Thơ

Giới thiệu tập "Thơ tình sinh viên" của Phạm Ngọc Thái  - Phạm Ngọc Thái  - Thơ

10/03/2016 15:08
Lượt xem 15596

PHỐ THU VÀ ÁO TRẮNG

Tà áo trắng em đi qua phố
Mùa thu rơi phủ mắt anh
Tà áo trắng của người sinh nữ
Anh nhìn xác phượng khóc rưng rưng.

Chỉ còn lại con tim rớm đỏ
Áo quệt vào máu rỏ hai tay…
Ôi, mùa thu mùa thu êm ả
Sao lòng anh tơi tả thế này?

Tà áo trắng trôi dưới dòng mây bạc
Lang thang vài cánh bướm bơ vơ
Áo trắng in ngang trời - sét đánh!
Lưỡi dao nào cào nát tim thu?

Anh cũng có một thời bên áo trắng
Cũng bế bồng và cũng đã ru em!
Cái thời ấy chìm vào xa vắng
Phút gặp lòng đâu hết ngổn ngang.

Thêm một mùa thu, một mùa thu vỡ
Câu thơ nẩy những bông hoa buồn
Thôi, đừng hát để ướt lòng trinh nữ
Em đi rồi! Anh chết cả mùa đông.


CON ĐƯỜNG PHƯỢNG ĐỎ

Em mang màu phượng đỏ ra đi…
Anh tha thẩn dọc hè phố nhỏ
Nơi kỉ niệm của mối tình sinh nữ
Xác ve còn bám ở thân cây.

Con đường phượng đỏ đêm nay
Mây lãng du bay trời xanh vô định
Những cánh hoa rung trong hoài niệm
Nghe lòng thổn thức đâu đây.

Phượng đã cháy lên một thời
Nửa tóc bạc rồi, nửa mái xanh phơ phất
Tới một ngày chúng cũng tàn úa hết
Ta sẽ thành ông bà lão, em ơi!

Con đường tình đẫm giọt sương rơi
Gió vẫn xạc xào vi vút thổi
Giá hồi ấy chúng mình lấy nhau rồi sinh năm đẻ bảy
Thì đâu còn phượng để anh ru?

Em đã mang màu phượng ấy ra đi…

               TRONG MƯA

Mưa rơi nhẹ như là tóc ấy
Giống dải lụa mềm quấn nỗi buồn bay
Mưa rơi khẽ như hoa vậy
Vỗ vào đêm hoá các nốt đàn gày.

Em có thầm nghe mưa bay ngoài đó
Em có buồn khi gió thổi đêm đêm
Đứng trong mưa hồn anh tràn bão tố
Mưa rơi vào anh, tan ra nơi em xa không…

Em bước nhẹ, những tháng năm hoang dại
Về bên anh mái tóc rối tơi bời
Anh hôn mãi những giọt mưa em thuở ấy
Dẫu chỉ thấy còn bong bóng vỡ đầy môi...


     MƯA BAY TRONG TIẾNG CHUÔNG

Chuông chùa thỉnh lên lời cầu nguyện

Nam-mô-a-di-đà!

Trong khúc mưa bay âm vang trời đất

Nửa tỉnh, nửa mê cũng thể như là...
 

Vi vút tầng cao con lá rụng

Nghe lao xao sóng vỗ bên hồ

Chân ta bước dưới khuông trời thành phố

Tiếng chuông buồn lại hoá bản nhạc thơ.
 

Thoắt tình đã vào xa vắng

Mình anh với bóng nhớ hoài em

Hồn như cánh chim vô định

Mái tóc em bay làn mưa mênh mang.
 

Ôi, tiếng chuông gảy lên bao ký ức?

Kia không gian thao thiết gót chân mềm

Gió dìu dặt, ánh trăng suông dìu dặt

Bản thơ tình anh vọng giữa mưa đêm.


         Sau đây là bài bình:


                EM VỀ BIỂN                               


                       Bờ bãi đời người - Cuộc sống tình yêu
                  Trái tim nhỏ em dựng cả toà sen chân phật tổ!
                  Ta cũng thể loài cua còng trong bể cả
                  Yêu thương nhiều hưởng đã bao nhiêu.

                                        Kỉ niệm K.A -  Người nữ sinh trường SPNN năm xưa.
                                                           Quê hương thành phố biển


Em về biển để vùi vào trong cát
Nỗi buồn nước mắt
Những nát tan vòm ngực đã thương đau.

