Thơ

Gọi đôi  - Hoàng Cầm  - Thơ

08/01/2015 20:48
Lượt xem 36441

Cùng Em ngửa mặt lên xanh
Lá thông kim tỏa đôi mình ươm gai
Tê tê ngực nở bồi hồi
Gió thơm tóc cuốn nắng cười Em chi

Dưới kia sông chẳng quay đi
Mười hai tuổi cũ biết gì Chị ơi
Một con bướm lửa đậu môi
Hai nhành hoa lửa chia đôi tay cầm

Ba tầng mây lửa trầm ngâm
Bốn con chim lửa đậu nhầm cỏ hoang
Trời quê Em vẫn thênh thang
Chiều mê bến lịm bàng hoàng chớp đông.

Em cầm lấy cõi mưa nhung
Miên mang tơ óng xuôi vùng khe sâu
Em ngồi đâu Chị đứng đâu
Bỗng dưng hai đứa hai đầu hư không

Em cầm được cõi mưa nhung
Mờ chênh gối Chị đôi dòng vu vơ
Em chìm chưa ? Chị nổi chưa ?
Bỗng dưng hai đứa hai bờ tháng năm

Đêm qua hỏi có trăng rằm
Đêm nay ai biết nơi rằm trăng thu
Em mê ru Chị mộng du
Đêm qua tàn lại thêm ngờ đêm mai

Áp môi bỏng cõi mưa dài
Khát thêm từng trận khát hoài tuổi xưa
Em về chưa ? Chị đến chưa ?
Bỗng dưng hai đứa khóc mờ đêm trăng

Chị đây có phải Em chăng
Em đâu có thật Em rằng Chị không
Xiết tay kết một vô cùng
Lơi tay lại vẫn đôi dòng lửng lơ

Song song có gặp bao giờ
Hai dòng lệ chảy, hai bờ sông trôi

Mưa nhung áp má bồi hồi
Nghe khô từng sợi mưa dài lặng im
Em không nổi, Chị không chìm
Chị tung gió tím, Em tìm sang xuân


Nằm trong mắt bão tuyệt trần
Mưa nhung tung cánh trắng ngần ...
Em bay ...

Chùa Phật Tích - Xuân 1973

Các tác phẩm khác

Phùng Khắc Khoan (1528-1613) - Tiểu sử và sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

07/01/2015 16:54
Lượt xem 26726
Phùng Khắc Khoan (chữ Hán: 馮克寬;1528-1613), tự: Hoằng Phu, hiệu: Nghị Trai, Mai Nham Tử, tục gọi là Trạng Bùng (mặc dù chỉ đỗ Nhị giáp tiến sĩ, tức Hoàng giáp); là quan nhà Lê trung hưng và là nhà thơ Việt Nam.
Phùng Khắc Khoan sinh năm 1528 tại làng Bùng, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, tinh Hà Tây (nay thuộc thành phố Hà Nội). Tương truyền, ông là em cùng mẹ khác cha với Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm [1].
Phùng Khắc Khoan mất năm Quý Sửu (1613), thọ 85 tuổi, được truy tặng chức Thái phó.

Phan Khôi (1887-1959) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

07/01/2015 16:47
Lượt xem 17646
Phan Khôi (潘魁, 1887-1959) là một học giả tên tuổi, một nhà thơ, nhà văn, về sau đứng trong trong nhóm Nhân Văn - Giai Phẩm, cháu ngoại của Tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu, đỗ Tú tài chữ Hán năm 19 tuổi nhưng lại mở đầu và cổ vũ cho phong trào Thơ mới.
Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887 tại làng Bảo An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, là con của Phó bảng Phan Trân (tri phủ Điện Khánh) và bà Hoàng Thị Lệ (con gái Tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu).
Cuối năm 1954 hòa bình lập lại, Phan Khôi về Hà Nội cùng với các văn nghệ sĩ khác. Trong thời gian 1956-1957, là một trong những người thành lập tờ Nhân Văn và có các bài phê phán giới lãnh đạo văn nghệ lúc bấy giờ, ông bị cấm sáng tác cho đến khi qua đời năm 1959 tại Hà Nội.

Phan Châu Trinh (1872–1926) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

07/01/2015 16:39
Lượt xem 21676
Phan Châu Trinh (chữ Hán: 潘周楨; còn được gọi Phan Chu Trinh; 1872–1926), hiệu là Tây Hồ, Hy Mã, tự là Tử Cán. Ông là nhà thơ, nhà văn, và là chí sĩ thời cận đại trong lịch sử Việt Nam.
Phan Châu Trinh sinh ngày 9 tháng 9 năm 1872[1], người làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ (nay thuộc xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh), tỉnh Quảng Nam, hiệu là Tây Hồ Hy Mã, tự là Tử Cán.
Đang lúc Phan Châu Trinh nằm trên giường bệnh, thì hay tin ông Ninh vừa bị mật thám Pháp đến vây bắt tại nhà vào lúc 11 giờ 30 trưa ngày 24 tháng 3 năm 1926. Ngay đêm hôm đó, lúc 21 giờ 30, ông qua đời tại khách sạn Chiêu Nam Lầu và được đem quàn tại Bá Huê lầu, số 54 đường Pellerin, Sài Gòn[12].

