Thơ

Giang Nam (1929 - ...) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn  - Thơ

27/12/2014 14:06
Lượt xem 19366

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Giang Nam (sinh 2 tháng 2 năm 1929) là một nhà thơ Việt Nam, được biết nhiều là tác giả bài thơ Quê hương.

Tiểu sử

Giang Nam tên thật là Nguyễn Sung, quê quán xã Ninh Bình, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Ông sinh trong một gia đình nho học Tham gia Việt Minh từ tháng 8 năm 1945, làm công tác thông tin tuyên truyền ở xã rồi lên tỉnh rồi Phó trưởng ty Thông tin Khánh Hòa. Sau 1954 ông hoạt động ở miền Nam, làm Phó ban Tuyên huấn Khánh Hòa, Phó Tổng thư ký Hội Văn nghệ Giải phóng miền Nam, ủy viên tiểu ban văn nghệ Trung ương cục, trưởng ngành văn. Có thời gian làm Trưởng tiểu ban văn nghệ, ủy viên Ban Tuyên huấn khu Sài Gòn - Gia Định. Từ 1975, từng làm đại biểu Quốc hội khóa VI, ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa II, III. Tổng biên tập báo Văn nghệ, Chủ tịch Hội Văn nghệ Phú khánh, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa. Hiện ông nghỉ hưu và sống ở Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Ngoài thơ Giang Nam còn sáng tác văn xuôi chủ yếu là truyện, truyện ngắn.

Các bút danh: Giang Nam, Châu Giang, Hà Trung, Lê Minh (sử dụng trên báo chí công khai xuất bản ở miền Nam từ 1955 đến 1960)

Tác phẩm

  • Thơ
Tháng Tám ngày mai (1962)
Quê hương (1962)
Người anh hùng Đồng Tháp (1969)
Vầng sáng phía chân trời (1978)
Hạnh phúc từ nay (1978)
Thành phố chưa dừng chân (1985)
Ánh chớp đêm giao thừa (trường ca-1998)
Lá thư thành phố
  • Truyện
Vở kịch cô giáo (1962)
Người giồng tre (1969)
Trên tuyến lửa (1984)
Rút từ sổ tay chiến tranh (truyện ngắn và ký-1987)

Các giải thưởng

  • Giải nhì về thơ tạp chí Văn nghệ năm 1961; bài Quê hương.
  • Giải thưởng văn học nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu (1960-1965) của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam về thơ: tập thơ Quê hương.
  • Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật (2001)

Xem thêm về bài thơ Quê hương

Bài thơ Quê hương đã được đưa vào sách giáo khoa phổ thông để giảng dạy. Năm 1961, khi xét giải thưởng thơ báo Văn nghệ, có ý kiến đề nghị trao giải nhất cho bài thơ Quê hương nhưng cũng có ý kiến cho rằng trong bối cảnh lúc đó bài thơ có thể ảnh hưởng đến tinh thần chiến đấu nên đề nghị chỉ trao giải ba, cuối cùng giải pháp dung hoà được nhất trí: bài thơ được tặng giải nhì.[1]

chú thích

Các tác phẩm khác

Nắng phai  - Luân Tâm - Thơ

18/08/2013 15:36
Lượt xem 10779
Biết có còn chăng chút nắng phai
Gió mưa xóa hết nợ lưu đày
Ngày đêm mong ngủ ôm gối mẹ
Chẳng nợ ai cũng chẳng phiền ai!

Nhớ Tú Xương  - Trần Hậu - Thơ

18/08/2013 15:34
Lượt xem 15340
Nghĩ lại thương ông đến bất bình
Số phận lung trung điểu bách thanh
Ông Nghè ông Cống kinh chữ nghĩa
Quan Pháp quan Nam sợ thanh danh

Thơ tặng vợ  - Cao Thoại Châu - Thơ

18/08/2013 15:32
Lượt xem 12837
Không phải vợ ông Trần Tế Xương
nhà thơ có hai bàn tay trắng
có bãi xa thân cò cánh mỏng
tiếng eo sèo như sóng dậy trên sông

Tự cười mình - Ii  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

18/08/2013 15:25
Lượt xem 10041
Lúc túng toan lên bán cả trời
Trời cười: thằng bé nó hay chơi...
Cho hay công nợ là như thế
Mà vẫn phong lưu suốt cả đời.

Tự cười mình - I  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

18/08/2013 15:24
Lượt xem 12561
Ở phố Hàng Nâu có phỗng sành
Mặt thời lơ láo, mắt thời xanh
Vuốt râu nịnh bợ, con bu nó
Quắc mắt khinh đời, cái bộ anh

Ta chẳng ra chi  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

18/08/2013 15:22
Lượt xem 13995
Nếu có khôn ngoan đã vợ nhờ,
Dại mà nhờ vợ, vợ làm ngơ.
Sáng nem, bữa tối đòi ăn chả,
Nay kiệu, ngày mai lại giở cờ.

Ông Cử thứ năm  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

18/08/2013 15:21
Lượt xem 10212
Ông cử thứ năm, con cái ai ? (1)
Học trò quan đốc Tả Thanh Oai.
Nghe tin, cụ cố cười ha hả
Vứt cả dao cầu xuống ruộng khoai !

Phố hàng Song  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

18/08/2013 15:19
Lượt xem 11522
Ở phố Hàng Song thật lắm quan, (1)
Thành thì đen kịt, đốc thì lang (2)
Chồng chung vợ chạ, kìa cô Bố
Đậu lạy quan xin, nọ chú Hàn.

Trần Tế Xương (Tú Xương)  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

18/08/2013 15:17
Lượt xem 7745
Tiểu sử
Trần Tế Xương lúc nhỏ bố mẹ đạt tên là Trần Duy Uyên. Sinh ngày 10 - 8 năm Canh Ngọ (5 - 9 - 1870 Dương lịch) ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Ðịnh (nay thuộc phố hàng nâu Nam Ðịnh). Lớn lên tự là Mặc Trái, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh. Ông đậu Tú Tài năm Giáp Ngọ (1894) nên người đời thường gọi ông là Tú Xương.

Tự trào  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

18/08/2013 15:12
Lượt xem 10574
Ở phố Hàng Nâu có phỗng sành (1)
Mắt thời lơ láo mặt thời xanh
Vuốt râu nịnh vợ con bu nó
Quắc mắt khinh đời cái bộ anh

Hiển thị 2021 - 2030 tin trong 2174 kết quả