Thơ

Hồ Xuân Hương (1772 - 1822) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn  - Thơ

22/12/2014 10:46
Lượt xem 29555

nguồn : http://vi.wikipedia.org

xem thêm : tác phẩm

Hồ Xuân Hương (chữ Hán: 胡春香) là nhà thơ Nôm nổi tiếng cuối thế kỷ 18, đầu thể kỷ 19 (1772-1822). Bà đã để lại nhiều bài thơ độc đáo với phong cách thơ vừa thanh vừa tục và được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Hồ Xuân Hương được coi là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam.

Tiểu sử

Tiểu sử của Hồ Xuân Hương đến nay vẫn còn nhiều điểm gây tranh cãi; thậm chí có một vài ý kiến còn cho rằng những bài thơ được xem là của Hồ Xuân Hương hiện nay do nhiều người sáng tác, nghĩa là không có ai thực sự là Hồ Xuân Hương. Dựa vào một số tài liệu lưu truyền, những bài thơ được khẳng định là của Hồ Xuân Hương, các nhà nghiên cứu đã tạm thừa nhận một số kết luận bước đầu về tiểu sử của nữ sĩ:

  • Hồ Xuân Hương thuộc dòng dõi họ Hồ ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Đây là một dòng họ lớn có nhiều người đỗ đạt và làm quan nhưng đến đời Hồ Phi Diễn - thân sinh của bà - thì dòng họ này đã suy tàn.'
  • Năm sinh năm mất ,thân thế cuộc đời và thơ văn của bà đến nay vẫn còn sơ khai ....... Lai lịch của bà không biết rõ
  • Theo các nhà nghiên cứu đầu tiên về Hồ Xuân Hương như Nguyễn Hữu Tiến, Dương Quảng Hàm thì bà là con ông Hồ Phi Diễn (sinh 1704) ở làng Quỳnh Ðôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An (*). Ông thi đậu tú tài năm 24 tuổi dưới triều Lê Bảo Thái. Nhà nghèo không thể tiếp tục học, ông ra dạy học ở Hải Hưng, Hà Bắc, để kiếm sống. Tại đây ông đã lấy cô gái Bắc Ninh, họ Hà, làm vợ lẽ - Hồ Xuân Hương ra đời là kết quả của mối tình duyên đó.[1]
  • Bà sống vào thời kỳ cuối nhà Lê, đầu nhà Nguyễn, tức 1772-1822. Do đó bà có điều kiện tiếp thu ảnh hưởng của phong trào đấu tranh của quần chúng và chứng kiến tận mắt sự đổ nát của nhà nước phong kiến.
  • Bà xuất thân trong một gia đình phong kiến suy tàn, song hoàn cảnh cuộc sống đã giúp nữ sĩ có điều kiện sống gần gũi với quần chúng lao động nghèo, lăn lộn và tiếp xúc nhiều với những người phụ nữ bị áp bức trong xã hội.
  • Hồ Xuân Hương ít chịu ảnh hưởng của Nho giáo, vậy tại sao lại có chuyện "cổ nguyệt đình"?. Bà không dùng chữ nho cũng đâu thể cho rằng bà ít chịu ảnh hưởng của nho giáo, mà phải xem lại xã hội thời đó, bà là một nhà thơ nên cũng là một minh chứng cho xã hội thời đó về mặt nhân sinh quan cũng như về phương diện văn chương.
  • Bà là một phụ nữ thông minh, có học nhưng học hành cũng không được nhiều lắm, bà giao du rộng rãi với bạn bè nhất là đối với những bạn bè ở làng thơ văn, các nhà nho. Nữ sĩ còn là người từng đi du lãm nhiều danh lam thắng cảnh của đất nước.
  • Là một phụ nữ tài hoa có cá tính mạnh mẽ nhưng đời tư lại có nhiều bất hạnh. Hồ Xuân Hương lấy chồng muộn mà đến hai lần đi lấy chồng, hai lần đều làm lẽ, cả hai đều ngắn ngủi và không có hạnh phúc. (Nhưng theo tài liệu của GS Hoàng Xuân Hãn và ông Lê Xuân Giáo thì nữ sĩ có tới 3 đời chồng chứ không phải hai: Tổng Cóc, quan Tri phủ Vĩnh Tường, và cuối cùng là quan Tham hiệp trấn Yên Quảng Trần Phúc Hiển).

Tác phẩm

Các tác phẩm của bà đã bị mất nhiều, đến nay còn lưu truyền chủ yếu là những bài thơ chữ Nôm truyền miệng.

