Thơ

Hoàng Cầm (1922-2010) - Tiểu sử và sự nghiệp  - goldonline.vn  - Thơ

06/01/2015 20:41
Lượt xem 25425

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tằng Việt, (sinh 22 tháng 2 năm 1922, tại xã Phúc Tằng, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang – mất 6 tháng 5 năm 2010 tại Hà Nội), là một nhà thơ Việt Nam.

Tiểu sử

Quê gốc của Hoàng Cầm ở xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Ông xuất thân trong gia đình nhà nho lâu đời. Thân sinh ông thi không đỗ, về dạy chữ Hán và làm thuốc bắc ở Bắc Giang. Tên ông được đặt ghép từ địa danh quê hương: Phúc Tằng và Việt Yên. Thuở nhỏ, ông học tiểu học, trung học đều ở Bắc Giang và Bắc Ninh; đến năm 1938, ra Hà Nội học trường Thăng Long. Năm 1940, ông đỗ tú tài toàn phần và bước vào nghề văn, dịch sách cho Tân dân xã của Vũ Đình Long. Từ đó, ông lấy bút danh là tên một vị thuốc đắng trong thuốc bắc: Hoàng Cầm.

Năm 1944, do Thế chiến thứ hai xảy ra quyết liệt, ông đưa gia đình về lại quê gốc ở Thuận Thành. Cũng tại nơi này, ông bắt đầu tham gia hoạt động Thanh niên Cứu quốc của Việt Minh. Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông về Hà Nội, thành lập đoàn kịch Đông Phương. Khi Chiến tranh Đông Dương bùng nổ, ông theo đoàn kịch rút ra khỏi Hà Nội, biểu diễn lưu động ở vùng Bắc Ninh, Bắc Giang, Sơn Tây, Thái Bình một thời gian rồi giải thể.

Tháng 8 năm 1947, ông tham gia Vệ quốc quân ở chiến khu 12. Cuối năm đó, ông thành lập đội Tuyên truyền văn nghệ, đội văn công quân đội đầu tiên. Năm 1952, ông được cử làm Trưởng đoàn văn công Tổng cục Chính trị, hoạt động biểu diễn cho quân dân vùng tự do và phục vụ các chiến dịch.

Tháng 10 năm 1954, đoàn văn công về Hà Nội. Đầu năm 1955, do đoàn văn công mở rộng thêm nhiều bộ môn, Hoàng Cầm được giao nhiệm vụ trưởng đoàn kịch nói. Cuối năm 1955, ông về công tác ở Hội Văn nghệ Việt Nam, làm công tác xuất bản. Tháng 4 năm 1957, ông tham gia thành lập Hội Nhà văn Việt Nam, và được bầu vào Ban chấp hành. Tuy nhiên, không lâu sau, do vụ án "Nhân Văn Giai Phẩm", ông phải rút khỏi Hội nhà văn vào năm 1958 và về hưu non năm 1970 lúc 48 tuổi.

Ông nổi tiếng với vở kịch thơ Hận Nam Quan, Kiều Loan và các bài thơ Lá diêu bông, Bên kia sông Đuống. Bài thơ Bên kia sông Đuống được chọn vào giảng dạy trong giáo trình trung học phổ thông.

Ngoài bút danh Hoàng Cầm ông còn có các bút danh: Bằng Việt, Lê Thái, Lê Kỳ Anh, Bằng Phi.[1]

Đầu năm 2007, ông được nhà nước Việt Nam tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật do Chủ tịch nước ký quyết định tặng riêng.[2]

Thời gian cuối đời ông sống tại Hà Nội và ông đã mất vào ngày 6 tháng 5 năm 2010 vì bệnh nặng.

