Thơ

Hoàng Ngọc Phách (1896-1973) - Tiểu sử và sự nghiệp  - goldonline.vn  - Thơ

22/12/2014 10:44
Lượt xem 19254

nguồn : http://vi.wikipedia.org

xem thêm : tác phẩm - nhị độ mai

Tiểu sử

Hoàng Ngọc Phách, tên huý là Tước, ông còn có bút hiệu Song An, sinh năm 1896, quê ở làng Đông Thái, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Xuất thân trong một gia đình có truyền thống hiếu học, yêu nước, cha ông từng tham gia phong trào Cần Vương. Thuở nhỏ, ông theo học chữ Hán rồi học trường Pháp Việt. Sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Tiểu học ở Vinh, ông ra học Trường Bưởi, Hà Nội.

Khiếu văn chương của ông cũng được bộc lộ từ sớm. Năm 1916 khi mới học xong năm thứ hai trường Bưởi, Hoàng Ngọc Phách đã trúng giải 8 trong 20 giải của cuộc thi thơ do Ban Quản trị rạp Sán Nhiên Đài tổ chức. Cũng trong thời gian học ở trường Bưởi, ông tham gia và chỉ đạo các phong trào bãi khóa, thành lập Hội Học sinh tương tế chống bọn giám thị khinh rẻ, bạc đãi học sinh nghèo.

Năm 1919, Hoàng Ngọc Phách đỗ cả hai bằng Cao đẳng tiểu học Pháp và bằng Thành Chung. Cùng năm đó, ông trúng tuyển luôn kỳ thi tuyển vào trường Cao đẳng sư phạm, Ban văn chương. Năm cuối khóa học ở đây, Hoàng Ngọc Phách hoàn thành tiểu thuyết Tố Tâm. Với tác phẩm này, ông là người mở đầu cho nền tiểu thuyết hiện đại Việt Nam. Nhiều ý kiến còn cho rằng Tố Tâm là cuốn tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của Việt Nam.

Năm 1922 tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm, Hoàng Ngọc Phách được bổ làm giáo sư trường Thành Chung, Nam Định. Ba năm sau ông chuyển về Hà Nội làm Tổng Thư ký trường Cao đẳng sư phạm. Thời gian đó, phong trào để tang Phan Chu Trinh, đòi thả Phan Bội Châu diễn ra sôi nổi, nhất là trong học sinh, sinh viên. Do có liên can tới các hoạt động chính trị này, Hoàng Ngọc Phách bị đổi xuống Kiến An rồi xin chuyển sang dạy ở trường Cao đẳng tiểu học Bonnal Hải Phòng.

Trong thời gian dạy học ở Hải Phòng, Hoàng Ngọc Phách còn làm Hội trưởng hội Trí Tri Hải Phòng. Ông thường tổ chức những buổi diễn thuyết, tổ chức đội kịch mà đạo diễn, diễn viên là thầy trò trường Bonnal. Số tiền thu được dùng vào việc từ thiện. Những vở Lọ vàng, Bạn và vợ, ông Tây An Nam... có tiếng vang thu hút được nhiều khán giả. Dưới sự dìu dắt của Hoàng Ngọc Phách, Thế Lữ và một số nghệ sĩ khác đã trưởng thành và gặt hái được nhiều thành công trong ngành nghệ thuật sân khấu.

Năm 1931 Hoàng Ngọc Phách lên dạy học ở trường Cao đẳng tiểu học Lạng Sơn. Năm 1935 ông về dạy học ở Bắc Ninh cho đến ngày Tổng khởi nghĩa. Ở đây, ông cũng tham gia tổ chức Hội Khuyến học, Hội Truyền bá quốc ngữ tỉnh và giữ chức Hội trưởng hai tổ chức xã hội này.

Sau cách mạng tháng Tám đến năm 1959, Hoàng Ngọc Phách giữ nhiều chức vụ trong ngành giáo dục: Giám đốc học khu Bắc Ninh kiêm Hiệu trưởng trường trung học Hàn Thuyên, Giám đốc giáo dục chiến khu 12, Liên khu 1, Giám đốc Cao đẳng sư phạm Trung ương, Thanh tra học vụ toàn quốc, Hiệu trưởng trường phổ thông Phan Đình Phùng, rồi về ban tu thư Bộ Giáo dục, tham gia nhóm nghiên cứu Lê Quý Đôn. Năm 1959 ông chuyển sang Viện văn học làm công tác nghiên cứu cho đến năm 1963 thì nghỉ hưu.

Ông mất năm 1973.

Tên của ông được đặt cho một con đường tại phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.

Các sáng tác tiêu biểu

In riêng

  • Tố Tâm - tiểu thuyết (1925), tính đến năm 1990 tái bản 24 lần.
  • Thời thế với văn chương - tiểu luận, phê bình văn thơ (1941).
  • Đâu là chân lý (1941)
  • Bên bờ sông Lô (1966)
  • Chuyện trường Cao đẳng sư phạm (1968)
  • Tuyển tập Hoàng Ngọc Phách (1989).

