1910, nhưng giấy khai sinh thì ghi là ngày 1 tháng 1 năm 1910) tại thôn Trường Định, huyện Bình Khê (nay là xã Bình Hòa, huyện Tây Sơn) tỉnh Bình Định.
1987, ông lâm cảnh mù lòa rồi mất ngày 21 tháng 12 năm 1992 tại Nha Trang, hưởng thọ 82 tuổi.

Phùng Khắc Khoan (1528-1613) - Tiểu sử và sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

07/01/2015 16:54
Lượt xem 26722
Phùng Khắc Khoan (chữ Hán: 馮克寬;1528-1613), tự: Hoằng Phu, hiệu: Nghị Trai, Mai Nham Tử, tục gọi là Trạng Bùng (mặc dù chỉ đỗ Nhị giáp tiến sĩ, tức Hoàng giáp); là quan nhà Lê trung hưng và là nhà thơ Việt Nam.
Phùng Khắc Khoan sinh năm 1528 tại làng Bùng, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, tinh Hà Tây (nay thuộc thành phố Hà Nội). Tương truyền, ông là em cùng mẹ khác cha với Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm [1].
Phùng Khắc Khoan mất năm Quý Sửu (1613), thọ 85 tuổi, được truy tặng chức Thái phó.

Phan Khôi (1887-1959) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

07/01/2015 16:47
Lượt xem 17645
Phan Khôi (潘魁, 1887-1959) là một học giả tên tuổi, một nhà thơ, nhà văn, về sau đứng trong trong nhóm Nhân Văn - Giai Phẩm, cháu ngoại của Tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu, đỗ Tú tài chữ Hán năm 19 tuổi nhưng lại mở đầu và cổ vũ cho phong trào Thơ mới.
Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887 tại làng Bảo An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, là con của Phó bảng Phan Trân (tri phủ Điện Khánh) và bà Hoàng Thị Lệ (con gái Tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu).
Cuối năm 1954 hòa bình lập lại, Phan Khôi về Hà Nội cùng với các văn nghệ sĩ khác. Trong thời gian 1956-1957, là một trong những người thành lập tờ Nhân Văn và có các bài phê phán giới lãnh đạo văn nghệ lúc bấy giờ, ông bị cấm sáng tác cho đến khi qua đời năm 1959 tại Hà Nội.

Hiển thị 221 - 230 tin trong 2450 kết quả