Tác phẩm

  • Hận ngày xanh (phóng tác theo Lamartine 1940);
  • Bông sen trắng (phóng tác theo Andersen 1940);
  • Cây đèn thần (phóng tác theo Nghìn lẻ một đêm, 1941);
  • Thoi mộng (truyện vừa, 1941);
  • Tỉnh giấc mơ vua (phóng tác theo Nghìn lẻ một đêm, 1942);
  • Hận Nam Quan (kịch thơ, 1944, 1942);
  • Bốn truyện ngắn (đăng Tiểu thuyết thứ Bảy từ 1939 đến 1943);
  • Kiều Loan (kịch thơ, 1945)
  • Ông cụ Liên (kịch nói, 1952);
  • Đêm Lào Cai (kịch nói 3 hồi, 1957);
  • Tiếng hát quan họ (trường ca, in chung trong tập Cửa Biển, 1956);
  • Những niềm tin (thơ dịch của Bonalan Kanfa - Algérie, 1965);
  • Men đá vàng (truyện thơ, viết 1973, nxb Trẻ, 1989)
  • Trương Chi (kịch thơ, xuất bản năm 1993)
  • Tương lai (kịch thơ, 1995);
  • Bên kia sông Đuống (tập thơ chọn lọc, 1993) - Giải thưởng Nhà nước 2007
  • Lá diêu bông (tập thơ chọn lọc, 1993) - Giải thưởng Nhà nước 2007
  • Về Kinh Bắc (tập thơ, 1994);
  • 99 tình khúc (tập thơ tình, 1955) - Giải thưởng Nhà nước 2007

chú thích

Các tác phẩm khác

Chén rượu một thời nay đổ xuống  - Đỗ Trung Quân - Thơ

20/12/2014 10:42
Lượt xem 13289
Vậy là chúng ta phân đôi chiến tuyến
Tao thấy gáy mày đang ló đôi sam
Tao học sử để học người yêu nước
Để nhớ đời Trần Ích Tắc - Việt gian

Chiều đại nội  - Đỗ Trung Quân - Thơ

20/12/2014 10:41
Lượt xem 18795
Dấu thời gian tịch liêu
Ngựa xe nào khuất nẻo
Thành xưa loang bóng chiều
Hồn ai trong lá rụng

Chút tình đầu  - Đỗ Trung Quân - Thơ

20/12/2014 10:40
Lượt xem 27878
Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng
Em chở mùa hè của tôi đi đâu ?
Chùm phượng vỹ em cầm là tuổi tôi mười tám
Thuở chẳng ai hay thầm lặng - mối tình đầu

Chuyện kể của một gã lang thang  - Đỗ Trung Quân - Thơ

20/12/2014 10:40
Lượt xem 15938
đấy là một ngày nào đó của một năm nào đó
người đàn ông trờ thành kẻ không nhà
tự nguyện
dù hắn có cửa nhà

Chuyện ngày thường  - Đỗ Trung Quân - Thơ

20/12/2014 10:38
Lượt xem 14426
Những ngày ốm trong căn phòng hẹp
Anh mơ những chiều vàng
Hoa dầu thả cơn mưa chong chóng
Con đường dài áo lụa thênh thang...

Cỏ hoa cần gặp  - Đỗ Trung Quân - Thơ

20/12/2014 10:38
Lượt xem 18069
Có thể chấm dứt được rổi những nụ cười giễu cợt
Rằng những ai nói về cỏ hoa là những kẻ
không chạm hai chân trên mặt đất này
Anh vẫn đến thăm em bằng bước chân có thật

Cỏ hồng  - Đỗ Trung Quân - Thơ

20/12/2014 10:37
Lượt xem 27130
Ta đi qua thời cỏ hồng
Cỏ đã héo đồi xanh đã úa
Dấu chân cũ lẫn nơi nào trong cỏ
Khi ta về hoa hoang dại mọc lên

Có một bài thơ không bươm bướm  - Đỗ Trung Quân - Thơ

20/12/2014 10:36
Lượt xem 20113
Không thể nói khác hơn rằng hôm nay - buổi sáng rất buồn.
Anh mất nửa giờ ở ngã tư quen thuộc,
chỉ vì một gã đụng người rồi bỏ chạy luôn ...
Gã đụng người chạy luôn còn anh đứng lại

Có một chiều tháng năm  - Đỗ Trung Quân - Thơ

20/12/2014 10:36
Lượt xem 24613
"Thầy còn nhớ con không...?"
Tôi giật mình nhận ra người đàn ông áo quần nhếch nhác
Người đàn ông gầy gò ngồi sau tủ thuốc ven đường.
"Thầy còn nhớ con không...?"

Có một ngày trong ngăn sách cũ  - Đỗ Trung Quân - Thơ

20/12/2014 10:35
Lượt xem 19738
có một chiều như thế trong đời
trên vai tôi nàng khóc
có một chiều mưa của khắp thế gian
lặng trong một giọt nước mắt

Hiển thị 551 - 560 tin trong 2208 kết quả