Thơ

Hồ Xuân Hương (1772 - 1822) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn  - Thơ

22/12/2014 10:46
Lượt xem 29724

nguồn : http://vi.wikipedia.org

xem thêm : tác phẩm

Hồ Xuân Hương (chữ Hán: 胡春香) là nhà thơ Nôm nổi tiếng cuối thế kỷ 18, đầu thể kỷ 19 (1772-1822). Bà đã để lại nhiều bài thơ độc đáo với phong cách thơ vừa thanh vừa tục và được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Hồ Xuân Hương được coi là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam.

Tiểu sử

Tiểu sử của Hồ Xuân Hương đến nay vẫn còn nhiều điểm gây tranh cãi; thậm chí có một vài ý kiến còn cho rằng những bài thơ được xem là của Hồ Xuân Hương hiện nay do nhiều người sáng tác, nghĩa là không có ai thực sự là Hồ Xuân Hương. Dựa vào một số tài liệu lưu truyền, những bài thơ được khẳng định là của Hồ Xuân Hương, các nhà nghiên cứu đã tạm thừa nhận một số kết luận bước đầu về tiểu sử của nữ sĩ:

  • Hồ Xuân Hương thuộc dòng dõi họ Hồ ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Đây là một dòng họ lớn có nhiều người đỗ đạt và làm quan nhưng đến đời Hồ Phi Diễn - thân sinh của bà - thì dòng họ này đã suy tàn.'
  • Năm sinh năm mất ,thân thế cuộc đời và thơ văn của bà đến nay vẫn còn sơ khai ....... Lai lịch của bà không biết rõ
  • Theo các nhà nghiên cứu đầu tiên về Hồ Xuân Hương như Nguyễn Hữu Tiến, Dương Quảng Hàm thì bà là con ông Hồ Phi Diễn (sinh 1704) ở làng Quỳnh Ðôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An (*). Ông thi đậu tú tài năm 24 tuổi dưới triều Lê Bảo Thái. Nhà nghèo không thể tiếp tục học, ông ra dạy học ở Hải Hưng, Hà Bắc, để kiếm sống. Tại đây ông đã lấy cô gái Bắc Ninh, họ Hà, làm vợ lẽ - Hồ Xuân Hương ra đời là kết quả của mối tình duyên đó.[1]
  • Bà sống vào thời kỳ cuối nhà Lê, đầu nhà Nguyễn, tức 1772-1822. Do đó bà có điều kiện tiếp thu ảnh hưởng của phong trào đấu tranh của quần chúng và chứng kiến tận mắt sự đổ nát của nhà nước phong kiến.
  • Bà xuất thân trong một gia đình phong kiến suy tàn, song hoàn cảnh cuộc sống đã giúp nữ sĩ có điều kiện sống gần gũi với quần chúng lao động nghèo, lăn lộn và tiếp xúc nhiều với những người phụ nữ bị áp bức trong xã hội.
  • Hồ Xuân Hương ít chịu ảnh hưởng của Nho giáo, vậy tại sao lại có chuyện "cổ nguyệt đình"?. Bà không dùng chữ nho cũng đâu thể cho rằng bà ít chịu ảnh hưởng của nho giáo, mà phải xem lại xã hội thời đó, bà là một nhà thơ nên cũng là một minh chứng cho xã hội thời đó về mặt nhân sinh quan cũng như về phương diện văn chương.
  • Bà là một phụ nữ thông minh, có học nhưng học hành cũng không được nhiều lắm, bà giao du rộng rãi với bạn bè nhất là đối với những bạn bè ở làng thơ văn, các nhà nho. Nữ sĩ còn là người từng đi du lãm nhiều danh lam thắng cảnh của đất nước.
  • Là một phụ nữ tài hoa có cá tính mạnh mẽ nhưng đời tư lại có nhiều bất hạnh. Hồ Xuân Hương lấy chồng muộn mà đến hai lần đi lấy chồng, hai lần đều làm lẽ, cả hai đều ngắn ngủi và không có hạnh phúc. (Nhưng theo tài liệu của GS Hoàng Xuân Hãn và ông Lê Xuân Giáo thì nữ sĩ có tới 3 đời chồng chứ không phải hai: Tổng Cóc, quan Tri phủ Vĩnh Tường, và cuối cùng là quan Tham hiệp trấn Yên Quảng Trần Phúc Hiển).

Tác phẩm

Các tác phẩm của bà đã bị mất nhiều, đến nay còn lưu truyền chủ yếu là những bài thơ chữ Nôm truyền miệng.

