Thơ

Khái Hưng (1896-1947) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn  - Thơ

22/12/2014 10:44
Lượt xem 20907

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Khái Hưng (1896 - 1947) là một nhà văn Việt Nam nổi tiếng. Cùng với Nhất Linh, ông là cây bút chính của Tự Lực Văn Đoàn.

Khái Hưng tên thật là Trần Khánh Giư. Bút danh Khái Hưng của ông được ghép từ các chữ cái của tên Khánh Giư.

Ông sinh năm 1896, xuất thân trong một gia đình quan lại ở xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Dương, nay thuộc Hải Phòng. Một số tài liệu ghi ông sinh năm 1897.[1]. Thân phụ ông giữ chức Tuần phủ. Cha vợ ông là Lê Văn Đinh cũng giữ chức Tổng đốc Bắc Ninh. Em ruột ông là nhà văn Trần Tiêu.

Khái Hưng đi học ở trường Albert Sarraut. Sau khi đỗ tú tài I, vì không muốn làm công chức, ông về Ninh Giang mở đại lý bán dầu hỏa. Được một thời gian Khái Hưng lên Hà Nội dạy ở trường Tư thục Thăng Long. Trong khoảng thời gian 1930 đến 1932, Nhất Linh từ Pháp về nước và cũng dạy tại trường này. Khái Hưng đã quen Nhất Linh ở đó và họ trở thành một cặp tác giả nổi tiếng. Tuy Khái Hưng hơn Nhất Linh 9 tuổi nhưng là người bước vào văn đàn sau nên được gọi Nhị Linh.

Khái Hưng tham gia Tự Lực Văn Đoàn do Nhất Linh thành lập. Văn đoàn này bắt đầu xuất hiện công khai từ 1932, và đến đầu năm 1933 thì tuyên bố chính thức thành lập với ba thành viên trụ cột là Nhất Linh, Khái Hưng và Hoàng Đạo.

Cùng thời gian đó, Tự Lực Văn Đoàn ra tờ báo Phong Hóa. Về sau khi Phong Hóa bị đóng cửa thì tờ Ngày Nay thay thế. Cùng với báo, Tự Lực Văn Đoàn còn có nhà xuất bản Đời Nay. Toàn bộ tác phẩm của Khái Hưng đều do Ngày Nay và Đời Nay công bố.

Là một trong những cây bút chính của nhóm, tiểu thuyết đầu tay của Khái Hưng Hồn bướm mơ tiên (1933) là tiểu thuyết đầu tiên của Tự Lực Văn Đoàn. Tiểu thuyết cuối cùng của ông là Thanh Đức (1943) và cũng là tiểu thuyết cuối cùng của nhóm. Khái Hưng cũng viết chung với Nhất Linh hai tiểu thuyết là Gánh hàng hoaĐời mưa gió và ra đời chung tập truyện ngắn Anh phải sống cùng năm 1934.

Giống như các tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn khác, tác phẩm của Khái Hưng thường đề cao tình yêu tự do, chống lại các lễ giáo phong kiến, ít nhiều mang tính cải cách xã hội. Khái Hưng cũng có viết một số vở kịch, thường chỉ một hồi, nhưng ít được công diễn. Trong những năm 1935 đến 1940, Khái Hưng là nhà văn được nhiều thanh niên thành thị ưa chuộng. Khái Hưng cùng là một dịch giả. Bài Tình tuyệt vọng ông dịch từ thơ của Félix Arvers rất nổi tiếng.

Lòng ta chôn một khối tình
Tình trong giây phút mà thành thiên thu
Tình tuyệt vọng, nỗi thảm sầu
Mà người gieo thảm như hầu không hay

Trong thời gian Đệ nhị thế chiến, giống như Nhất Linh, Khái Hưng cũng tham gia hoạt động chính trị. Do tham gia Đại Việt dân chính Đảng thân Nhật nên Khái Hưng từng bị chính quyền thực dân Pháp bắt giam. Sau ngày Nhật đảo chính Pháp tháng 3 năm 1945, Khái Hưng được trả tự do. Ông cùng Hoàng Đạo, Nguyễn Tường Bách cho ra tờ Ngày Nay Kỷ Nguyên Mới.

