Thơ

Hàn Mạc Tử (1912-1940) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn  - Thơ

22/12/2014 10:41
Lượt xem 24716

nguồn : http://vi.wikipedia.org

xem thêm : tác phẩm

Hàn Mặc Tử hay Hàn Mạc Tử (tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh 22 tháng 9, 1912 – mất 11 tháng 11, 1940) là một nhà thơ nổi tiếng, khởi đầu cho dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam, là người khởi xướng ra Trường thơ Loạn.[1]

Hàn Mặc Tử cùng với Quách Tấn, Yến Lan, Chế Lan Viên được người đương thời ở Bình Định gọi là Bàn thành tứ hữu, nghĩa là Bốn người bạn ở thành Đồ Bàn.[2]

Tiểu sử

Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ở làng Lệ Mỹ, Đồng Hới, Quảng Bình; lớn lên ở Quy Nhơn, tỉnh Bình Định trong một gia đình theo đạo Công giáo, ông được rửa tội tại Nhà thờ Tam Tòa với tên thánhPhanxicô. Tổ tiên Hàn Mặc Tử gốc họ Phạm ở Thanh Hóa. Ông cố là Phạm Chương vì liên quan đến quốc sự, gia đình bị truy nã, nên người con trai là Phạm Bồi phải di chuyển vào Thừa Thiên Huế đổi họ Nguyễn theo mẫu tánh. Sinh ra ông Nguyễn Văn Toản lấy vợ là Nguyễn Thị Duy (con cụ Nguyễn Long, ngự y có danh thời vua Tự Đức), sinh hạ được 8 người con: 1-Nguyễn Bá Nhân (tức nhà thơ Mộng Châu) cũng là người dìu dắt Hàn Mặc Tử trên con đường thơ văn. 2- Nguyễn Thị Như Lễ. 3- Nguyễn Thị Như Nghĩa. 4- Nguyễn Trọng Trí (tức nhà thơ Hàn Mặc Tử). 5- Nguyễn Bá Tín (người dời mộ Hàn Mặc Tử từ Quy Hòa về Ghềnh Ráng vào ngày 13-02-1959). 6- Nguyễn Bá Hiếu; 2 người em út: Nguyễn Văn Hiền và Nguyễn Văn Thảo.

Hàn Mặc Tử mang vóc mình ốm yếu, tính tình hiền từ, giản dị, hiếu học và thích giao du bè bạn trong lĩnh vực văn thơ. Do thân phụ là ông Nguyễn Văn Toản làm thông ngôn, ký lục nên thường di chuyển nhiều nơi, nhiều nhiệm sở, nên Hàn Mặc Tử cũng đã theo học ở nhiều trường khác nhau như Sa Kỳ (1920), Qui Nhơn, Bồng Sơn (1921-1923), Pellerin Huế (1926).

Hàn Mạc Tử, Lệ Thanh, Phong Trần là các bút danh khác của ông. Ông có tài năng làm thơ từ rất sớm khi mới 16 tuổi. Ông cũng đã từng gặp gỡ Phan Bội Châu và chịu ảnh hưởng khá lớn của chí sỹ này. Ông được Phan Bội Châu giới thiệu bài thơ Thức khuya của mình lên một tờ báo. Sau này, ông nhận một suất học bổng đi Pháp nhưng vì quá thân với Phan Bội Châu nên đành đình lại. Ông quyết định vào Sài Gòn lập nghiệp, năm ông 21 tuổi; lúc đầu làm ở Sở Đạc Điền.

Đến Sài Gòn, ông làm phóng viên phụ trách trang thơ cho tờ báo Công luận. Khi ấy, Mộng CầmPhan Thiết cũng làm thơ và hay gửi lên báo. Hai người bắt đầu trao đổi thư từ với nhau, và ông quyết định ra Phan Thiết gặp Mộng Cầm. Một tình yêu lãng mạn, nên thơ nảy nở giữa hai người[3].