Biển cứ vỗ tan... nát tình biển cả...
Xô mãi bờ với lá thông reo
Người thiếu nữ ấy dần thành cát trắng
Mang nỗi niềm không biết đã đi đâu?

Tháng năm trôi…tình cũ cháy như khêu
Dòng suối thần tiên nuôi đời ta mục ải
Đôi gót đỏ ánh mắt nhìn thơ dại
Đã thổi thành bão tố ở trong anh.

Hàng bạch đàn năm xưa còn đó
Anh còn đây. Em hỡi, anh còn đây!
Nhớ những buổi đón em bên cổng trường sinh ngữ
Tóc nửa bạc rồi chỉ thấy gió mưa bay...

Tóc nửa bạc rồi. Tình vẫn đó, em ơi!

                           

Lời bình:  MỘT MỐI TÌNH ĐẦY LỆ

      Đây là mối tình của nhà thơ với cô nữ sinh trường Sư phạm Ngoại ngữ. Nỗi thơ đầy lệ:
                        Em về biển để vùi vào trong cát
                        Nỗi buồn nước mắt
                        Những nát tan vòm ngực đã thương đau.

     "biển" ở đây là thành phố quê hương của người con gái (như trong tựa đề bài thơ đã viết), nhưng hình ảnh biển còn là biểu tượng của bãi-biển-đời-người hay là tình-em-biển-cả:
                        Biển cứ vỗ tan... nát tình biển cả...
                        Xô mãi bờ với lá thông reo
      Cái hàng thông năm tháng đứng trên bờ biển hát, vừa như sự vô tình mà lại hữu tình của thiên nhiên, với con sóng xô nát bờ khắc khoải mãi về người trinh nữ. Một biển cuộc đời đầy sóng bão, người sống trong nó và... nó có thể nghiền nát con người:

                        Người thiếu nữ ấy dần thành cát trắng
                        Mang nỗi niềm không biết đã đi dâu?

     Người con gái ấy đã đi không trở lại. Hình ảnh "cát" trong bài thơ này mang màu sắc thơ siêu thực, tức là dạt vào trong chốn cát bụi đời người...
     Tôi xin phân tích bốn câu thơ làm tựa đề:
                          Bờ bãi đời người - Cuộc sống tình yêu
                          Trái tim nhỏ em dựng cả toà sen chân phật tổ!
                          Ta cũng thể loài cua còng trong bể cả
                          Yêu thương nhiều hưởng đã bao nhiêu.
     Tình yêu của em đưa ta về nơi thánh thiện. Em chính là cả toà sen nát bàn phật tổ của đời anh! Thế mà, trên "bờ bãi đời người" thân phận em vẫn nổi chìm như kiếp rong rêu. Thì ra tình yêu không chỉ mang cho ta hạnh phúc, mà còn là bi kịch đớn đau trong cuộc đời. Đây là bốn câu thơ hay nhất bài, hình tượng đã đạt đến điểm đỉnh, khái quát nội dung tư tưởng của toàn bài để đưa tấm phẩm bích Em Về Biển vào trong miếu mạo của thi ca.

     Xin bình tiếp vào bài:
                           Tháng năm trôi…tình cũ cháy như khêu
                           Dòng suối thần tiên nuôi đời ta mục ải
                           Đôi gót đỏ ánh mắt nhìn thơ dại
                           Đã thổi thành bão tố ở trong anh.
       Tình cũ như ngọn đèn càng khêu càng cháy. Người con trai cũng như cây thông mòn mỏi mãi, năm tháng dần thành mục ải... thì mối tình trong trắng thơ ngây, thơm mát như ban mai của người con gái xưa lại hiện về xoa lên nỗi đau của lòng anh. Hình bóng người sinh nữ cứ lặng lẽ, âm thầm mà cào xé tưởng như những trận bão lòng không dứt.
    Em Về Biển tuy không đi sâu vào miêu tả tấm thân bên trong của người con gái, hồi ức chỉ phục lại những ấn tượng có tính điển hình, như:
                        Đôi gót đỏ ánh mắt nhìn thơ dại
    Hay là:

                       Những nát tan vòm ngực đã thương đau

    Nghĩa là không thấy những hình ảnh yêu thương trần tục xuất hiện trong tình thi này, chỉ có những hương vị thơm tho, thanh thoát, nên thơ... nhưng vẫn đầy cảm xúc da diết, mộng mơ mà năm tháng không phai nhoà trong anh.

