Thơ

Hoài Thanh (1909-1982) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn  - Thơ

22/12/2014 10:43
Lượt xem 17213

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Hoài Thanh (1909 - 1982) có tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên (ngoài ra ông còn sử dụng các bút danh khác như Văn Thiên, Le Nhà Quê), là một nhà phê bình văn học uyên bác và tinh tế, đã đóng góp công lớn về mặt phê bình, lý luận để khẳng định Thơ mới trong văn học Việt Nam thế kỉ 20. Tác phẩm bất hủ Thi nhân Việt Nam do ông và em trai (Nguyễn Đức Phiên - bút danh Hoài Chân) viết đã đưa tác giả lên vị trí cao, xứng tầm một nhà phê bình lớn của nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20.

Sinh ngày 15 tháng 7 năm 1909 [1] trong một gia đình nhà nho nghèo có tham gia phong trào Đông Du chống Pháp của Phan Bội Châu. Quê ông ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Bắt đầu học chữ Hán, chữ Quốc ngữ, hồi nhỏ ông là học sinh của trường Quốc học Vinh; rồi theo học trường Pháp Việt đến bậc trung học; tham gia phong trào yêu nước của học sinh của Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu. Trước 1945, ông tham gia viết văn, làm báo, dạy học và được coi là người đứng đầu trường phái phê bình văn học Nghệ thuật vị nghệ thuật. Năm 1927, Ông gia nhập Tân Việt Cách mạng Đảng. Năm 1930 đang học ở trường Bưởi (Hà Nội) thì bị bắt, bị kết án treo, bị trục xuất khỏi Bắc Kỳ và giải về quê. Năm 1931 vào Huế, làm công cho một nhà in, đi dạy học, đồng thời viết văn, viết báo.

Tham gia Tổng khởi nghĩa của Việt Minh cướp chính quyền ở Huế tháng 8 năm 1945. Sau 1945 ông lần lượt giữ những chức vụ: Chủ tịch Hội văn hóa cứu quốc, Huế (tháng 9 năm 1945); cán bộ giảng dạy tại Đại học Hà Nội (từ 1945 đến 1946); công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam (từ 1947 đến 1948); ủy viên Ban thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam(1950); Trưởng tiểu ban Văn nghệ Ban Tuyên huấn Trung ương (1950-1956); Vụ trưởng Vụ nghệ thuật và giảng dạy tại Khoa Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội (1958). Trong khoảng 10 năm 1958-1968 ông trở thành đại biểu Quốc hội khóa 2, làm Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam; tham gia Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa 1 và 2. Từ 1959-1969 ông giữ chức Phó viện trưởng Viện Văn học Việt Nam kiêm Thư ký tòa soạn Tạp chí Nghiên cứu văn học của Viện [2]. Từ 1969 đến 1975 ông giữ chức Chủ nhiệm tuần báo Văn nghệ. Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hoài Thanh mất ngày 14 tháng 3 năm 1982 tại Hà Nội.

Hoài Thanh (1909 - 1982) có tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên (ngoài ra ông còn sử dụng các bút danh khác như Văn Thiên, Le Nhà Quê), là một nhà phê bình văn học uyên bác và tinh tế, đã đóng góp công lớn về mặt phê bình, lý luận để khẳng định Thơ mới trong văn học Việt Nam thế kỉ 20. Tác phẩm bất hủ Thi nhân Việt Nam do ông và em trai (Nguyễn Đức Phiên - bút danh Hoài Chân) viết đã đưa tác giả lên vị trí cao, xứng tầm một nhà phê bình lớn của nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20.

Đánh giá về tác giả

  • Một nửa đời vị nghệ thuật:

Vị nghệ thuật một nửa đời
Nửa đời còn lại vị người cấp trên
"Thi nhân" còn một chút duyên
Chẳng cầm cho vững lại lèn cho đau...X.S - Thơ chân dung[1][3]

  • Phản ứng của tác giả :

Tay này nó biết mình mê Kiều nên nó dùng lối lẩy Kiều để vẽ chân dung thì khéo thật. Tuy vậy câu thứ hai nói oan và nói ác quá. Có không ít người nghĩ như thế về tôi.