Sau Cách mạng tháng Tám, Khái Hưng có viết một loạt bài báo, truyện ngắn, kịch ngắn trên các báo của Việt Nam Quốc dân Đảng.

Khái Hưng mất năm 1947. Một số tài liệu cho rằng Khái Hưng bị Việt Minh bắt giam tại Liên Khu 3 (Lạc Quần, Trực Ninh) rồi đem xử tử hình ở bến đò Cựa Gà, phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định.[2] Theo ông Nguyễn Tường Triệu, con nuôi Khái Hưng, tiết lộ Khái Hưng mất tích sau Tết Ðinh Hợi (22/1/1947).[2]

Tác phẩm

Tiểu thuyết

  • Hồn bướm mơ tiên (1933).
  • Đời mưa gió (cùng Nhất Linh, 1933).
  • Nửa chừng xuân (1934)
  • Gánh hàng hoa (cùng Nhất Linh, 1934).
  • Trống mái (1936).
  • Gia đình (1936).
  • Tiêu sơn tráng sĩ (1937).
  • Thoát ly (1938).
  • Hạnh (1938).
  • Đẹp (1940).
  • Thanh Đức (1942).
  • Băn khoăn

Tập truyện ngắn

  • Anh phải sống (cùng Nhất Linh, 1934).
  • Tiếng suối reo (1935).
  • Đợi chờ (1940).
  • Cái ve (1944).

Cuốn tiểu thuyết quen thuộc nhất của Khái Hưng là cuốn Nửa chừng xuân. Theo quan điểm mácxít trên Từ điển văn học:

Là một tiểu thuyết luận đề tuyên truyền với lễ giáo phong kiến đòi quyền tự do yêu đương và hạnh phúc cá nhân, Nửa chừng xuân có ý nghĩa tiến bộ nhất định...Mặc dù vậy, đặt trong hoàn cảnh xã hội Việt Nam hết sức đen tối đương thời, Nửa chừng xuân cũng như tiểu thuyết Tự lực văn đoàn nói chung có ảnh hưởng tiêu cực nặng nề: đưa ra con đường đấu tranh cho tình yêu hạnh phúc cá nhân, chống lễ giáo phong kiến, song lẩn tránh nhiệm vụ đấu tranh chống thực dân thống trị giải phóng dân tộc. Do đó, muốn hay không Khái Hưng và nhóm Tự lực văn đoàn đã làm lạc hướng đấu tranh của thanh niên. Dường như cũng cảm thấy điều đó, Khái Hưng đã thêm chương cuối cùng khi in thành sách, để cho nhân vật Lộc nói đến "xã hội, nhân loại" và tuyên bố "dấn thân vào cuộc đời gió bụi". Những lời lẽ trống rỗng đó không chút phù hợp với bản chất tính cách nhân vật tầm thường này, có chẳng chỉ để xoa dịu lương tâm chàng thanh niên tiểu tư sản mà thôi. Cái "tôi" cá nhân chủ nghĩa tư sản lúc này chưa dám buông tuồng trắng trợn, cũng như cuộc đấu tranh chống lễ giáo phong kiến của nó tuy gay gắt song chưa dám đi tới cùng...[3]

chú thích

Các tác phẩm khác

Truyện Kiều 2251-2300 (tác phẩm có 3254 hàng)  - Nguyễn Du - Thơ

21/08/2013 22:20
Lượt xem 14904
2251 Ngất trời, sát khí mơ màng,
2252 Đầy sông kình ngạc, chật đường giáp binh.
2253 Người quen kẻ thuộc chung quanh,
2254 Nhủ nàng hãy tạm lánh mình một nơi.

