Thơ

Hoàng Cầm (1922-2010) - Tiểu sử và sự nghiệp  - goldonline.vn  - Thơ

06/01/2015 20:41
Lượt xem 25361

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tằng Việt, (sinh 22 tháng 2 năm 1922, tại xã Phúc Tằng, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang – mất 6 tháng 5 năm 2010 tại Hà Nội), là một nhà thơ Việt Nam.

Tiểu sử

Quê gốc của Hoàng Cầm ở xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Ông xuất thân trong gia đình nhà nho lâu đời. Thân sinh ông thi không đỗ, về dạy chữ Hán và làm thuốc bắc ở Bắc Giang. Tên ông được đặt ghép từ địa danh quê hương: Phúc Tằng và Việt Yên. Thuở nhỏ, ông học tiểu học, trung học đều ở Bắc Giang và Bắc Ninh; đến năm 1938, ra Hà Nội học trường Thăng Long. Năm 1940, ông đỗ tú tài toàn phần và bước vào nghề văn, dịch sách cho Tân dân xã của Vũ Đình Long. Từ đó, ông lấy bút danh là tên một vị thuốc đắng trong thuốc bắc: Hoàng Cầm.

Năm 1944, do Thế chiến thứ hai xảy ra quyết liệt, ông đưa gia đình về lại quê gốc ở Thuận Thành. Cũng tại nơi này, ông bắt đầu tham gia hoạt động Thanh niên Cứu quốc của Việt Minh. Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông về Hà Nội, thành lập đoàn kịch Đông Phương. Khi Chiến tranh Đông Dương bùng nổ, ông theo đoàn kịch rút ra khỏi Hà Nội, biểu diễn lưu động ở vùng Bắc Ninh, Bắc Giang, Sơn Tây, Thái Bình một thời gian rồi giải thể.

Tháng 8 năm 1947, ông tham gia Vệ quốc quân ở chiến khu 12. Cuối năm đó, ông thành lập đội Tuyên truyền văn nghệ, đội văn công quân đội đầu tiên. Năm 1952, ông được cử làm Trưởng đoàn văn công Tổng cục Chính trị, hoạt động biểu diễn cho quân dân vùng tự do và phục vụ các chiến dịch.

Tháng 10 năm 1954, đoàn văn công về Hà Nội. Đầu năm 1955, do đoàn văn công mở rộng thêm nhiều bộ môn, Hoàng Cầm được giao nhiệm vụ trưởng đoàn kịch nói. Cuối năm 1955, ông về công tác ở Hội Văn nghệ Việt Nam, làm công tác xuất bản. Tháng 4 năm 1957, ông tham gia thành lập Hội Nhà văn Việt Nam, và được bầu vào Ban chấp hành. Tuy nhiên, không lâu sau, do vụ án "Nhân Văn Giai Phẩm", ông phải rút khỏi Hội nhà văn vào năm 1958 và về hưu non năm 1970 lúc 48 tuổi.

Ông nổi tiếng với vở kịch thơ Hận Nam Quan, Kiều Loan và các bài thơ Lá diêu bông, Bên kia sông Đuống. Bài thơ Bên kia sông Đuống được chọn vào giảng dạy trong giáo trình trung học phổ thông.

Ngoài bút danh Hoàng Cầm ông còn có các bút danh: Bằng Việt, Lê Thái, Lê Kỳ Anh, Bằng Phi.[1]

Đầu năm 2007, ông được nhà nước Việt Nam tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật do Chủ tịch nước ký quyết định tặng riêng.[2]

Thời gian cuối đời ông sống tại Hà Nội và ông đã mất vào ngày 6 tháng 5 năm 2010 vì bệnh nặng.