Theo gia đình Hàn Mặc Tử, thì vào khoảng đầu năm 1935, họ đã phát hiện những dấu hiệu của bệnh phong trên cơ thể ông. Tuy nhiên, ông cũng không quan tâm vì cho rằng nó là một chứng phong ngứa gì đó không đáng kể. Cho đến năm 1936, khi ông được xuất bản tập "Gái quê", rồi đi Huế, Sài Gòn, Quảng Ngãi, vào Sài Gòn lần thứ hai, được bà Bút Trà cho biết đã lo xong giấy phép cho tờ Phụ nữ tân văn, quyết định mời Hàn Mặc Tử làm chủ bút, bấy giờ ông mới nghĩ đến bệnh tật của mình. Nhưng ý ông là muốn chữa cho dứt hẳn một loại bệnh thuộc loại "phong ngứa" gì đấy, để yên tâm vào Sài Gòn làm báo chứ không ngờ đến một căn bệnh nan y. Năm 1938 - 1939, Hàn Mặc Tử đau đớn dữ dội. Tuy nhiên, ở bên ngoài thì không ai nghe ông rên rỉ than khóc. Ông chỉ gào thét ở trong thơ mà thôi. Trước ngày Hàn Mặc Tử vào trại phong Quy Hòa, Nguyễn Bá Tín, em ruột của nhà thơ cho biết tình trạng bệnh tật của anh mình như sau: Da anh đã khô cứng, nhưng hơi nhăn ở bàn tay, vì phải vận dụng sức khỏe để kéo các ngón khi cầm muỗng ăn cơm. Bởi vậy, trông như mang chiếc "găng" tay bằng da thô. Toàn thân khô cứng.

Ông Nguyễn Bá Tín, trong một chuyến thăm Bệnh viện Quy Hòa, có đến thăm bác sĩ Gour Vile. Bác sĩ nói rằng: Bệnh cùi rất khó phân biệt. Giới y học (thời đó) chưa biết rõ lắm. Tuy triệu chứng giống nhau, nhưng lại có nhiều thứ. Ông bác sĩ quả quyết bệnh cùi không thể lây dễ dàng được. Nhiều thông tin cho rằng, một hôm Hàn Mặc Tử đi dạo với bà Mộng Cầmlầu Ông Hoàng (Phan Thiết), qua một cái nghĩa địa có một ngôi mộ mới an táng thì gặp mưa. Bỗng ông phát hiện ra từng đốm đỏ bay lên từ ngôi mộ. Sau đó ông về nhà nghỉ, để rồi sớm mai ông phát hiện ra mình như vậy. Đó là căn bệnh do trực khuẩn Hansen gây nên.

Trước đây vì thành kiến sai lầm rằng đây là căn bệnh truyền nhiễm nên bao nhiêu bệnh nhân đã bị hắt hủi, cách ly, xa lánh thậm chí bị ngược đãi, thì Hàn Mặc Tử cũng không là ngoại lệ. Lúc này, gia đình ông phải đối phó với chính quyền địa phương vì họ đã hay tin ông mắc căn bệnh truyền nhiễm, đòi đưa ông cách ly với mọi người. Sau đó gia đình phải đưa ông trốn tránh nhiều nơi, xét về mặt hiệu quả chữa trị thì đúng là phản khoa học vì lẽ ra cần phải sớm đưa ông vào nơi có đầy đủ điều kiện chữa trị nhất lúc bấy giờ là Bệnh viện phong Quy Hòa.. Trong câu chuyện với người em của thi sĩ Hàn Mặc Tử, bác sĩ Gour Vile cũng nói rằng kinh nghiệm từ các trại cùi, không có bệnh nhân nào chỉ đau có từng ấy năm mà chết được. Ông trách gia đình Hàn Mặc Tử không đưa nhà thơ đi trại phong sớm. Và bác sĩ cho rằng, Hàn Mặc Tử chết là do nội tạng hư hỏng quá nhanh do uống quá nhiều thuốc tạp nham của lang băm trước khi nhập viện phong Quy Hòa.

Ông bỏ tất cả quay về Quy Nhơn vào nhà thương Quy Hòa (20 tháng 9 năm 1940) mang số bệnh nhân 1.134 và từ trần vào lúc 5 giờ 45 phút rạng sáng 11 tháng 11 năm 1940 tại nhà thương này vì chứng bệnh kiết lỵ,[4] khi mới bước sang tuổi 28.[5].