Truyện Kiều 2301-2350 (tác phẩm có 3254 hàng)  - Nguyễn Du - Thơ

21/08/2013 22:19
Lượt xem 9518
2301 Mấy người phụ bạc xưa kia.
2302 Chiếu danh tầm nã, bắt về hỏi tra.
2303 Lại sai lệnh tiễn truyền qua,
2304 Giữ giàng họ Thúc một nhà cho yên.

Truyện Kiều 2351-2400 (tác phẩm có 3254 hàng)  - Nguyễn Du - Thơ

21/08/2013 22:18
Lượt xem 13818
2351 Nàng rằng: “Xin hãy rốn ngồi,
2352 “Xem cho rõ mặt, biết tôi báo thù!”
2353 Kíp truyền chư tướng hiến phù.
2354 Lại đem các tích phạm tù hậu tra.

Truyện Kiều 2401-2450 (tác phẩm có 3254 hàng)  - Nguyễn Du - Thơ

21/08/2013 22:17
Lượt xem 8935
2401 “Rồi đây bèo hợp mây tan,
2402 “Biết đâu hạc nội, mây ngàn là đâu?”
2403 Sư rằng: “Cũng chẳng mấy lâu,
2404 “Trong năm năm lại gặp nhau đó mà.

Truyện Kiều 2451-2500 (tác phẩm có 3254 hàng)  - Nguyễn Du - Thơ

21/08/2013 22:15
Lượt xem 11569
2451 Có quan tổng đốc trọng thần,
2452 Là Hồ Tôn Hiến, kinh luân gồm tài.
2453 Đẩy xe vâng chỉ đặc sai,
2454 Tiện nghi bát tiễu, việc ngoài đổng nhung.

Truyện Kiều 2701-2750 (tác phẩm có 3254 hàng)  - Nguyễn Du - Thơ

21/08/2013 21:28
Lượt xem 11150
2701 Một lòng chẳng quảng mấy công,
2702 Khéo thay gặp gỡ cũng trong chuyển vần!
2703 Kiều từ gieo xuống duềnh ngân,
2704 Nước xuôi bỗng đã trôi dần tận nơi.

Truyện Kiều 2751-2800 (tác phẩm có 3254 hàng)  - Nguyễn Du - Thơ

21/08/2013 21:23
Lượt xem 12104
2751 Cuối tường gai góc mọc đầy,
2752 Đi về này những lối này năm xưa!
2753 Chung quanh lặng ngắt như tờ,
2754 Nỗi niềm tâm sự bây giờ hỏi ai?

Truyện Kiều 2801-2850 (tác phẩm có 3254 hàng)  - Nguyễn Du - Thơ

21/08/2013 21:20
Lượt xem 11803
2801 “Bây giờ ván đã đóng thuyền,
2802 “Đã đành phận bạc, khôn đền tình chung.
2803 “Quá thương chút nghĩa đèo bòng.
2804 “Nghìn vàng thân ấy, dễ hòng bỏ sao?”

Truyện Kiều 2851-2900 (tác phẩm có 3254 hàng)  - Nguyễn Du - Thơ

21/08/2013 21:19
Lượt xem 7265
2851 Bẻ bai, rủ rỉ tiếng tơ,
2852 Trầm bay nhạt khói, gió đưa lay rèm
2853 Dường như bên nóc, trước thềm,
2854 Tiếng Kiều đồng vọng, bóng xiêm mơ màng.

Truyện Kiều 2901-2950 (tác phẩm có 3254 hàng)  - Nguyễn Du - Thơ

21/08/2013 21:18
Lượt xem 12236
2901 “Thoắt buôn về, thoắt bán đi,
2902 “Mây trôi, bèo nổi, thiếu gì là nơi!
2903 “Bỗng đâu lại gặp một người,
2904 “Hơn đời trí dũng, nghiêng trời uy linh.

Hiển thị 1681 - 1690 tin trong 2156 kết quả