Thơ

Giang Nam (1929 - ...) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn  - Thơ

27/12/2014 14:06
Lượt xem 19039

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Giang Nam (sinh 2 tháng 2 năm 1929) là một nhà thơ Việt Nam, được biết nhiều là tác giả bài thơ Quê hương.

Tiểu sử

Giang Nam tên thật là Nguyễn Sung, quê quán xã Ninh Bình, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Ông sinh trong một gia đình nho học Tham gia Việt Minh từ tháng 8 năm 1945, làm công tác thông tin tuyên truyền ở xã rồi lên tỉnh rồi Phó trưởng ty Thông tin Khánh Hòa. Sau 1954 ông hoạt động ở miền Nam, làm Phó ban Tuyên huấn Khánh Hòa, Phó Tổng thư ký Hội Văn nghệ Giải phóng miền Nam, ủy viên tiểu ban văn nghệ Trung ương cục, trưởng ngành văn. Có thời gian làm Trưởng tiểu ban văn nghệ, ủy viên Ban Tuyên huấn khu Sài Gòn - Gia Định. Từ 1975, từng làm đại biểu Quốc hội khóa VI, ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa II, III. Tổng biên tập báo Văn nghệ, Chủ tịch Hội Văn nghệ Phú khánh, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa. Hiện ông nghỉ hưu và sống ở Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Ngoài thơ Giang Nam còn sáng tác văn xuôi chủ yếu là truyện, truyện ngắn.

Các bút danh: Giang Nam, Châu Giang, Hà Trung, Lê Minh (sử dụng trên báo chí công khai xuất bản ở miền Nam từ 1955 đến 1960)

Tác phẩm

  • Thơ
Tháng Tám ngày mai (1962)
Quê hương (1962)
Người anh hùng Đồng Tháp (1969)
Vầng sáng phía chân trời (1978)
Hạnh phúc từ nay (1978)
Thành phố chưa dừng chân (1985)
Ánh chớp đêm giao thừa (trường ca-1998)
Lá thư thành phố
  • Truyện
Vở kịch cô giáo (1962)
Người giồng tre (1969)
Trên tuyến lửa (1984)
Rút từ sổ tay chiến tranh (truyện ngắn và ký-1987)

Các giải thưởng

  • Giải nhì về thơ tạp chí Văn nghệ năm 1961; bài Quê hương.
  • Giải thưởng văn học nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu (1960-1965) của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam về thơ: tập thơ Quê hương.
  • Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật (2001)

Xem thêm về bài thơ Quê hương

Bài thơ Quê hương đã được đưa vào sách giáo khoa phổ thông để giảng dạy. Năm 1961, khi xét giải thưởng thơ báo Văn nghệ, có ý kiến đề nghị trao giải nhất cho bài thơ Quê hương nhưng cũng có ý kiến cho rằng trong bối cảnh lúc đó bài thơ có thể ảnh hưởng đến tinh thần chiến đấu nên đề nghị chỉ trao giải ba, cuối cùng giải pháp dung hoà được nhất trí: bài thơ được tặng giải nhì.[1]

chú thích

Các tác phẩm khác

Tiễn bạn  - Quang Dũng - Thơ

20/12/2014 18:32
Lượt xem 22270
Tặng anh vài giòng chữ
Hẹn sau này gặp nhau
Mùa thu miền kháng chiến
Vẫn giống thu năm nào

Tiểu sử  - Quang Dũng - Thơ

20/12/2014 18:32
Lượt xem 24353
Quang Dũng tên thật là Bùi Đình Diệm, sinh năm 1921 tại làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng (nay thuộc Hà Nội). Năm 1947, đại đôi trưởng đoàn quân Tây tiến.

Trắc ẩn  - Quang Dũng - Thơ

20/12/2014 18:30
Lượt xem 28400
Chưa gặp sao đành thương nhớ nhau ?
Đòi phen số mệnh cũng cơ cầu
Người đi mang nửa hồn đơn lẻ
Tôi về hoài vọng một đôi câu

Trông bạn  - Quang Dũng - Thơ

20/12/2014 18:30
Lượt xem 24911
Nhà anh chân núi đá
Tre xanh ven lối vườn
Mẹ già đọc sách cổ
Quí người mấy ai hơn

Ánh sao khuê  - Nguyễn Vũ Tiềm - Thơ

20/12/2014 16:40
Lượt xem 33279
Nguyễn Trãi (1380 - 1442)

ức Trai tâm thượng quang khuê tảo
Lê Thánh Tôn

Ba họ - bao nhiêu người?
Bao đầu rụng tru di buổi ấy?
Dòng thơ - dòng máu chảy
Sáu thế kỷ rồi đâu dễ vơi.

Lời thơ - lời sấm  - Nguyễn Vũ Tiềm - Thơ

20/12/2014 16:38
Lượt xem 21463
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585)

Biển xanh thành nương dâu
thơ báo trước việc đời năm thế kỷ
thiên chức nhà thơ với cõi trần đến thế
hành tinh này còn có ở nơi đâu?

Đá vọng phu  - Nguyễn Vũ Tiềm - Thơ

20/12/2014 16:37
Lượt xem 30263
Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748)

Mỗi chinh phụ, một câu thơ hóa đá
hồn vọng phu còn tỏa khói sương
trăm năm hào kiệt phi xương
lệ rơi thấm giấy dễ thường chưa khô!

Mảnh tình riêng ấy  - Nguyễn Vũ Tiềm - Thơ

20/12/2014 16:37
Lượt xem 24564
Bà Huyện Thanh Quan (1755-...)

Đi giữa nước nhà còn nhớ nước
phải đâu khắc khoải cuốc kêu trăng!
Thì ra chả cứ là xa khuất
khi mình lại nhớ chính mình chăng?

Mượn sóng Tiền Đường  - Nguyễn Vũ Tiềm - Thơ

20/12/2014 16:36
Lượt xem 22643
Nguyễn Du (1765 - 1810)

Quê nhà nào thiếu gì sông nước
chẳng thiếu dòng sâu máu cuộn ngầu
sao không là sông Lam, sông Hương
sông nước mắt phải mượn Tiền Đường gửi nỗi đau!

Tuần rằm  - Nguyễn Vũ Tiềm - Thơ

20/12/2014 16:35
Lượt xem 18869
xin nhớ kiêng thơ chị...
Hồ Xuân Hương (1768- ...?)

Thiếu nữ ngủ ngày quên chốt cửa
bao nhiêu quân tử bước dùng dằng
hữu hình ba góc, vô hình gió
mát mặt anh hùng đến thế chăng ?

Hiển thị 341 - 350 tin trong 2174 kết quả