Tác phẩm

  • Hận ngày xanh (phóng tác theo Lamartine 1940);
  • Bông sen trắng (phóng tác theo Andersen 1940);
  • Cây đèn thần (phóng tác theo Nghìn lẻ một đêm, 1941);
  • Thoi mộng (truyện vừa, 1941);
  • Tỉnh giấc mơ vua (phóng tác theo Nghìn lẻ một đêm, 1942);
  • Hận Nam Quan (kịch thơ, 1944, 1942);
  • Bốn truyện ngắn (đăng Tiểu thuyết thứ Bảy từ 1939 đến 1943);
  • Kiều Loan (kịch thơ, 1945)
  • Ông cụ Liên (kịch nói, 1952);
  • Đêm Lào Cai (kịch nói 3 hồi, 1957);
  • Tiếng hát quan họ (trường ca, in chung trong tập Cửa Biển, 1956);
  • Những niềm tin (thơ dịch của Bonalan Kanfa - Algérie, 1965);
  • Men đá vàng (truyện thơ, viết 1973, nxb Trẻ, 1989)
  • Trương Chi (kịch thơ, xuất bản năm 1993)
  • Tương lai (kịch thơ, 1995);
  • Bên kia sông Đuống (tập thơ chọn lọc, 1993) - Giải thưởng Nhà nước 2007
  • Lá diêu bông (tập thơ chọn lọc, 1993) - Giải thưởng Nhà nước 2007
  • Về Kinh Bắc (tập thơ, 1994);
  • 99 tình khúc (tập thơ tình, 1955) - Giải thưởng Nhà nước 2007

chú thích

Các tác phẩm khác

Đi hát mất ô  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

21/12/2014 09:45
Lượt xem 26902
Đêm qua anh đến chơi đây
Giày chân anh dận, ô tay anh cầm.
Rạng ngày sang trống canh năm
Anh dậy, em hãy còn nằm trơ trơ.

Đi thi  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

21/12/2014 09:45
Lượt xem 33820
Tấp tễnh người đi tớ cũng đi,
Cũng lều cũng chõng cũng vào thi.
Tiễn chân, Cô mất hai đồng chẵn,
Sờ bụng, thầy không một chữ gì !

Đi thi nói ngông  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

21/12/2014 09:44
Lượt xem 17637
Ông trông lên bảng thấy tên ông
Ông tớp rượu vào ông nói ngông
Trên bảng năm ba thầy cử đội (1)
Bốn kỳ, mười bảy cái ưu thông (2)

Đổi thi  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

21/12/2014 09:43
Lượt xem 15915
Nghe nói khoa này sắp đổi thi
Các thầy đồ cố đỗ mau đi !
Dẫu không bia đá còn bia miệng
Vứt bút lông đi, giắt bút chì.

Đùa bạn ở tù  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

21/12/2014 06:27
Lượt xem 34872
Cái cách phong lưu, lọ phải cầu !
Bỗng đâu gặp những chuyện đâu đâu,
Một ngày hai bữa cơm kề cửa,
Nửa bước ra đi, lính phải hầu.

Đùa ông Hàn  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

21/12/2014 06:26
Lượt xem 23858
Hàn lâm tu soạn kém gì ai ?
Ðủ cả vung nồi, cả cóng chai
Ví phỏng quyển thi ông được chấm
Ðù cha, đù mẹ đứa riêng ai …

Gái buôn  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

21/12/2014 06:26
Lượt xem 32007
Nước buôn như chị mới ăn người
Chị thấy ai đâu chị cũng cười
Chiều khách quá hơn nhà thổ ế
Ðắt hàng như thể mớ tôm tươi

Gái góa nhà giàu  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

21/12/2014 06:25
Lượt xem 11285
Ta thấy người ta vẫn bảo rằng:
Bảo rằng thằng Cuội ở cung trăng
Cõi đời cũng lắm nơi thanh quý
Chị Nguyệt dung chi đứa tục tằn

Gần tết than việc nhà (1)  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

21/12/2014 06:24
Lượt xem 12468
Bố ở một nơi con một nơi,
Bấm tay tháng nữa hết năm rồi
Văn chương ngoại hạng quan không chấm (2)
Nhà cửa giao canh nợ phải bồi (3)

Giễu người thi đỗ  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

21/12/2014 06:23
Lượt xem 17986
Một đàn thằng hỏng đứng mà trông,
Nó đỗ khoa này có sướng không !
Trên ghế, bà đầm ngoi đít vịt,
Dưới sân, Ông cử ngẩng đầu rồng.

Hiển thị 221 - 230 tin trong 2208 kết quả