Thơ

Huy Cận (1919-2005) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn  - Thơ

27/12/2014 14:08
Lượt xem 35638

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Huy Cận (19192005), tên khai sinh là Cù Huy Cận; là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của phong trào Thơ mới. Ông là bạn tâm giao của Xuân Diệu, một nhà thơ nổi tiếng khác của Việt Nam.

Tiểu sử

Huy Cận sinh ngày 31 tháng 5 năm 1919, trong một gia đình nhà nho nghèo gốc nông dân dưới chân núi Mồng Gà, bên bờ sông Ngàn Sâu (thượng nguồn sông La) ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn sau đó thuộc huyện Đức Thọ (nay là xã Ân Phú, huyện Vũ Quang), tỉnh Hà Tĩnh. Ngày sinh hiện nay là do ông cậu của ông khai khi vào học ở Huế, còn ngày sinh chính xác là ngày 29 tháng Chạp năm Bính Thìn (dương lịch là ngày 22 tháng 1 năm 1917)[1].

Ông lúc nhỏ học ở quê, sau vào Huế học trung học, đậu tú tài Pháp; rồi ra Hà Nội học trường Cao đẳng Canh nông. Trong thời gian học Cao đẳng, ông ở phố Hàng Than cùng với Xuân Diệu. Từ năm 1942, ông tham gia phong trào sinh viên yêu nước và Mặt trận Việt Minh, Huy Cận đã tham dự Quốc dân đại hội ở Tân Trào (tháng 8 năm 1945) và được bầu vào Ủy ban Giải phóng (tức Chính phủ Cách mạng lâm thời sau đó). Huy Cận cũng từng cộng tác với nhóm Tự Lực Văn Đoàn.

Hoạt động chính trường

Tháng 8 năm 1945, Cù Huy Cận là một trong ba thành viên của phái đoàn Chính phủ Lâm thời (gồm Nguyễn Lương Bằng, Trần Huy Liệu và Cù Huy Cận) đi vào kinh đô Huế để tiếp nhận lễ thoái vị của Vua Bảo Đại.

Sau Cách mạng tháng Tám thành công, khi mới 26 tuổi, ông đã là Bộ trưởng Bộ Canh nông trong Chính phủ liên hiệp lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Hồ Chí Minh đứng đầu Chính phủ.[2]

Trong những năm 1945 - 1946, ông là Ủy viên Ban thanh tra đặc biệt của Chính phủ.[3]

Sau này ông làm Thứ trưởng Bộ Văn hóa, rồi Bộ trưởng đặc trách Văn hóa Thông tin trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòaCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phụ trách các công tác văn hóa và văn nghệ.[4]

Từ 1984, ông là Chủ tịch Ủy ban Trung ương Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam. Ngoài ra, ông còn là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I, II và VII.

Tháng 6 năm 2001, ông được bầu là Viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ Thế giới.

Huy Cận mất ngày 19 tháng 2 năm 2005 tại Hà Nội.[5]

Đời tư - Gia đình

Về đời tư, Huy Cận có hai người vợ. Người vợ đầu của ông là bà Ngô Xuân Như, em gái của nhà thơ Xuân Diệu, từng công tác tại Ban Kiểm tra 12, Phủ Thủ tướng, Bác sĩ Viện Y học cổ truyền Việt Nam đã mất năm 2009. Người vợ thứ là bà Trần Lệ Thu, cán bộ giảng dạy Nga văn ở một trường Đại học lớn tại Hà Nội[6]. Huy Cận và Xuân Diệu là 2 nhà thơ lớn, 2 người bạn lớn, tri kỷ. Xuân Diệu cùng sống với gia đình Huy Cận cho đến hết cuộc đời tại ngôi nhà số 24 đường Cột Cờ (đường Điện Biên Phủ), Hà Nội.

Ông có 4 người con, 2 con trai và 2 con gái. Con trai cả của ông là tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ (với Ngô Xuân Như, em gái của Xuân Diệu), người bị công an Việt Nam bắt năm 2011 vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo điều 88 Bộ luật hình sự, bị tuyên án 7 năm tù, 3 năm quản chế. Em trai ông là tiến sĩ triết học - mĩ học Cù Huy Chử, từng công tác tại Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Sáng tác

