Thơ

Hoài Thanh (1909-1982) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn  - Thơ

22/12/2014 10:43
Lượt xem 17296

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Hoài Thanh (1909 - 1982) có tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên (ngoài ra ông còn sử dụng các bút danh khác như Văn Thiên, Le Nhà Quê), là một nhà phê bình văn học uyên bác và tinh tế, đã đóng góp công lớn về mặt phê bình, lý luận để khẳng định Thơ mới trong văn học Việt Nam thế kỉ 20. Tác phẩm bất hủ Thi nhân Việt Nam do ông và em trai (Nguyễn Đức Phiên - bút danh Hoài Chân) viết đã đưa tác giả lên vị trí cao, xứng tầm một nhà phê bình lớn của nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20.

Sinh ngày 15 tháng 7 năm 1909 [1] trong một gia đình nhà nho nghèo có tham gia phong trào Đông Du chống Pháp của Phan Bội Châu. Quê ông ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Bắt đầu học chữ Hán, chữ Quốc ngữ, hồi nhỏ ông là học sinh của trường Quốc học Vinh; rồi theo học trường Pháp Việt đến bậc trung học; tham gia phong trào yêu nước của học sinh của Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu. Trước 1945, ông tham gia viết văn, làm báo, dạy học và được coi là người đứng đầu trường phái phê bình văn học Nghệ thuật vị nghệ thuật. Năm 1927, Ông gia nhập Tân Việt Cách mạng Đảng. Năm 1930 đang học ở trường Bưởi (Hà Nội) thì bị bắt, bị kết án treo, bị trục xuất khỏi Bắc Kỳ và giải về quê. Năm 1931 vào Huế, làm công cho một nhà in, đi dạy học, đồng thời viết văn, viết báo.

Tham gia Tổng khởi nghĩa của Việt Minh cướp chính quyền ở Huế tháng 8 năm 1945. Sau 1945 ông lần lượt giữ những chức vụ: Chủ tịch Hội văn hóa cứu quốc, Huế (tháng 9 năm 1945); cán bộ giảng dạy tại Đại học Hà Nội (từ 1945 đến 1946); công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam (từ 1947 đến 1948); ủy viên Ban thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam(1950); Trưởng tiểu ban Văn nghệ Ban Tuyên huấn Trung ương (1950-1956); Vụ trưởng Vụ nghệ thuật và giảng dạy tại Khoa Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội (1958). Trong khoảng 10 năm 1958-1968 ông trở thành đại biểu Quốc hội khóa 2, làm Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam; tham gia Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa 1 và 2. Từ 1959-1969 ông giữ chức Phó viện trưởng Viện Văn học Việt Nam kiêm Thư ký tòa soạn Tạp chí Nghiên cứu văn học của Viện [2]. Từ 1969 đến 1975 ông giữ chức Chủ nhiệm tuần báo Văn nghệ. Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hoài Thanh mất ngày 14 tháng 3 năm 1982 tại Hà Nội.

Hoài Thanh (1909 - 1982) có tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên (ngoài ra ông còn sử dụng các bút danh khác như Văn Thiên, Le Nhà Quê), là một nhà phê bình văn học uyên bác và tinh tế, đã đóng góp công lớn về mặt phê bình, lý luận để khẳng định Thơ mới trong văn học Việt Nam thế kỉ 20. Tác phẩm bất hủ Thi nhân Việt Nam do ông và em trai (Nguyễn Đức Phiên - bút danh Hoài Chân) viết đã đưa tác giả lên vị trí cao, xứng tầm một nhà phê bình lớn của nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20.

Đánh giá về tác giả

  • Một nửa đời vị nghệ thuật:

Vị nghệ thuật một nửa đời
Nửa đời còn lại vị người cấp trên
"Thi nhân" còn một chút duyên
Chẳng cầm cho vững lại lèn cho đau...X.S - Thơ chân dung[1][3]

  • Phản ứng của tác giả :

Tay này nó biết mình mê Kiều nên nó dùng lối lẩy Kiều để vẽ chân dung thì khéo thật. Tuy vậy câu thứ hai nói oan và nói ác quá. Có không ít người nghĩ như thế về tôi.

