Thơ

Hoàng Ngọc Phách (1896-1973) - Tiểu sử và sự nghiệp  - goldonline.vn  - Thơ

22/12/2014 10:44
Lượt xem 19248

nguồn : http://vi.wikipedia.org

xem thêm : tác phẩm - nhị độ mai

Tiểu sử

Hoàng Ngọc Phách, tên huý là Tước, ông còn có bút hiệu Song An, sinh năm 1896, quê ở làng Đông Thái, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Xuất thân trong một gia đình có truyền thống hiếu học, yêu nước, cha ông từng tham gia phong trào Cần Vương. Thuở nhỏ, ông theo học chữ Hán rồi học trường Pháp Việt. Sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Tiểu học ở Vinh, ông ra học Trường Bưởi, Hà Nội.

Khiếu văn chương của ông cũng được bộc lộ từ sớm. Năm 1916 khi mới học xong năm thứ hai trường Bưởi, Hoàng Ngọc Phách đã trúng giải 8 trong 20 giải của cuộc thi thơ do Ban Quản trị rạp Sán Nhiên Đài tổ chức. Cũng trong thời gian học ở trường Bưởi, ông tham gia và chỉ đạo các phong trào bãi khóa, thành lập Hội Học sinh tương tế chống bọn giám thị khinh rẻ, bạc đãi học sinh nghèo.

Năm 1919, Hoàng Ngọc Phách đỗ cả hai bằng Cao đẳng tiểu học Pháp và bằng Thành Chung. Cùng năm đó, ông trúng tuyển luôn kỳ thi tuyển vào trường Cao đẳng sư phạm, Ban văn chương. Năm cuối khóa học ở đây, Hoàng Ngọc Phách hoàn thành tiểu thuyết Tố Tâm. Với tác phẩm này, ông là người mở đầu cho nền tiểu thuyết hiện đại Việt Nam. Nhiều ý kiến còn cho rằng Tố Tâm là cuốn tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của Việt Nam.

Năm 1922 tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm, Hoàng Ngọc Phách được bổ làm giáo sư trường Thành Chung, Nam Định. Ba năm sau ông chuyển về Hà Nội làm Tổng Thư ký trường Cao đẳng sư phạm. Thời gian đó, phong trào để tang Phan Chu Trinh, đòi thả Phan Bội Châu diễn ra sôi nổi, nhất là trong học sinh, sinh viên. Do có liên can tới các hoạt động chính trị này, Hoàng Ngọc Phách bị đổi xuống Kiến An rồi xin chuyển sang dạy ở trường Cao đẳng tiểu học Bonnal Hải Phòng.

Trong thời gian dạy học ở Hải Phòng, Hoàng Ngọc Phách còn làm Hội trưởng hội Trí Tri Hải Phòng. Ông thường tổ chức những buổi diễn thuyết, tổ chức đội kịch mà đạo diễn, diễn viên là thầy trò trường Bonnal. Số tiền thu được dùng vào việc từ thiện. Những vở Lọ vàng, Bạn và vợ, ông Tây An Nam... có tiếng vang thu hút được nhiều khán giả. Dưới sự dìu dắt của Hoàng Ngọc Phách, Thế Lữ và một số nghệ sĩ khác đã trưởng thành và gặt hái được nhiều thành công trong ngành nghệ thuật sân khấu.

Năm 1931 Hoàng Ngọc Phách lên dạy học ở trường Cao đẳng tiểu học Lạng Sơn. Năm 1935 ông về dạy học ở Bắc Ninh cho đến ngày Tổng khởi nghĩa. Ở đây, ông cũng tham gia tổ chức Hội Khuyến học, Hội Truyền bá quốc ngữ tỉnh và giữ chức Hội trưởng hai tổ chức xã hội này.

Sau cách mạng tháng Tám đến năm 1959, Hoàng Ngọc Phách giữ nhiều chức vụ trong ngành giáo dục: Giám đốc học khu Bắc Ninh kiêm Hiệu trưởng trường trung học Hàn Thuyên, Giám đốc giáo dục chiến khu 12, Liên khu 1, Giám đốc Cao đẳng sư phạm Trung ương, Thanh tra học vụ toàn quốc, Hiệu trưởng trường phổ thông Phan Đình Phùng, rồi về ban tu thư Bộ Giáo dục, tham gia nhóm nghiên cứu Lê Quý Đôn. Năm 1959 ông chuyển sang Viện văn học làm công tác nghiên cứu cho đến năm 1963 thì nghỉ hưu.