Cuộc đời Hàn Mặc Tử có duyên với 4 chữ Bình: sinh tại Quảng Bình, làm báo Tân Bình, có người yêu ở Bình Thuận và mất tại Bình Định. Ông được biết đến với nhiều mối tình, với nhiều người phụ nữ khác nhau, đã để lại nhiều dấu ấn trong văn thơ của ông - có những người ông đã gặp, có những người ông chỉ giao tiếp qua thư từ, và có người ông chỉ biết tên như Hoàng Cúc, Mai Đình, Mộng Cầm, Thương Thương, Ngọc Sương, Thanh Huy, Mỹ Thiện.

Bút danh Hàn MặcTử

Nguyễn Trọng Trí làm thơ từ năm mười sáu tuổi lấy hiệu là Phong Trần rồi Lệ Thanh. Đến năm 1936, khi chủ trương ra phụ trương báo Saigon mới đổi hiệu là Hàn Mạc Tử, sau ông lại đổi thành Hàn Mặc Tử. "Hàn Mạc Tử" nghĩa là chàng trai đứng sau bức rèm lạnh lẽo, trống trải. Sau đó bạn bè gợi ý ông nên vẽ thêm Mặt Trăng khuyết vào bức rèm lạnh lẽo để lột tả cái cô đơn của con người trước thiên nhiên, vạn vật. "Mặt Trăng khuyết" đã được "đặt vào" chữ "Mạc" thành ra chữ "Mặc". Hàn Mặc Tử có nghĩa là "chàng trai bút nghiên".

Tác phẩm

Các sáng tác của Hàn Mặc Tử, gồm có:

  • Lệ Thanh thi tập (gồm toàn bộ các bài thơ Đường luật)
  • Gái Quê (1936, tập thơ duy nhất được xuất bản lúc tác giả chưa qua đời)
  • Thơ Điên (hay Đau Thương, thơ gồm ba tập: 1. Hương thơm; 2. Mật đắng; 3. Máu cuồng và hồn điên_1938_chú thích SGK Ngữ Văn Nâng Cao lớp 11 tập 2)
  • Xuân như ý
  • Thượng Thanh Khí (thơ)
  • Cẩm Châu Duyên
  • Duyên kỳ ngộ (kịch thơ_1939_chú thích SGK Ngữ Văn Nâng Cao lớp 11 tập 2)
  • Quần tiên hội (kịch thơ, viết dở dang_1940_chú thích SGK Ngữ Văn Nâng Cao lớp 11 tập 2)
  • Chơi Giữa Mùa Trăng (tập thơ-văn xuôi)

Ngoài ra còn có một số bài phóng sự, tạp văn, văn tế...[6] Xem thêm chi tiết ở bên dưới.

Bình luận và nhận xét

Đánh giá và bình luận về tài thơ của Hàn Mặc Tử có rất nhiều, sau đây là một số đánh giá của các nhà thơ văn nổi tiếng:

  • "Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói lòa rực rỡ của mình"
  • "Tôi xin hứa hẹn với các người rằng, mai sau, những cái tầm thường, mực thước kia sẽ biến tan đi, và còn lại của cái thời kỳ này, chút gì đáng kể đó là Hàn Mạc Tử." - (Nhà thơ Chế Lan Viên)
  • "Sẽ không thể giải thích được đầy đủ hiện tượng Hàn Mặc Tử nếu chỉ vận dụng thi pháp của chủ nghĩa lãng mạn và ảnh hưởng của Kinh thánh. Chúng ta cần nghiên cứu thêm lý luận của chủ nghĩa tượng trưng và chủ nghĩa siêu thực. Trong những bài thơ siêu thực của Hàn Mặc Tử, người ta không phân biệt được hư và thực, sắc và không, thế gian và xuất thế gian, cái hữu hình và cái vô hình, nội tâm và ngoại giới, chủ thể và khách thể, thế giới cảm xúc và phi cảm xúc. Mọi giác quan bị trộn lẫn, mọi lôgic bình thường trong tư duy và ngôn ngữ, trong ngữ pháp và thi pháp bị đảo lộn bất ngờ. Nhà thơ đã có những so sánh ví von, những đối chiếu kết hợp lạ kỳ, tạo nên sự độc đáo đầy kinh ngạc và kinh dị đối với người đọc." - (Nhà phê bình văn học Phan Cự Đệ)
  • "Hàn Mặc Tử có khoảng bảy bài hay, trong đó có bốn bài đạt đến độ toàn bích. Còn lại là những câu thơ thiên tài. Những câu thơ này, phi Hàn Mặc Tử, không ai có thể viết nổi. Tiếc là những câu thơ ấy lại nằm trong những bài thơ còn rất nhiều xộc xệch..." - (Nhà thơ Trần Đăng Khoa)
  • "...Theo tôi thơ đời Hàn Mặc Tử sẽ còn lại nhiều. Ông là người rất có tài, đóng góp xứng đáng vào Thơ mới." - (Nhà thơ Huy Cận)
  • "...Một nguồn thơ rào rạt và lạ lùng..." và "Vườn thơ Hàn rộng không bờ không bến càng đi xa càng ớn lạnh..." - (Nhà phê bình văn học Hoài Thanh)
  • Khen chê lúc khuất:

