Thơ

Khái Hưng (1896-1947) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn  - Thơ

22/12/2014 10:44
Lượt xem 20998

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Khái Hưng (1896 - 1947) là một nhà văn Việt Nam nổi tiếng. Cùng với Nhất Linh, ông là cây bút chính của Tự Lực Văn Đoàn.

Khái Hưng tên thật là Trần Khánh Giư. Bút danh Khái Hưng của ông được ghép từ các chữ cái của tên Khánh Giư.

Ông sinh năm 1896, xuất thân trong một gia đình quan lại ở xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Dương, nay thuộc Hải Phòng. Một số tài liệu ghi ông sinh năm 1897.[1]. Thân phụ ông giữ chức Tuần phủ. Cha vợ ông là Lê Văn Đinh cũng giữ chức Tổng đốc Bắc Ninh. Em ruột ông là nhà văn Trần Tiêu.

Khái Hưng đi học ở trường Albert Sarraut. Sau khi đỗ tú tài I, vì không muốn làm công chức, ông về Ninh Giang mở đại lý bán dầu hỏa. Được một thời gian Khái Hưng lên Hà Nội dạy ở trường Tư thục Thăng Long. Trong khoảng thời gian 1930 đến 1932, Nhất Linh từ Pháp về nước và cũng dạy tại trường này. Khái Hưng đã quen Nhất Linh ở đó và họ trở thành một cặp tác giả nổi tiếng. Tuy Khái Hưng hơn Nhất Linh 9 tuổi nhưng là người bước vào văn đàn sau nên được gọi Nhị Linh.

Khái Hưng tham gia Tự Lực Văn Đoàn do Nhất Linh thành lập. Văn đoàn này bắt đầu xuất hiện công khai từ 1932, và đến đầu năm 1933 thì tuyên bố chính thức thành lập với ba thành viên trụ cột là Nhất Linh, Khái Hưng và Hoàng Đạo.

Cùng thời gian đó, Tự Lực Văn Đoàn ra tờ báo Phong Hóa. Về sau khi Phong Hóa bị đóng cửa thì tờ Ngày Nay thay thế. Cùng với báo, Tự Lực Văn Đoàn còn có nhà xuất bản Đời Nay. Toàn bộ tác phẩm của Khái Hưng đều do Ngày Nay và Đời Nay công bố.

Là một trong những cây bút chính của nhóm, tiểu thuyết đầu tay của Khái Hưng Hồn bướm mơ tiên (1933) là tiểu thuyết đầu tiên của Tự Lực Văn Đoàn. Tiểu thuyết cuối cùng của ông là Thanh Đức (1943) và cũng là tiểu thuyết cuối cùng của nhóm. Khái Hưng cũng viết chung với Nhất Linh hai tiểu thuyết là Gánh hàng hoaĐời mưa gió và ra đời chung tập truyện ngắn Anh phải sống cùng năm 1934.

Giống như các tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn khác, tác phẩm của Khái Hưng thường đề cao tình yêu tự do, chống lại các lễ giáo phong kiến, ít nhiều mang tính cải cách xã hội. Khái Hưng cũng có viết một số vở kịch, thường chỉ một hồi, nhưng ít được công diễn. Trong những năm 1935 đến 1940, Khái Hưng là nhà văn được nhiều thanh niên thành thị ưa chuộng. Khái Hưng cùng là một dịch giả. Bài Tình tuyệt vọng ông dịch từ thơ của Félix Arvers rất nổi tiếng.

Lòng ta chôn một khối tình
Tình trong giây phút mà thành thiên thu
Tình tuyệt vọng, nỗi thảm sầu
Mà người gieo thảm như hầu không hay

Trong thời gian Đệ nhị thế chiến, giống như Nhất Linh, Khái Hưng cũng tham gia hoạt động chính trị. Do tham gia Đại Việt dân chính Đảng thân Nhật nên Khái Hưng từng bị chính quyền thực dân Pháp bắt giam. Sau ngày Nhật đảo chính Pháp tháng 3 năm 1945, Khái Hưng được trả tự do. Ông cùng Hoàng Đạo, Nguyễn Tường Bách cho ra tờ Ngày Nay Kỷ Nguyên Mới.

Sau Cách mạng tháng Tám, Khái Hưng có viết một loạt bài báo, truyện ngắn, kịch ngắn trên các báo của Việt Nam Quốc dân Đảng.

Khái Hưng mất năm 1947. Một số tài liệu cho rằng Khái Hưng bị Việt Minh bắt giam tại Liên Khu 3 (Lạc Quần, Trực Ninh) rồi đem xử tử hình ở bến đò Cựa Gà, phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định.[2] Theo ông Nguyễn Tường Triệu, con nuôi Khái Hưng, tiết lộ Khái Hưng mất tích sau Tết Ðinh Hợi (22/1/1947).[2]

Tác phẩm

Tiểu thuyết

  • Hồn bướm mơ tiên (1933).
  • Đời mưa gió (cùng Nhất Linh, 1933).
  • Nửa chừng xuân (1934)
  • Gánh hàng hoa (cùng Nhất Linh, 1934).
  • Trống mái (1936).
  • Gia đình (1936).
  • Tiêu sơn tráng sĩ (1937).
  • Thoát ly (1938).
  • Hạnh (1938).
  • Đẹp (1940).
  • Thanh Đức (1942).
  • Băn khoăn

Tập truyện ngắn

  • Anh phải sống (cùng Nhất Linh, 1934).
  • Tiếng suối reo (1935).
  • Đợi chờ (1940).
  • Cái ve (1944).