     Đời hiện hữu mà tình yêu lại là ảo ảnh. Cuộc sống chỉ còn là một bãi cát vô vi, trắng phau để những trận bão tố lòng anh thổi mãi không thôi. Đến đây một mảng thơ hiện thực được tràn vào, tình thơ lại càng thêm tha thiết:
                         Hàng bạch đàn năm xưa còn đó
                         Anh còn đây. Em hỡi! Anh còn đây,
                         Nhớ những buổi đón em bên cổng trường sinh ngữ...
      Những buổi đón người yêu bên cổng trường... gợi lại bao nhiêu kỷ niệm để nói về một thời đôi trai gái đã say đắm yêu nhau. Ta có thể mường tượng, bóng trăng huyền diệu thuở ấy, bước chân em đi nhè nhẹ, những chiếc lá rơi khẽ khua lên xào xạc. Ôi! Tấm thân của người con gái như một tảng thiên thạch trinh trắng vô vàn, cuốn hút cả những linh hồn. Chạm vào thiên thạch ấy, mọi sức mạnh đều tiêu tan mềm nhũn để tan hoà thành nước. Ánh mắt, đôi môi, cả cặp "tuyết lê" trắng ngần, trinh khôi của người thiếu nữ tựa như đôi mỏm núi kỳ vĩ nhô lên làm nên luỹ thành sừng sững nghìn năm, là thiên kiệt tác nhân sinh của loài người.  Khi ta áp môi hôn, khi đôi bàn tay man dại của tạo hoá đặt vào đó, nó nóng hổi và huyền thoại...
      Nhà thơ đã từng sống qua nửa thế kỉ, chứng nhận bao điều lớn lao cùng những điên đảo xẩy ra trong thế giới loài người, để cuối cùng anh lại quay về, chỉ ngợi ca người yêu bất tử hơn mọi thứ trên đời. Thế mà đời người như bóng câu bay qua trong vòm trời vô định, tất cả đều tan vỡ lẫn vào trong cát bụi cuộc đời - Như những dòng thơ kết thúc trong Em Về Biển này :
                         Tóc nửa bạc rồi chỉ thấy gió mưa bay...
                         Tóc nửa bạc rồi. Tình vẫn đó, em ơi!
    Mái tóc sương nhà thơ soi xuống dòng sông vô cùng, vô tận của thời gian, lẫn nhoà trong tiếng gió mưa phủ kín đất trời. Năm tháng qua đi lặng lẽ mà héo úa, như bao chiếc lá vàng rơi rụng xuống, phủ lên trên những hồi ức về người con gái xưa một nấm mồ tình.

      PHƯƠNG TUẤN

Các tác phẩm khác

Cao Bá Quát (1809 - 1855) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:46
Lượt xem 27796
Cao Bá Quát (chữ Hán: 高伯适; 1809 – 1855) là quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương[1], và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam.
Ông là người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh; nay thuộc quận Long Biên Hà Nội.

Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:46
Lượt xem 19997
Nguyễn Đình Chiểu (chữ Hán: 阮廷沼; 1822-1888), tục gọi là Đồ Chiểu (khi dạy học), tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai (sau khi bị mù); là nhà thơ lớn nhất của miền Nam Việt Nam trong nửa cuối thế kỷ 19 [1].
Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày 13 tháng 5 năm Nhâm Ngọ (1 tháng 7 năm 1822), tại quê mẹ là làng Tân Thới [2], phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (thuộc phường Cầu Kho, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).
Năm 1886, vợ ông là bà Lê Thị Điền mất lúc 51 tuổi. Buồn rầu vì vợ mất, vì cảnh nước mất nhà tan đã bấy lâu, vì bệnh tật ngày càng trầm trọng [14], hai năm sau, ngày 24 tháng 5 năm Mậu Tý (3 tháng 7 năm 1888), Nguyễn Đình Chiểu cũng qua đời tại Ba Tri, thọ 66 tuổi. Ngày đưa tiễn nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu về cõi vĩnh hằng, cánh đồng An Đức rợp trắng khăn tang của những người mến mộ ông [15].