Năm 1962, ông Trần Văn Giáp đã công bố 5 bài thơ chữ Hán của Hồ Xuân Hương trên báo Văn nghệ viết về vịnh Hạ Long. Đến năm 1983, giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã dịch và đặt tên cho 5 bài thơ này (bao gồm: Độ Hoa Phong, Hải ốc trù, Nhãn phóng thanh, Trạo ca thanh, Thuỷ vân hương) và công bố trong bài Hồ Xuân Hương với vịnh Hạ Long, đăng trên tập san Khoa học xã hội, tại Paris vào năm 1984. Ngoài ra, Hồ xuân Hương còn viết bài "Bánh trôi nước" rất nổi tiếng.

Năm 1964, nhà nghiên cứu Trần Thanh Mại phát hiện một tập thơ nữa tên là Lưu hương ký 琉香記, theo những nghiên cứu đến nay nhiều người tán thành rằng những bài thơ trong đó là của Hồ Xuân Hương. Lưu hương ký là tập thơ có nội dung tình yêu gia đình, đất nước, nó không thể hiện rõ cá tính mạnh mẽ của Hồ Xuân Hương, cho nên, việc nghiên cứu giá trị thơ Hồ Xuân Hương chủ yếu được thực hiện trên những bài thơ Nôm truyền tụng của bà.

chú thích

Các tác phẩm khác

Truyện cổ tích  - Nguyễn Bính - Thơ

18/12/2014 15:26
Lượt xem 19001
Em ạ! Ngày xưa vua nước Bướm,
Kén nhân tài mở Điệp lang khoa.
Vua không lấy Trạng, vua thề thế.
Con bướm vàng tuyền đậu Thám Hoa.

Tơ trắng  - Nguyễn Bính - Thơ

18/12/2014 15:25
Lượt xem 18056
(Tặng T. Đ.)

Tơ gạo phương xa tản mạn về,
Gió vào, đồng lúa chín vàng hoe.
Một con diều giấy không ăn gió,
Õng ẹo chao mình xuống vệ đê.

Cuối tháng ba  - Nguyễn Bính - Thơ

18/12/2014 15:24
Lượt xem 21554
Chưa hè trời đã nắng chang chang,
Tu hú vừa kêu, vải đã vàng.
Hoa gạo tàn đi cho sắc đỏ
Nhập vào sắc đỏ của hoa xoan.

Đôi khuyên bạc  - Nguyễn Bính - Thơ

18/12/2014 15:22
Lượt xem 16766
Làng bên vào đám tối nay chèo,
Nàng thấy bà đi, tất tưởi theo.
Tằm tơ kéo được đôi khuyên bạc,
Giấu giếm nay nàng mới dám đeo.

Xây lại cuộc đời  - Nguyễn Bính - Thơ

18/12/2014 15:21
Lượt xem 20768
Gửi Chị Trúc

Đố chị thư nầy ai viết nhé,
Chị ơi, em bé chị đây mà!
Được tin người ấy cho em biết:
"Chị Trúc giờ đang bận chữa nhà."

Khăn hồng  - Nguyễn Bính - Thơ

18/12/2014 15:19
Lượt xem 14552
(Gửi Chị)

Chị cho em chị chiếc khăn thêu,
Ý chị thương em khóc đã nhiều.
Khóc chị ngày xưa, giờ lại khóc,
Cho mình khi tắt một tình yêu...

Anh về quê cũ  - Nguyễn Bính - Thơ

18/12/2014 15:18
Lượt xem 17316
Anh về quê cũ: thôn Vân
Sau khi đã biết phong trần ra sao?
Từ nay lại tắm ao đào,
Rượu đâu mà cất, thuốc lào nào phơi.

Giọt nến hồng  - Nguyễn Bính - Thơ

18/12/2014 15:17
Lượt xem 23927
Giọt nến hồng gieo xuống án thư,
Ngoài nhà tiếng khách mỗi dần thưa.
Dì Hai khẽ ghé tai em dặn:
"Như thế ... từ nay ... cháu nhớ chưa?"

Viếng hồn trinh nữ  - Nguyễn Bính - Thơ

18/12/2014 15:16
Lượt xem 32557
Chiều về chầm chậm trong hiu quạnh,
Tơ liễu theo nhau chảy xuống hồ.
Tôi thấy quanh tôi và tất cả,
Kinh thành Hà Nội chít khăn sô.

Tết của mẹ tôi  - Nguyễn Bính - Thơ

18/12/2014 15:15
Lượt xem 12312
Tết đến mẹ tôi vất vả nhiều,
Mẹ tôi lo liệu đủ trăm điều.
Sân gạch tường hoa người quét lại,
Vẽ cung trừ quỷ, trồng cây nêu.

Hiển thị 951 - 960 tin trong 2164 kết quả