Đánh giá của tác giả

" Một đời làm văn tôi chỉ tìm cái hay cái đẹp để bình. Đó là điều ham muốn của tôi. Vậy mà tôi đã vấp phải khối chuyện phiền: kẻ yêu, người ghét. Thậm chí tôi còn bị vu cáo, bị nói oan. Tôi biết vậy nhưng không thể sống khác, viết khác cái tạng của mình. Điều mà tôi có thể hoàn toàn yên tâm và tự hào trước lúc đi xa là tôi đã sống và viết hoàn toàn trung thực.

chú thích

Các tác phẩm khác

Yêu như …là chưa yêu  - Lưu Vĩnh Hạ - Thơ

17/12/2014 23:03
Lượt xem 15498
Em nhớ mãi ngày đầu tiên gặp gỡ
Anh khẽ chào làm loạn nhịp tim em
Ánh mắt anh sao tha thiết êm đềm
Nghe chớm nở li ti màu hoa nắng

Lòng ta mang một con thuyền về quê  - Lưu Vĩnh Hạ - Thơ

17/12/2014 22:55
Lượt xem 15955
Mưa đêm chợt đổ ngoài hiên
Giọt rơi xuống đất bóng in quê nhà
Nỗi nhớ như thể bay qua
Nghe trong tiềm thức chỉ ta gọi mình

Lời của mây và gió  - Lưu Vĩnh Hạ - Thơ

17/12/2014 22:55
Lượt xem 25591
Anh là gió
Còn em là hiện thân của vầng mây
Quấn quit bên nhau quên tháng rộng năm dài
Chỉ có đôi ta là tất cả

Hà Nội với những cơn mưa  - Lưu Vĩnh Hạ - Thơ

17/12/2014 22:54
Lượt xem 19453
Bây giờ Hà Nội ra saơ
Trời đang trưa nắng mưa đâu chợt về
Con đường với những bờ đê
Gió chiều lồng lộng tóc thề ôm lưng

Nỗi buồn sông núi  - Lưu Vĩnh Hạ - Thơ

17/12/2014 22:53
Lượt xem 14293
Chưa lần bước đến Hoàng Sa
Mà trong giấc ngủ như là chiêm bao
Biển xưa chìm khuất nơi nào
Lòng nghe sóng vỗ lao xao đi tìm

Vẫn chờ một mùa xuân  - Lưu Vĩnh Hạ - Thơ

17/12/2014 22:52
Lượt xem 20594
Bao năm qua anh đi chưa trở lại
Nơi quê nghèo em khắc khoải chờ mong
Nghe cô đơn len lén chiếm vào hồn
Lòng chợt nhớ xuân nào ta ly biệt

Tình mộng đêm xuân  - Lưu Vĩnh Hạ - Thơ

17/12/2014 22:52
Lượt xem 16624
Mùa xuân đến anh nhớ em nhiều lắm
Nhớ môi cười và ánh mắt long lanh
Nhớ một chiều em nói chuyện xa xăm
Anh không hiểu ne6n cứ hoài ngớ ngẩn

Đôi đũa lệch  - Lưu Vĩnh Hạ - Thơ

17/12/2014 22:50
Lượt xem 16412
Anh cũng biết
Mình như đôi đũa lệch
Một chiếc dài
Một chiếc ngắn thành đôi
Tạo hóa trêu hay duyên nợ do trời
Mà chiếc kia lại dựa vào chiếc nọ

Bóng dừa quê hương  - Lưu Vĩnh Hạ - Thơ

17/12/2014 22:49
Lượt xem 21382
Ngày xưa cắp sách đến trường
Quê hương là những con đường tuổi thơ
Con chuồng chuồng trái mù u
Hàng dừa nghiêng bóng đôi bờ sông quê

Chỉ là dĩ vãng  - Lưu Vĩnh Hạ - Thơ

17/12/2014 22:49
Lượt xem 20437
Mưa làm cho đất phôi pha
Hai ta hóa đá cũng là rong rêu
Mây hồng tuổi độ bao nhiêu
Có che được hết buổi chiều hoàng hôn

Hiển thị 1101 - 1110 tin trong 2151 kết quả