Nguyễn Khuyến (1835 - 1909) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:46
Lượt xem 22850
Nguyễn Khuyến (chữ Hán: 阮勸), tên thật là Nguyễn Thắng (阮勝) [1], hiệu Quế Sơn, tự Miễu Chi, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1835, tại quê ngoại làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Hà Nam Ninh nay là huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Quê nội của ông ở làng Vị Hạ (Và), xã Yên Đổ nay là xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam[1].
Nguyễn Khuyến cáo quan về Yên Đổ vào mùa thu năm 1884 và qua đời tại đây. Mất ngày 5 tháng 2 năm 1909 tại Yên Đổ.

Tú Xương (1870 - 1907) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:45
Lượt xem 27960
Nhà thơ Tú Xương tên thật là Trần Tế Xương(陳濟昌), tự Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh. Tên bố mẹ đặt cho lúc đầu là Trần Duy Uyên. Ông sinh ngày 5 tháng 9 năm 1870 (tức ngày 10 tháng 8 năm Canh Ngọ), ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định (sau đổi thành phố Hàng Nâu, hiện nay là phố Minh Khai, phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định). Ông mất ngày 29 tháng 1 năm 1907.[1]

Tản Đà (1889-1939) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:45
Lượt xem 28408
Tản Đà (chữ Hán: 傘沱, sinh ngày 19 tháng 5 năm 1889 - mất ngày 7 tháng 6 năm 1939[1]) tên thật Nguyễn Khắc Hiếu (阮克孝), là một nhà thơ, nhà văn và nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam. Bút danh Tản Đà của ông là tên ghép giữa núi Tản Viên và sông Đà, quê hương ông.

Ngô Tất Tố (1894-1954) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:44
Lượt xem 30303
Ngô Tất Tố (1894 – 20 tháng 4 năm 1954) là một nhà văn, nhà báo, nhà Nho học và nhà nghiên cứu có ảnh hưởng ở Việt Nam giai đoạn trước 1954.
Ngô Tất Tố sinh năm 1893 mất năm 1954 ở làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh (nay là thôn Lộc Hà, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội).

Khái Hưng (1896-1947) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:44
Lượt xem 23153
Khái Hưng (1896 - 1947) là một nhà văn Việt Nam nổi tiếng. Cùng với Nhất Linh, ông là cây bút chính của Tự Lực Văn Đoàn.
Khái Hưng tên thật là Trần Khánh Giư. Bút danh Khái Hưng của ông được ghép từ các chữ cái của tên Khánh Giư.
Ông sinh năm 1896, xuất thân trong một gia đình quan lại ở xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Dương, nay thuộc Hải Phòng. Một số tài liệu ghi ông sinh năm 1897.[1]. Thân phụ ông giữ chức Tuần phủ. Cha vợ ông là Lê Văn Đinh cũng giữ chức Tổng đốc Bắc Ninh. Em ruột ông là nhà văn Trần Tiêu.
Khái Hưng mất năm 1947.

Hoàng Ngọc Phách (1896-1973) - Tiểu sử và sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:44
Lượt xem 20945
Nhà văn Hoàng Ngọc Phách, (1896 - 1973) là tác giả tiểu thuyết Tố tâm, được đánh giá là một trong những tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của Việt Nam, tác phẩm đã được giáo sư Michele Sullivan và Emmanuel Lê Ốc Mạch dịch sang tiếng Pháp.

Đặng Thai Mai (1902-1984) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:44
Lượt xem 23763
Đặng Thai Mai (1902-1984), còn được biết đến dưới tên gọi Đặng Thái Mai và những bút danh Thanh Tuyền, Thanh Bình. Ông là giáo sư, nhà giáo, nhà văn, nhà phê bình văn học Việt Nam; và nguyên là Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Viện trưởng đầu tiên của Viện Văn học Việt Nam.

Nguyễn Công Hoan (1903-1977) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:43
Lượt xem 22762
Nguyễn Công Hoan (6 tháng 3 năm 1903 tại Hưng Yên - 6 tháng 6 năm 1977 tại Hà Nội) là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam.
Nguyễn Công Hoan quê ở làng Xuân Cầu, tổng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên). Ông sinh trong một gia đình quan lại xuất thân Nho học thất thế. Trong gia đình, từ nhỏ Nguyễn Công Hoan đã được nghe và thuộc rất nhiều câu thơ, câu đối và những giai thoại có tính chất trào lộng, châm biếm, đả kích tầng lớp quan lại. Điều đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong cách văn chương của ông sau này.

Hiển thị 521 - 530 tin trong 2683 kết quả