Thơ

Hoài Thanh (1909-1982) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn  - Thơ

22/12/2014 10:43
Lượt xem 17101

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Hoài Thanh (1909 - 1982) có tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên (ngoài ra ông còn sử dụng các bút danh khác như Văn Thiên, Le Nhà Quê), là một nhà phê bình văn học uyên bác và tinh tế, đã đóng góp công lớn về mặt phê bình, lý luận để khẳng định Thơ mới trong văn học Việt Nam thế kỉ 20. Tác phẩm bất hủ Thi nhân Việt Nam do ông và em trai (Nguyễn Đức Phiên - bút danh Hoài Chân) viết đã đưa tác giả lên vị trí cao, xứng tầm một nhà phê bình lớn của nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20.

Sinh ngày 15 tháng 7 năm 1909 [1] trong một gia đình nhà nho nghèo có tham gia phong trào Đông Du chống Pháp của Phan Bội Châu. Quê ông ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Bắt đầu học chữ Hán, chữ Quốc ngữ, hồi nhỏ ông là học sinh của trường Quốc học Vinh; rồi theo học trường Pháp Việt đến bậc trung học; tham gia phong trào yêu nước của học sinh của Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu. Trước 1945, ông tham gia viết văn, làm báo, dạy học và được coi là người đứng đầu trường phái phê bình văn học Nghệ thuật vị nghệ thuật. Năm 1927, Ông gia nhập Tân Việt Cách mạng Đảng. Năm 1930 đang học ở trường Bưởi (Hà Nội) thì bị bắt, bị kết án treo, bị trục xuất khỏi Bắc Kỳ và giải về quê. Năm 1931 vào Huế, làm công cho một nhà in, đi dạy học, đồng thời viết văn, viết báo.

Tham gia Tổng khởi nghĩa của Việt Minh cướp chính quyền ở Huế tháng 8 năm 1945. Sau 1945 ông lần lượt giữ những chức vụ: Chủ tịch Hội văn hóa cứu quốc, Huế (tháng 9 năm 1945); cán bộ giảng dạy tại Đại học Hà Nội (từ 1945 đến 1946); công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam (từ 1947 đến 1948); ủy viên Ban thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam(1950); Trưởng tiểu ban Văn nghệ Ban Tuyên huấn Trung ương (1950-1956); Vụ trưởng Vụ nghệ thuật và giảng dạy tại Khoa Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội (1958). Trong khoảng 10 năm 1958-1968 ông trở thành đại biểu Quốc hội khóa 2, làm Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam; tham gia Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa 1 và 2. Từ 1959-1969 ông giữ chức Phó viện trưởng Viện Văn học Việt Nam kiêm Thư ký tòa soạn Tạp chí Nghiên cứu văn học của Viện [2]. Từ 1969 đến 1975 ông giữ chức Chủ nhiệm tuần báo Văn nghệ. Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hoài Thanh mất ngày 14 tháng 3 năm 1982 tại Hà Nội.

Hoài Thanh (1909 - 1982) có tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên (ngoài ra ông còn sử dụng các bút danh khác như Văn Thiên, Le Nhà Quê), là một nhà phê bình văn học uyên bác và tinh tế, đã đóng góp công lớn về mặt phê bình, lý luận để khẳng định Thơ mới trong văn học Việt Nam thế kỉ 20. Tác phẩm bất hủ Thi nhân Việt Nam do ông và em trai (Nguyễn Đức Phiên - bút danh Hoài Chân) viết đã đưa tác giả lên vị trí cao, xứng tầm một nhà phê bình lớn của nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20.

Đánh giá về tác giả

  • Một nửa đời vị nghệ thuật:

Vị nghệ thuật một nửa đời
Nửa đời còn lại vị người cấp trên
"Thi nhân" còn một chút duyên
Chẳng cầm cho vững lại lèn cho đau...X.S - Thơ chân dung[1][3]

  • Phản ứng của tác giả :

Tay này nó biết mình mê Kiều nên nó dùng lối lẩy Kiều để vẽ chân dung thì khéo thật. Tuy vậy câu thứ hai nói oan và nói ác quá. Có không ít người nghĩ như thế về tôi.