Phan Bội Châu (1867–1940) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

07/01/2015 15:01
Lượt xem 24278
Phan Bội Châu (1867–1940) là một danh sĩ và là nhà cách mạng Việt Nam, hoạt động trong thời kỳ Pháp thuộc.
Phan Bội Châu vốn tên là Phan Văn San.[1] Vì San trùng với tên húy vua Duy Tân (Vĩnh San) nên phải đổi thành Phan Bội Châu.[2]Ông có hiệu là Hải Thụ, về sau đổi là Sào Nam.
Phan Bội Châu sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867 tại làng Đan Nhiễm, xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Phan Bội Châu mất ngày 29 tháng 12 năm 1940 tại Huế.

Nguyễn Vỹ (1912-1971) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

07/01/2015 14:37
Lượt xem 26416
Nguyễn Vỹ (1912[1]-1971) là nhà báo, nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Các bút hiệu khác của ông là: Tân Phong, Tân Trí, Lệ Chi, Cô Diệu Huyền.
Ông là tác giả hai bài thơ: "Gởi Trương Tửu" và "Sương rơi", từng gây tiếng vang trong nền thơ ca đương thời.
Nguyễn Vỹ sinh tại làng Tân Hội (sau đổi là Tân Phong, năm 1945 lại đổi là Phổ Phong), huyện Ðức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Cha ông tên Nguyễn Thuyên[2] từng làm quan ở huyện Tuy Phước tỉnh Bình Định, nhưng sau từ chức để chống Pháp. Mẹ ông là bà Trần Thị Luyến.
Vào ngày 4 tháng 2 năm 1971, ông qua đời do tại nạn xe hơi trên đoạn đường Tân An (thuộc tỉnh Long An)-Sài Gòn, hưởng dương 59 tuổi.

Nguyễn Nhật Ánh (1955 - ...) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

07/01/2015 10:52
Lượt xem 25437
Nguyễn Nhật Ánh là tên và cũng là bút danh của một nhà văn Việt Nam chuyên viết cho tuổi mới lớn. Ông sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955 tại huyện Thăng Bình, Quảng Nam.

Nguyễn Duy (1948 - ...) - Tiểu sử và sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

07/01/2015 10:42
Lượt xem 28534
Nguyễn Duy (sinh ngày 7 tháng 12 năm 1948), là một nhà thơ hiện đại Việt Nam
Nguyễn Duy tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh tại xã Đông Vệ, huyện Đông Sơn (nay là phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa), tỉnh Thanh Hóa.

Mộng Tuyết (1914-2007) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

07/01/2015 10:39
Lượt xem 19578
Mộng Tuyết (1914-2007), tên thật Thái Thị Úc; là một nhà thơ, nhà báo Việt Nam nổi danh từ thời tiền chiến.
Các bút hiệu khác của bà là: Hà Tiên cô, Nàng Út, Bách Thảo Sương, Bân Bân nữ sĩ, Thất Tiểu Muội. Mộng Tuyết là thành viên của nhóm "Hà Tiên tứ tuyệt" gồm: Đông Hồ, Mộng Tuyết, Lư Khê và Trúc Hà.
Mộng Tuyết sinh ngày 9 tháng 1 năm 1914 ở làng Mỹ Đức, tỉnh Hà Tiên (nay thuộc thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang).
Mộng Tuyết mất ngày 1 tháng 7 năm 2007 tại Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang.

Lý Tử Tấn (1378-1457) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

07/01/2015 10:31
Lượt xem 25955
Lý Tử Tấn (tới khi đứng tuổi, ông mới đổi tên là Nguyễn Tử Tấn; 1378-1457), hiệu Chuyết Am; là quan nhà Lê sơ, và là nhà thơ Việt Nam thời Lê sơ.
Lý Tử Tấn là người ở làng Triều Đông (sau đổi là Triều Liệt), huyện Thượng Phúc (nay thuộc xã Tân Minh huyện Thường Tín, Hà Nội).
Ông mất năm 1457[2], thọ 79 tuổi.

Đỗ Phủ (712–770) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

06/01/2015 22:18
Lượt xem 25309
Đỗ Phủ (712 – 770) là một nhà thơ Trung Quốc nổi bật thời nhà Đường.
Ông mất tại Đàm Châu 潭州 (nay là Trường Sa) vào tháng 11 hay tháng 12 năm 770, ở tuổi 59

Hiển thị 231 - 240 tin trong 2452 kết quả