Thơ

Hoài Thanh (1909-1982) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn  - Thơ

22/12/2014 10:43
Lượt xem 17288

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Hoài Thanh (1909 - 1982) có tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên (ngoài ra ông còn sử dụng các bút danh khác như Văn Thiên, Le Nhà Quê), là một nhà phê bình văn học uyên bác và tinh tế, đã đóng góp công lớn về mặt phê bình, lý luận để khẳng định Thơ mới trong văn học Việt Nam thế kỉ 20. Tác phẩm bất hủ Thi nhân Việt Nam do ông và em trai (Nguyễn Đức Phiên - bút danh Hoài Chân) viết đã đưa tác giả lên vị trí cao, xứng tầm một nhà phê bình lớn của nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20.

Sinh ngày 15 tháng 7 năm 1909 [1] trong một gia đình nhà nho nghèo có tham gia phong trào Đông Du chống Pháp của Phan Bội Châu. Quê ông ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Bắt đầu học chữ Hán, chữ Quốc ngữ, hồi nhỏ ông là học sinh của trường Quốc học Vinh; rồi theo học trường Pháp Việt đến bậc trung học; tham gia phong trào yêu nước của học sinh của Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu. Trước 1945, ông tham gia viết văn, làm báo, dạy học và được coi là người đứng đầu trường phái phê bình văn học Nghệ thuật vị nghệ thuật. Năm 1927, Ông gia nhập Tân Việt Cách mạng Đảng. Năm 1930 đang học ở trường Bưởi (Hà Nội) thì bị bắt, bị kết án treo, bị trục xuất khỏi Bắc Kỳ và giải về quê. Năm 1931 vào Huế, làm công cho một nhà in, đi dạy học, đồng thời viết văn, viết báo.

Tham gia Tổng khởi nghĩa của Việt Minh cướp chính quyền ở Huế tháng 8 năm 1945. Sau 1945 ông lần lượt giữ những chức vụ: Chủ tịch Hội văn hóa cứu quốc, Huế (tháng 9 năm 1945); cán bộ giảng dạy tại Đại học Hà Nội (từ 1945 đến 1946); công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam (từ 1947 đến 1948); ủy viên Ban thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam(1950); Trưởng tiểu ban Văn nghệ Ban Tuyên huấn Trung ương (1950-1956); Vụ trưởng Vụ nghệ thuật và giảng dạy tại Khoa Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội (1958). Trong khoảng 10 năm 1958-1968 ông trở thành đại biểu Quốc hội khóa 2, làm Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam; tham gia Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa 1 và 2. Từ 1959-1969 ông giữ chức Phó viện trưởng Viện Văn học Việt Nam kiêm Thư ký tòa soạn Tạp chí Nghiên cứu văn học của Viện [2]. Từ 1969 đến 1975 ông giữ chức Chủ nhiệm tuần báo Văn nghệ. Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hoài Thanh mất ngày 14 tháng 3 năm 1982 tại Hà Nội.

Hoài Thanh (1909 - 1982) có tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên (ngoài ra ông còn sử dụng các bút danh khác như Văn Thiên, Le Nhà Quê), là một nhà phê bình văn học uyên bác và tinh tế, đã đóng góp công lớn về mặt phê bình, lý luận để khẳng định Thơ mới trong văn học Việt Nam thế kỉ 20. Tác phẩm bất hủ Thi nhân Việt Nam do ông và em trai (Nguyễn Đức Phiên - bút danh Hoài Chân) viết đã đưa tác giả lên vị trí cao, xứng tầm một nhà phê bình lớn của nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20.

Đánh giá về tác giả

  • Một nửa đời vị nghệ thuật:

Vị nghệ thuật một nửa đời
Nửa đời còn lại vị người cấp trên
"Thi nhân" còn một chút duyên
Chẳng cầm cho vững lại lèn cho đau...X.S - Thơ chân dung[1][3]

  • Phản ứng của tác giả :

Tay này nó biết mình mê Kiều nên nó dùng lối lẩy Kiều để vẽ chân dung thì khéo thật. Tuy vậy câu thứ hai nói oan và nói ác quá. Có không ít người nghĩ như thế về tôi.