Năm 1962, ông Trần Văn Giáp đã công bố 5 bài thơ chữ Hán của Hồ Xuân Hương trên báo Văn nghệ viết về vịnh Hạ Long. Đến năm 1983, giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã dịch và đặt tên cho 5 bài thơ này (bao gồm: Độ Hoa Phong, Hải ốc trù, Nhãn phóng thanh, Trạo ca thanh, Thuỷ vân hương) và công bố trong bài Hồ Xuân Hương với vịnh Hạ Long, đăng trên tập san Khoa học xã hội, tại Paris vào năm 1984. Ngoài ra, Hồ xuân Hương còn viết bài "Bánh trôi nước" rất nổi tiếng.

Năm 1964, nhà nghiên cứu Trần Thanh Mại phát hiện một tập thơ nữa tên là Lưu hương ký 琉香記, theo những nghiên cứu đến nay nhiều người tán thành rằng những bài thơ trong đó là của Hồ Xuân Hương. Lưu hương ký là tập thơ có nội dung tình yêu gia đình, đất nước, nó không thể hiện rõ cá tính mạnh mẽ của Hồ Xuân Hương, cho nên, việc nghiên cứu giá trị thơ Hồ Xuân Hương chủ yếu được thực hiện trên những bài thơ Nôm truyền tụng của bà.

chú thích

Các tác phẩm khác

Nhớ Huế  - Trần Hữu Nghiễm - Thơ

21/12/2014 11:48
Lượt xem 35973
Hai mươi mấy mùa xuân ở Huế
Đều mong được một chuyến đi xa
Nay đi đến tận cùng Tổ quốc
Nghe xuân da diết nhớ quê nhà

Nhớ quê  - Trần Hữu Nghiễm - Thơ

21/12/2014 11:47
Lượt xem 24495
Làng tôi ở cuối sông Bồ
Dòng sông như một dòng thơ thâm trầm
Xa làng hơn hai mươi năm
Nhiều đêm trở gió âm thầm nhớ quê

Những hàng cây giã tỵ  - Trần Hữu Nghiễm - Thơ

21/12/2014 11:46
Lượt xem 58716
(Kính tặng anh Xuân Hữu)

Bỗng nhớ hàng cây giã tỵ
Chiều xưa mới lớn trong sân
Trường ơi thương sao tà áo
Người ơi thương không dám gần.

Nói hay là không nói  - Trần Hữu Nghiễm - Thơ

21/12/2014 11:45
Lượt xem 16929
Có nhiều khi lời nói
Chỉ làm thêm hiểu lầm
Có nhiều khi không nói
Càng làm sâu cách ngăn

Nốt nhạc trầm  - Trần Hữu Nghiễm - Thơ

21/12/2014 11:45
Lượt xem 32648
Người nghệ sĩ mù đi dưới mưa
Như thể không biết mình đang ướt
Câu ca bay phương nào ai biết
Mưa dầm dề trút xuống vô tâm

Phan Rí  - Trần Hữu Nghiễm - Thơ

21/12/2014 11:44
Lượt xem 32540
Tôi vẫn gửi hồn tôi về Phan Rí
Nơi O tôi sống đến cuối đời
O tôi đi từ thuở thiếu thời
Và ở lại làm người Phan Rí

Qua đèo  - Trần Hữu Nghiễm - Thơ

21/12/2014 11:43
Lượt xem 24409
Chập chùng núi tiếp núi
Trời khuya xe qua đèo
Bạn ơi đừng buồn nữa
Quê nhà đang vọng theo

Rồi sẽ quên  - Trần Hữu Nghiễm - Thơ

21/12/2014 11:43
Lượt xem 47798
Rồi sẽ quên, rồi sẽ quên
Câu thơ ngày ấy thương em cháy lòng
Rồi quên ngày đợi đêm mong
Nắng vương hương nhớ, mưa hồng bâng khuâng

Rừng xưa  - Trần Hữu Nghiễm - Thơ

21/12/2014 11:42
Lượt xem 39970
Vùng rừng rậm hoang vu
Lâu rồi người vắng bóng
Một buổi trưa im lặng
Thú rừng đi lang thang

Sớm khuya  - Trần Hữu Nghiễm - Thơ

21/12/2014 11:42
Lượt xem 34469
Một búp non vừa nhú
Trong buổi sớm mai hồng
Em thức dậy
Có nhớ thương ai không?

Hiển thị 101 - 110 tin trong 2164 kết quả