Đánh giá của tác giả

" Một đời làm văn tôi chỉ tìm cái hay cái đẹp để bình. Đó là điều ham muốn của tôi. Vậy mà tôi đã vấp phải khối chuyện phiền: kẻ yêu, người ghét. Thậm chí tôi còn bị vu cáo, bị nói oan. Tôi biết vậy nhưng không thể sống khác, viết khác cái tạng của mình. Điều mà tôi có thể hoàn toàn yên tâm và tự hào trước lúc đi xa là tôi đã sống và viết hoàn toàn trung thực.

chú thích

Các tác phẩm khác

Có một bài thơ không bươm bướm  - Đỗ Trung Quân - Thơ

20/12/2014 10:36
Lượt xem 20102
Không thể nói khác hơn rằng hôm nay - buổi sáng rất buồn.
Anh mất nửa giờ ở ngã tư quen thuộc,
chỉ vì một gã đụng người rồi bỏ chạy luôn ...
Gã đụng người chạy luôn còn anh đứng lại

Có một chiều tháng năm  - Đỗ Trung Quân - Thơ

20/12/2014 10:36
Lượt xem 24602
"Thầy còn nhớ con không...?"
Tôi giật mình nhận ra người đàn ông áo quần nhếch nhác
Người đàn ông gầy gò ngồi sau tủ thuốc ven đường.
"Thầy còn nhớ con không...?"

Có một ngày trong ngăn sách cũ  - Đỗ Trung Quân - Thơ

20/12/2014 10:35
Lượt xem 19730
có một chiều như thế trong đời
trên vai tôi nàng khóc
có một chiều mưa của khắp thế gian
lặng trong một giọt nước mắt

Đọc lại shakespeare  - Đỗ Trung Quân - Thơ

20/12/2014 10:34
Lượt xem 16815
Cả thế giới đều biết
Cuối cùng thì chàng đã chết
Cái chết không làm chàng run sợ
Chẳng có gì quật ngã nổi chàng

Hoa ngọc của T.ngy  - Đỗ Trung Quân - Thơ

20/12/2014 10:34
Lượt xem 19626
vườn đã hoang rồi hoa trắng ạ
anh đã quên như chưa nhớ bao giờ
hai đứa trẻ ngày xưa đã chết
còn lại một người râu tóc lơ phơ

Hoa và đất  - Đỗ Trung Quân - Thơ

20/12/2014 10:33
Lượt xem 18528
Khi con ra đời
Cha gọi con là nụ hoa
Cha gọi con là ngọn gió
Cha gọi con là mặt trời
Cha gọi con bằng tất cả
Những từ ngữ đẹp nhất trên đời.

Huệ  - Đỗ Trung Quân - Thơ

20/12/2014 10:32
Lượt xem 40750
mãi đến mười năm anh mới nhận ra mình đã mất
ngôi nhà có khung cửa tối
và ngã tư mưa bay mù trời những chiều về muộn
em ướt như con chim sẻ lông xù

Huế 1998  - Đỗ Trung Quân - Thơ

20/12/2014 10:31
Lượt xem 26097
chỗ nào cho bình yên
thôi ta ngồi với cỏ
ghế đời chông chênh quá
chỗ nào cho bình yên?

Không đề  - Đỗ Trung Quân - Thơ

20/12/2014 10:29
Lượt xem 17061
tôi là con chim nhỏ
một hôm đến giữa cuộc đời
hót chơi dăm ba tiếng

Không đề 5  - Đỗ Trung Quân - Thơ

20/12/2014 10:29
Lượt xem 13019
Tôi không có bi kịch
Cho đến một ngày
Tôi tẩy xoá những tì vết
Tôi có một cuộc đời trắng

Hiển thị 501 - 510 tin trong 2151 kết quả