Đánh giá của tác giả

" Một đời làm văn tôi chỉ tìm cái hay cái đẹp để bình. Đó là điều ham muốn của tôi. Vậy mà tôi đã vấp phải khối chuyện phiền: kẻ yêu, người ghét. Thậm chí tôi còn bị vu cáo, bị nói oan. Tôi biết vậy nhưng không thể sống khác, viết khác cái tạng của mình. Điều mà tôi có thể hoàn toàn yên tâm và tự hào trước lúc đi xa là tôi đã sống và viết hoàn toàn trung thực.

chú thích

Các tác phẩm khác

Đa tình  - Xuân Diệu - Thơ

17/12/2014 11:04
Lượt xem 28459
Nghìn buổi sáng, bình minh se chỉ thắm
Đem lòng tôi ràng rịt với xuân tươi
Thuở xưa kia là con của mặt trời
Tôi có lửa ở trong mình nắng đọng

Tình yêu san sẻ  - Xuân Diệu - Thơ

17/12/2014 11:03
Lượt xem 17614
Là hoa, là nụ, hay là cành?
Là cả mùa xuân em tặng anh
Ôi những lá sương ôm lóng lánh
Tay em đưa đến những ngày xanh

Viễn khách  - Xuân Diệu - Thơ

17/12/2014 11:01
Lượt xem 22019
Tặng Nguyễn Nhược Pháp

Đương lúc hoàng hôn xuống,
Là giờ viễn khách đi.
Nước đượm màu ly biệt,
Trời vương hương biệt ly!

Hy mã lạp sơn  - Xuân Diệu - Thơ

17/12/2014 10:42
Lượt xem 16791
Nghìn thế kỷ đã theo nghìn thế kỷ,
Ta đứng đây nhìn thấy triệu mặt trời
Tắt và nhen và phân phát cho đời
Những thời tiết tái tê hay ấm áp

Lưu học sinh  - Xuân Diệu - Thơ

17/12/2014 10:26
Lượt xem 25001
Một tiếng cò qua trong gió mau
Đưa hồn nhớ cảnh đã phai màu
Từ năm giống ái vừa gieo hạt
Cho đến bây giờ mộng chín sau.

Kỷ niệm  - Xuân Diệu - Thơ

17/12/2014 10:24
Lượt xem 17240
Ôi ngắn ngủi là những giờ họp mặt!
Ôi vội vàng là những phút trao yêu!
Vừa nắng mai sao đã đến sương chiều?
Em hờ hững, để cho lòng anh lạnh.

Gặp gỡ  - Xuân Diệu - Thơ

17/12/2014 10:23
Lượt xem 16826
Buổi chiều hôm ấy đáng muôn hôn,
Hôn gió hôn mây với cả hồn
Hôn cái khúc đường, hôn cả bóng
Hàng cây xanh biếc dưới hoàng hôn.

Xuân không mùa  - Xuân Diệu - Thơ

17/12/2014 10:23
Lượt xem 24411
Một ít nắng, vài ba sương mỏng thắm,
Mấy cành xanh, năm bảy sắc yêu yêu.
Thế là xuân. Tôi không hỏi chi nhiều.
Xuân đã sẵn trong lòng tôi lai láng.

Yêu mến  - Xuân Diệu - Thơ

17/12/2014 10:22
Lượt xem 23398
Bao nhiêu sầu, ôi sầu biết bao nhiêu,
Khi yêu tình, khi theo mãi tình yêu!
Một phút gặp thôi là muôn buổi nhớ,
Vài giây trông khơi mối vạn ngày theo.

Xuân đầu  - Xuân Diệu - Thơ

17/12/2014 10:20
Lượt xem 21049
Tặng Hồ Cũ

Trời xanh thế ! hàng cây thơ biết mấy!
Vườn non sao ! đường cỏ mộng bao nhiêu,
Khi Phạm Thái gặp Quỳnh Như thuở ấy,
Khi chàng Kim vừa được thấy nàng Kiều.

Hiển thị 1471 - 1480 tin trong 2151 kết quả