Cuốn tiểu thuyết quen thuộc nhất của Khái Hưng là cuốn Nửa chừng xuân. Theo quan điểm mácxít trên Từ điển văn học:

Là một tiểu thuyết luận đề tuyên truyền với lễ giáo phong kiến đòi quyền tự do yêu đương và hạnh phúc cá nhân, Nửa chừng xuân có ý nghĩa tiến bộ nhất định...Mặc dù vậy, đặt trong hoàn cảnh xã hội Việt Nam hết sức đen tối đương thời, Nửa chừng xuân cũng như tiểu thuyết Tự lực văn đoàn nói chung có ảnh hưởng tiêu cực nặng nề: đưa ra con đường đấu tranh cho tình yêu hạnh phúc cá nhân, chống lễ giáo phong kiến, song lẩn tránh nhiệm vụ đấu tranh chống thực dân thống trị giải phóng dân tộc. Do đó, muốn hay không Khái Hưng và nhóm Tự lực văn đoàn đã làm lạc hướng đấu tranh của thanh niên. Dường như cũng cảm thấy điều đó, Khái Hưng đã thêm chương cuối cùng khi in thành sách, để cho nhân vật Lộc nói đến "xã hội, nhân loại" và tuyên bố "dấn thân vào cuộc đời gió bụi". Những lời lẽ trống rỗng đó không chút phù hợp với bản chất tính cách nhân vật tầm thường này, có chẳng chỉ để xoa dịu lương tâm chàng thanh niên tiểu tư sản mà thôi. Cái "tôi" cá nhân chủ nghĩa tư sản lúc này chưa dám buông tuồng trắng trợn, cũng như cuộc đấu tranh chống lễ giáo phong kiến của nó tuy gay gắt song chưa dám đi tới cùng...[3]

chú thích

Các tác phẩm khác

Ngủ với trăng  - Hàn Mặc Tử - Thơ

15/08/2013 18:13
Lượt xem 4236
Ta không nhấp rượu
Mà lòng ta say
Vì lòng nao nức muốn
Ghì lấy đám mây bay

Ngoài vũ trụ  - Hàn Mặc Tử - Thơ

15/08/2013 18:12
Lượt xem 5048
Lụt Hồng thủy trời không cho tái lại,
Khiến bồ câu bay bổng quá không gian.

Nắng tươi  - Hàn Mặc Tử - Thơ

15/08/2013 18:10
Lượt xem 4518
Lá xuân sột sạt trong làn nắng
Ta ngỡ, em ơi vạt áo hường
Thứ áo ngày xuân em mới mặc
Lòng ta rộn rã nỗi yêu thương.

Một nửa trăng  - Hàn Mặc Tử - Thơ

15/08/2013 17:44
Lượt xem 4325
Hôm nay có một nửa trăng thôi,
Một nửa trăng ai cắn vỡ rồi!
Ta nhớ mình xa thương đứt ruột!
Gió làm nên tội buổi chia phôi!

Một miệng trăng  - Hàn Mặc Tử - Thơ

15/08/2013 17:43
Lượt xem 4291
Cả miệng ta trăng là trăng
Cả lòng ta vô số gái hồng nhan
Ta nhả ra đây một nàng
Cho mây lặng lờ, cho nước ngất ngây

Một đêm nói chuyện với gái quê  - Hàn Mặc Tử - Thơ

15/08/2013 17:42
Lượt xem 4526
Chứa đầy hoa mộng trên trời cao
Đêm ấy không trăng mà có sao
Một tiếng vang xa, rơi xuống suối
Thì thầm trong gió ngàn phi lao.

Mơ hoa  - Hàn Mặc Tử - Thơ

15/08/2013 17:39
Lượt xem 5985
Trầm lan nhẹ ngấm không gian,
Giây phút buồn lây đến mộng vàng.
Xiêm áo hôm nay tề chỉnh quá,
Dám ôm hồn cúc ở trong sương.

Mất duyên  - Hàn Mặc Tử - Thơ

15/08/2013 17:37
Lượt xem 3954
Xuân em hơ hớ đào non
Chàng đã thương thương muốn kết hôn
Từ ấy xuân em càng chín ửng
Ngày ngày giặt lụa bến sông con.

Hồn lìa khỏi xác  - Hàn Mặc Tử - Thơ

15/08/2013 17:34
Lượt xem 3622
Há miệng cho hồn văng lên muôn trượng,
Chơi vơi trong khí hậu chín từng mây.
Ánh sáng lại sẽ tan vào hư lãng,
Trời linh thiêng; cao cả gợi nồng say...

Hồn là ai  - Hàn Mặc Tử - Thơ

15/08/2013 17:33
Lượt xem 5883
Hồn là ai là ai? Tôi không biết
Hồn theo tôi như muốn cợt tôi chơi
Môi đầy hương tôi không dám ngậm cười
Hồn vội mớm cho tôi bao ánh sáng

Hiển thị 2121 - 2130 tin trong 2156 kết quả