Ông mất năm 1973.

Tên của ông được đặt cho một con đường tại phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.

Các sáng tác tiêu biểu

In riêng

  • Tố Tâm - tiểu thuyết (1925), tính đến năm 1990 tái bản 24 lần.
  • Thời thế với văn chương - tiểu luận, phê bình văn thơ (1941).
  • Đâu là chân lý (1941)
  • Bên bờ sông Lô (1966)
  • Chuyện trường Cao đẳng sư phạm (1968)
  • Tuyển tập Hoàng Ngọc Phách (1989).

In chung

  • Cung oán ngâm khúc (bình luận, hiệu đính, 1957)
  • Thơ văn Nguyễn Khuyến - hợp soạn, nghiên cứu (1957).
  • Chèo và tuồng (1958).
  • Văn thơ Trần Tế Xương (1958).
  • Sơ tuyển thơ văn yêu nước và cách mạng (biên soạn, tập 1 năm 1958, tập 2 năm 1959, tập 3a năm 1959, tập 3b năm 1959).
  • Nhị Độ Mai (1960)
  • Giai thoại văn học Việt Nam (1965)
  • Thơ văn Phan Châu Trinh (1983)

chú thích

Các tác phẩm khác

Người đi tìm hình của nước  - Chế Lan Viên - Thơ

18/08/2013 19:07
Lượt xem 9022
Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi
Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác!
Khi bờ bãi dần lui, làng xóm khuất,
Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre.

Trưa đơn giản  - Chế Lan Viên - Thơ

18/08/2013 19:06
Lượt xem 13599
Trưa quanh vườn. Và võng gió an lành
Ngang phòng trưa, ru hồn nhẹ cây xanh.

Tình ca ban mai  - Chế Lan Viên - Thơ

18/08/2013 19:05
Lượt xem 8372
Em đi, như chiều đi
Gọi chim vườn bay hết
Em về tựa mai về
Rừng non xanh lộc biếc

Nhớ em nơi huyện nhỏ  - Chế Lan Viên - Thơ

18/08/2013 19:03
Lượt xem 15667
em đi về Kiến Xương
mùa này mưa bão lắm
phòng anh mờ hơi sương
nhớ em nhu nhớ nắng

Trừ đi  - Chế Lan Viên - Thơ

18/08/2013 19:03
Lượt xem 14583
Sau này anh đọc thơ tôi nên nhớ
Có phải tôi viết đâu? Một nửa
Cái cần viết vào thơ, tôi đã giết đi rồi!
Giết một tiếng đau, giết một tiếng cười,

Thu  - Chế Lan Viên - Thơ

18/08/2013 19:02
Lượt xem 22036
Chao ơi! Thu đã tới rồi sao?
Thu trước vừa qua mới độ nào!
Mới độ nào đây, hoa rạn vỡ,
Nắng hồng choàng ấp dãy bàng cao.

Đêm tập kết  - Chế Lan Viên - Thơ

18/08/2013 19:01
Lượt xem 14936
Gà ơi đừng gáy vội
Tinh mơ là xuống tàu
Ta đi thì địch tới
Gà ơi, mày nỡ sao?

Tiếng hát con tàu  - Chế Lan Viên - Thơ

18/08/2013 19:00
Lượt xem 17681
Tây bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc?
Khi lòng ta đã hóa những con tàu
Khi tổ quốc bốn bề lên tiếng hát
Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu.

Một người thường  - Chế Lan Viên - Thơ

18/08/2013 18:58
Lượt xem 11862
Người nông dân ấy đã bốc mộ cho hàng trăm thương binh
Xác anh em và xác con mình
Xác anh em và xác con mình
Anh xếp trên giường nhà anh như họ còn nằm ngủ

Giếng  - Chế Lan Viên - Thơ

18/08/2013 18:57
Lượt xem 25068
Hằng ngày anh khoét sâu vào hang, vào giếng thẳm lòng mình
Xem cái vết thương nội tâm kia là tài sản
Đi đâu, làm cũng lắng nghe tiếng vang từ giếng, từ hang động ấy
Cái nỗi đau riêng anh chẳng muốn lành.

Hiển thị 1951 - 1960 tin trong 2155 kết quả