Một người đau khổ đến nhường ấy, lúc sống ta hờ hững bỏ quên, bây giờ mất rồi ta xúm lại kẻ chê người khen. Chê hay khen tôi đều thấy có gì bất nhẫn. - Mai 1941

chú thích

Các tác phẩm khác

Mẹ ơi, đời mẹ  - Huy Cận - Thơ

19/08/2013 15:55
Lượt xem 18043
Mẹ ơi, đời mẹ khổ nhiều
Trách đời, mẹ giận bao nhiêu cho cùng
Mà lòng yêu sống lạ lùng
Mẹ không phút nản thương chồng, nuôi con.

Trình bày  - Huy Cận - Thơ

19/08/2013 15:54
Lượt xem 19655
Tôi sẽ đến trước mặt người, Thượng đế
Để kêu than, khi tôi đã lìa đời
Khi lá rụng, và hồn tôi đã xế
Sang bên kia thế giới của loài người

Huy Cận chung quanh Phong trào Thơ mới  - Huy Cận - Thơ

19/08/2013 15:54
Lượt xem 16516
Cuộc trò chuyện sau đây của Huy Cận, Viện sĩ Viện Hàn lâm thế giới, với hai nhà thơ thế hệ sau là Trần Đăng Khoa và Trần Anh Thái đề cập tới những vấn đề thú vị chung quanh Phong trào thơ mới 1932 - 1945, mà ông là một đại biểu đặc sắc.

Trăng xuân  - Huy Cận - Thơ

19/08/2013 15:48
Lượt xem 15497
Đầu năm gió mát tựa hè
Nứt bung hoa gạo, bốn bề trăng xuân
Sông là người đẹp khoả thân
Núi xanh mơn mởn, bước gần bước xa

Em bé và mặt trăng  - Huy Cận - Thơ

19/08/2013 15:48
Lượt xem 13422
Mẹ ơi, cho con mặt trăng !
Bé nhìn mặt mẹ, tay dang hái trời
Hoa trăng nở sáng ngời ngời
Trăng theo bóng mẹ, trăng ngồi bên con.

Buổi sáng hôm nay  - Huy Cận - Thơ

19/08/2013 15:47
Lượt xem 17774
Anh tặng em buổi sáng hôm nay
Có hoa sen nở hồ Tây trắng hồng
Tặng em trời mát như sông
Trong veo chảy giữa hai dòng cây xanh

Thuyền đi  - Huy Cận - Thơ

19/08/2013 15:46
Lượt xem 20859
Trăng lên trong lúc đang chiều,
Gió về trong lúc ngọn triều mới lên.
Thuyền đi, sông nước ưu phiền;
Buồm treo ráng đỏ giong miền viễn khơi.

Xuân  - Huy Cận - Thơ

19/08/2013 15:43
Lượt xem 4922
Luống đất thơm hương mùa mới dậy,
Bên đường chân rộn bước trai tơ.
Cây xanh cành đẹp xui tay với;
Sông mát tràn xuân nước đậm bờ.

Hoa sấu bầy ong  - Huy Cận - Thơ

19/08/2013 15:43
Lượt xem 19319
Mấy hôm chiều lại cơn giông
Có lùm hoa sấu trước song, quên mình
Chiều nay mây tạnh nắng lên
Đàn ong quen lại đến tìm lùm hoa

Xuân ý  - Huy Cận - Thơ

19/08/2013 15:42
Lượt xem 218
Đêm vừa nhẹ, gió vừa mơn
Cây chen ánh nguyệt trải vờn bóng xanh
Khuya nay, mùa động đầu cành
Đồng trăng lục nhạt, vàng thanh lối gần

Hiển thị 1781 - 1790 tin trong 2145 kết quả