Thơ

Lâm Thị Mỹ Dạ (1949 -...) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn  - Thơ

27/12/2014 14:11
Lượt xem 19124

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Lâm Thị Mỹ Dạ (sinh ngày 18 tháng 9 năm 1949), là một nhà thơ nữ Việt nam, Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.

Tiểu sử

Lâm Thị Mỹ Dạ sinh tại quê: huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Bà làm việc tại Ty văn hóa Quảng Bình, năm 1978 đến 1983 học Trường viết văn Nguyễn Du. Sau đó bà làm phóng viên, biên tập viên tạp chí Sông Hương (của Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Thừa Thiên - Huế). Lâm Thị Mỹ Dạ là ủy viên Ban chấp hành Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên - Huế, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa III, ủy viên Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam khóa V. Hiện bà đang sống tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Chồng bà, Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng là một nhà văn, nhà thơ có tiếng ở Việt nam.

Tác phẩm chính

  • Trái tim sinh nở (thơ, 1974)
  • Bài thơ không năm tháng (thơ, 1983)
  • Danh ca của đất (truyện thiếu nhi, 1984)
  • Nai con và dòng suối (truyện thiếu nhi, 1987)
  • Phần thưởng muôn đời (truyện thiếu nhi, 1987)
  • Hái tuổi em đầy tay (thơ, 1989)
  • Mẹ và con (thơ, 1994)
  • Đề tặng một giấc mơ (thơ, 1998)
  • Hồn đầy hoa cúc dại (thơ, 2007)

Một tập thơ gồm 56 bài do bà tự tuyển chọn trong những tập thơ đã xuất bản của mình được Nhà xuất bản Curbstone[1] dịch sang tiếng Anh và phát hành năm 2005.

Thành tựu nghệ thuật

Nhà thơ, nhà nghiên cứu văn học Hồ Thế Hà đã viết: "Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ giàu ý tứ. Tứ thơ bao giờ cũng là bất ngờ. Hình như không tạo được tứ lạ thì bài thơ vẫn còn trong dự tưởng.". Nhà thơ Ngô Văn Phú cũng nhận định: "Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ hay ở những chỗ bất thần, ngơ ngác và những rung cảm đầy nữ tính." [2]. Những bài thơ Truyện cổ nước mình, Khoảng trời - hố bom của bà được giảng dạy trong chương trình tiếng Việt, văn học phổ thông của Việt nam.

Thông tin thêm

Cha Lâm Thị Mỹ Dạ, ông Lâm Thanh đã từng tham gia Việt Minh và đến năm 1949 vào Sài Gòn sinh sống, năm 1954, ông định đưa cả gia đình vào đây nhưng vợ ông, bà Lý Thị Đấu không thể mang Lâm Thị Mỹ Dạ đi theo được vì phải chăm sóc mẹ già và em gái. Mặc dù sau khi đất nước thống nhất ông đã được nhận bằng khen của Thủ tướng chính phủ vì đã có công với cách mạng trong thời gian sinh sống ở Sài gòn nhưng trong suốt thời gian trước đó, ở quê ông bị cho là "theo địch vào Nam". Mẹ Lâm Thị Mỹ Dạ đã từng học tiểu học bằng tiếng Pháp, thời còn trẻ đã từng bán hàng cho các đồn lính Pháp nên khi cải cách ruộng đất bà bị quy là do "địch cài lại" và bị đấu tố. Cộng thêm với việc ông nội là đại địa chủ nên trong những năm tuổi thơ, Lâm Thị Mỹ Dạ sống trong nghi kỵ, xa lánh của bạn bè, người quen. Mặc dù đã học xong cấp III nhưng bà không được học tiếp bậc cao hơn do vấn đề lý lịch [3]

chú thích

Các tác phẩm khác

Ai đưa em về  - Thuận Hữu - Thơ

20/12/2014 19:42
Lượt xem 30872
Đêm đã khuya
Phố xá chìm trong mưa
Chắc vũ trường đã vãn
Ai đưa em về không?

Ánh mắt  - Thuận Hữu - Thơ

20/12/2014 19:42
Lượt xem 21225
Buổi chia tay giữa bao cặp mắt nhìn
Anh vẫn day dứt lòng vì thiếu đôi mắt ấy
Đôi mắt giấu lửa mặt trời trong đấy
Hàng mi chớp mỗi lần là sóng dậy, triều lên...

Ảo mộng  - Thuận Hữu - Thơ

20/12/2014 19:41
Lượt xem 26170
Cơn ảo mộng mà ta có em
Đã qua rồi và em cũng mất
Mới đây thôi, em bằng xương bằng thịt
Mà bây giờ, em bỗng hóa hư vô

Bạn cũ  - Thuận Hữu - Thơ

20/12/2014 19:40
Lượt xem 37623
Bạn nhìn tôi như mới gặp lần đầu
Bỗng nhiên tôi như người từ hành tinh khác xuống
Bạn chìa tay ra, miễn cưỡng
Bàn tay trơn tuột đến bàng hoàng...

Biển trong anh  - Thuận Hữu - Thơ

20/12/2014 19:40
Lượt xem 20616
Xa quê mang theo biển trong lòng
Biển thẳm sâu. Biển ồn ào sóng vỗ
Tít chân trời buồm nghiêng trong nỗi nhớ
Biển mang mang xanh một sắc không cùng

Chẳng một lần sau ...  - Thuận Hữu - Thơ

20/12/2014 19:39
Lượt xem 27736
Lời từ: "Chẳng bao giờ hiểu được nhau
Bởi không có lần sau nữa rồi
Chẳng vì em chẳng vì tôi
Chúng ta đừng nói những lời trách nhau

Chào tuổi học trò  - Thuận Hữu - Thơ

20/12/2014 19:38
Lượt xem 13779
Thôi chào tuổi sinh viên, thôi tạm biệt mái trường
Anh đã ra đi không có quyền trở lại
Bằng lăng ơi, tím chi mà tím mãi
Mùa hoa buồn ở lại nhé, tôi đi...

Chiều thứ bảy  - Thuận Hữu - Thơ

20/12/2014 19:38
Lượt xem 24174
Chiều thứ bảy - về đâu - chiều thứ bảy
Ta không có hẹn hò, ta chờ đợi vẩn vơ
Đường nhộn nhịp người đi, đường tấp nập hẹn hò
Ta một mình ta đứng ngoài tấp nập ấy

Chờ không hẹn  - Thuận Hữu - Thơ

20/12/2014 19:37
Lượt xem 34297
Có hẹn gì đâu mà anh vẫn cứ chờ
Một dáng em qua...
Chiều bỗng dài vời vợi
Không hẹn gì đâu mà anh vẫn đợi

Chuyện ở Trường Sa  - Thuận Hữu - Thơ

20/12/2014 19:36
Lượt xem 10436
Hôm ấy, chúng tôi ai cũng cảm thấy buồn
Mất tấm ảnh vẫn treo giữa góc nhà tiểu đội
Tấm ảnh cắt ra từ trang họa báo
Cô gái mặc áo dài đứng hát say sưa

Hiển thị 271 - 280 tin trong 2178 kết quả