Trước tháng 8 năm 1945

Huy Cận có thơ đăng báo từ 1936, cho in tập thơ đầu Lửa thiêng năm 1940 (gồm những bài đã đăng báo, khoảng 1936-1940) và trở thành một trong những tên tuổi hàng đầu của phong trào Thơ mới lúc bấy giờ. Bao trùm Lửa Thiêng là một nỗi buồn mênh mang da diết. Thiên nhiên trong tập thơ thường bao la, hiu quạnh, đẹp nhưng thường buồn. Nỗi buồn đó dường như vô cớ, siêu hình nhưng xét đến cùng, chủ yếu là buồn thương về cuộc đời, kiếp người, về quê hương đất nước. Hồn thơ "ảo não", bơ vơ đó vẫn cố tìm được sự hài hòa và mạch sống âm thầm trong tạo vật và cuộc đời. Trong Kinh cầu tự (1942, văn xuôi triết lí) và Vũ trụ ca (thơ đăng báo 1940-1942), Huy Cận đã tìm đến ca ngợi niềm vui, sự sống trong vũ trụ vô biên song vẫn chưa thoát khỏi bế tắc.[5]

Sau tháng 8 năm 1945

Các tập thơ của Huy Cận sau Cách mạng tháng 8: Trời mỗi ngày lại sáng (1958), Đất nở hoa (1960), Bài thơ cuộc đời (1963), Hai bàn tay em (thơ thiếu nhi, 1967), Những năm sáu mươi (1968), Chiến trường gần đến chiến trường xa (1973), Họp mặt thiếu niên anh hùng (1973), Những người mẹ, những người vợ (1974), Ngày hằng sống ngày hằng thơ (1975), Ngôi nhà giữa nắng (1978), Hạt lại gieo (1984)...[5]

Danh hiệu

Huy Cận đã được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I - năm 1996).[5]

Tháng 6 năm 2001, Huy Cận được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ Thế giới.

Ngày 23 tháng 2 năm 2005, ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Sao Vàng[7].

Ở một số thành phố đã có đường phố mang tên nhà thơ Huy Cận. Ở huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh (quê ông), có Trường Trung hoc phổ thông mang tên Cù Huy Cận.

chú thích

Các tác phẩm khác

Em gái Cafe  - Tăng Minh Luân - Thơ

24/08/2013 10:52
Lượt xem 31993
Hỡi cô em hiền dịu dễ thương
Tuổi em còn nhỏ mà bỏ trường,
Giúp việc suốt ngày luôn bận rộn
Mười bảy tuổi đầu, hưởng gió sương.

Em  - Tăng Minh Luân - Thơ

24/08/2013 10:52
Lượt xem 10502
Hoa cúc trắng
Lòng em trong trắng.
Mái tóc mượt mà
Dưới cái nắng mua thu.

Đơn phương cũng là yêu  - Tăng Minh Luân - Thơ

24/08/2013 10:51
Lượt xem 25288
Tình chỉ đẹp khi còn dang dỡ
Tim sẽ đau nhưng chẳng hận bao giờ.
Bước vào yêu lòng đầy bỡ ngỡ
Tình đầu đời là duyên nợ trăm năm.

Chiều nước lũ  - Tăng Minh Luân - Thơ

24/08/2013 10:50
Lượt xem 23792
Từ đâu nước lũ đổ về
Gây thêm bao cảnh nảo nề thương tâm.
Màng trời gió lạnh căm căm
Nước dâng cuồn cuộn mưa dầm mãi tuôn.

Bài thơ 24 chữ cái  - Tăng Minh Luân - Thơ

24/08/2013 10:48
Lượt xem 21439
Ai về cù lao
Biển xanh tươi thắm
Cỏ cây xanh mượt
Diệu dàng thân quen

Ảo giác tình yêu  - Tăng Minh Luân - Thơ

24/08/2013 10:48
Lượt xem 21906
Đôi mắt trông, khoản mênh mông em mãi miết
Anh ước gì là nơi xa biền biệt
Là trời cao, là mây trôi xanh biếc
Để tận cùng ánh mắt ấy của riêng anh./.

Mái phố  - Xuân Quỳnh - Thơ

24/08/2013 10:39
Lượt xem 21718
Yêu thương là lòng anh
Bao dung là mái phố
Sinh ở đây thuở nhỏ
Lớn lên tôi đi xa

Mẹ và Con  - Xuân Quỳnh - Thơ

24/08/2013 10:39
Lượt xem 19982
Viết cho Tuấn Anh

- Mẹ ơi, bông hoa kia
Là của ai hở mẹ?
Cái màu xanh trên cửa
Kia nữa là của ai?

Tình Hạ  - Xuân Quỳnh - Thơ

24/08/2013 10:37
Lượt xem 20186
Đó là mùa của những tiếng chim reo
Trời xanh biếc, nắng tràn trên khắp ngả
Đất thành cây, mật trào lên vị quả
Bước chân người bỗng mở những đường đi

Đêm trở về  - Xuân Quỳnh - Thơ

24/08/2013 10:37
Lượt xem 14850
Một nhành cây đập khẽ vào cửa sổ
Một nhành cây ướt đẫm mưa rào
Đêm bên bờ biển, cát và sao
Gian nhà trọ, ngọn đèn vàng bé nhỏ

Hiển thị 1541 - 1550 tin trong 2176 kết quả