Đánh giá của tác giả

" Một đời làm văn tôi chỉ tìm cái hay cái đẹp để bình. Đó là điều ham muốn của tôi. Vậy mà tôi đã vấp phải khối chuyện phiền: kẻ yêu, người ghét. Thậm chí tôi còn bị vu cáo, bị nói oan. Tôi biết vậy nhưng không thể sống khác, viết khác cái tạng của mình. Điều mà tôi có thể hoàn toàn yên tâm và tự hào trước lúc đi xa là tôi đã sống và viết hoàn toàn trung thực.

chú thích

Các tác phẩm khác

Xuân lạc xứ  - Lưu Vĩnh Hạ - Thơ

17/12/2014 22:18
Lượt xem 18176
Đêm ba mươi tết tôi với tôi
Nhìn cành mai giả nhớ xa xôi
Bó gối trong căn phòng hiu quạnh
Ngoài sân tuyết phủ trắng màu rơi

Vườn cô liêu  - Lưu Vĩnh Hạ - Thơ

17/12/2014 22:17
Lượt xem 33354
Từ khi xa vắng bóng em
Vườn xưa trở lại buồn thêm nhớ nhiều
Xác xơ với những tiêu điều
Nghiêng nghiêng ngọn cỏ đìu hiu gió chiều

Nhớ quê  - Lưu Vĩnh Hạ - Thơ

17/12/2014 22:17
Lượt xem 31817
Xa nhà nhớ giậu mồng tơi
Nhớ giàn bông bí nhớ người tôi yêu
Vi vu những tiếng sáo diều
Thèm nghe người ấy thẹn kêu tên mình

Tình đời  - Lưu Vĩnh Hạ - Thơ

17/12/2014 22:16
Lượt xem 22182
Khi không nghoảnh mặt em làm ngơ
Anh tội tình chi sao hửng hờ
Hay là em đã quen người khác
Nên mới lạnh lùng và thờ ơ

Nụ hôn chiếc lá  - Lưu Vĩnh Hạ - Thơ

17/12/2014 22:15
Lượt xem 14200
Ngày xưa mới tập làm thơ
Bầu trời có lắm giấc mơ học trò
Bước chân giẫm lá vàng khô
Cỏ tranh lụa đẹp mọc vô sân trường

Tiếng mưa đêm  - Lưu Vĩnh Hạ - Thơ

17/12/2014 22:14
Lượt xem 24453
Những hạt mưa rơi xuống
Trắng cả một trời thơ
Nhìn mưa anh lại nhớ
Thuở tình còn ban sơ

Lý nhãn lồng  - Lưu Vĩnh Hạ - Thơ

17/12/2014 22:14
Lượt xem 29953
Tôi chưa ăn trái nhãn lồng
Em không tìm được giậu mồng tơi xưa
Ai người gánh nắng cùng mưa
Lạc con bướm trắng chiều lưa thưa buồn

Đôi mắt người xưa  - Lưu Vĩnh Hạ - Thơ

17/12/2014 22:13
Lượt xem 11937
Em buồn đứng cuối sân ga
Nhìn theo chiếc bóng tàu xa xa dần
Đôi con mắt ướt long lanh
Phải chăng là của một lần tiễn đưa

Tiếng tắc kè gọi bậu  - Lưu Vĩnh Hạ - Thơ

17/12/2014 22:12
Lượt xem 13640
Bậu đi rồi bao giờ bậu trở lại
Bờ ao xưa vẫn canh cánh mong chờ
Con tắc kè tặc lưỡi cứ ngẩn ngơ
Trên cây khế như buông lời than trách

Lạc bước  - Lưu Vĩnh Hạ - Thơ

17/12/2014 22:11
Lượt xem 24051
Xin đừng nhớ núi và sông
Vì bao giờ đã chạnh lòng nước non
Làm sao đi nhặt ánh hồng
Mặt trời nào có mà trông nắng về

Hiển thị 1131 - 1140 tin trong 2151 kết quả