In chung

  • Cung oán ngâm khúc (bình luận, hiệu đính, 1957)
  • Thơ văn Nguyễn Khuyến - hợp soạn, nghiên cứu (1957).
  • Chèo và tuồng (1958).
  • Văn thơ Trần Tế Xương (1958).
  • Sơ tuyển thơ văn yêu nước và cách mạng (biên soạn, tập 1 năm 1958, tập 2 năm 1959, tập 3a năm 1959, tập 3b năm 1959).
  • Nhị Độ Mai (1960)
  • Giai thoại văn học Việt Nam (1965)
  • Thơ văn Phan Châu Trinh (1983)

chú thích

Các tác phẩm khác

Mẹ ơi  - Đồng Đức Bốn - Thơ

18/08/2013 10:34
Lượt xem 14939
Bây giờ con chẳng có gì
Cúi đầu lạy mẹ con đi về trời
Chỉ xin mẹ một tiếng cười
Và câu hát thuở mẹ ngồi ru con

Chợ buồn  - Đồng Đức Bốn - Thơ

18/08/2013 10:33
Lượt xem 13945
Chợ buồn đem bán những vui
Đã mua được cái ngậm ngùi chưa em.
Chợ buồn bán nhớ cho quên
Bán mưa cho nắng bán đêm cho ngày.

Sông Thương ngày không em  - Đồng Đức Bốn - Thơ

18/08/2013 10:32
Lượt xem 10104
Không em ra ngõ kéo diều
Nào ngờ được mảnh trăng chiều trên tay.
Luồn kim vào nhớ để may
Chỉ yêu cứ đứt trên tay mình cầm.

Đây thôn Vĩ Dạ - một giấc mơ về cuộc đời Hàn Mặc Tử  - Hàn Mặc Tử - Thơ

18/08/2013 10:15
Lượt xem 10664
Trong số các thi nhân thời Thơ mới (1932-1945) có lẽ không mấy người có số phận ai oán, nghiệt ngã như Hàn Mặc Tử. Vận mệnh cay đắng của thi sĩ như được tiên báo trước qua ý nghĩa từng bút danh mà người con gần cả cuộc đời gắn bó với vùng đất Quy Nhơn đầy nắng và gió đã mang trước đó: Phong Trần (gió bụi), Lệ Thanh (tiếng của nước mắt), Hàn Mặc Tử (người đi trong màn lạnh). Người thơ ấy với nỗi lòng quặn thắt “trải niềm đau trên giấy mong manh” ấy để lại cho đời nhiều thi phẩm bất hủ, trong đó có Đây thôn Vĩ Dạ.

Tiểu sử các Nhà thơ  - goldonline.vn - Thơ

18/08/2013 07:01
Lượt xem 13291
Xuân Diệu - Hồ Xuân Hương - Nguyễn Bính - Xuân Quỳnh - Tố Hữu - Hàn Mặc Tử - Lâm Thị Mỹ Dạ - Bà Huyện Thanh Quan - Nguyễn Khuyến - Chế Lan Viên - Trần Đăng Khoa - Thâm Tâm - Huy Cận - Nguyễn Du - Phương Triều

Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc  - Nguyễn Đình Chiểu - Thơ

18/08/2013 06:49
Lượt xem 9550
Hỡi ơi !
Súng giặc đất rền,
Lòng dân trời tỏ.
Mười năm công vỡ ruộng, xưa ắt còn danh nổi như phao,

Thà đui  - Nguyễn Đình Chiểu - Thơ

18/08/2013 06:41
Lượt xem 12123
Thà đui mà giữ đạo nhà
Còn hơn có mắt ông cha không thờ
Dầu đui mà khỏi danh nhơ
Còn hơn có mắt ăn dơ tanh rình

Chạy giặc  - Nguyễn Đình Chiểu - Thơ

18/08/2013 06:40
Lượt xem 15605
Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây
Một bàn cờ thế phút sa tay
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy
Mất ổ bầy chim dáo dác bay

Ngóng gió Đông  - Nguyễn Đình Chiểu - Thơ

18/08/2013 06:39
Lượt xem 11473
Hoa cỏ bùi ngùi ngóng gió đông
Chúa xuân đâu hỡi có hay không?
Mây giăng ải Bắc trông tin nhạn
Ngày xế non Nam bặt tiếng hồng

Từ biệt cố nhân  - Nguyễn Đình Chiểu - Thơ

18/08/2013 06:37
Lượt xem 9181
Vì câu danh nghĩa phải đi ra,
Day mũi thuyền nan dạ xót xa,
Người dễ muốn chi nương đất khách,
Trời đà khiến vậy mến vua ta.

Hiển thị 2021 - 2030 tin trong 2155 kết quả